Sử dụng kho lạnh nông sản để bảo quản là một phương pháp quan trọng để duy trì chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng bên trong và gia tăng thời gian bảo quản của các sản phẩm nông sản.

Lợi ích của bảo quản lạnh nông sản

  • Duy trì độ tươi ngon, màu sắc và hương vị tự nhiên của sản phẩm, giúp nông sản giữ nguyên giá trị dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Bảo quản nông sản trong kho lạnh kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm, giảm thiểu hư hỏng và lãng phí. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc duy trì nguồn cung ổn định cho thị trường và giảm thiểu tổn thất kinh tế cho nông dân và nhà sản xuất.
  • Kiểm soát tốt nhiệt độ và độ ẩm, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và côn trùng, giảm thiểu tình trạng hư hỏng và lãng phí nông sản, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  • Kho lạnh bảo quản nông sản tạo ra môi trường không thuận lợi cho vi sinh vật gây hại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Giúp nông sản đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và tăng cường niềm tin của người tiêu dùng.
  • Duy trì chất lượng nông sản trong suốt quá trình vận chuyển và phân phối, đặc biệt là đối với xuất khẩu. Giúp nông sản đến tay người tiêu dùng ở trạng thái tốt nhất, nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu.
  • Giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình lưu trữ và vận hành, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. 

Chi phí đầu tư

Để làm kho lạnh nông sản, chủ đầu tư cần phải tính hết các khoản mặt bằng, thiết kế, vật tư xây dựng, máy móc…. Sơ bộ có thể liệt kê chi phí làm kho lạnh gồm các khoản sau:

– Chi phí thiết kế

– Vật tư xây dựng kho lạnh là phần vỏ cách nhiệt với bên ngoài, bao gồm:

  • Vỏ kho: Gồm vách ngoài và trần được làm từ các tấm panel EPS (dùng cho kho mát) hoặc PU (dùng cho kho đông). Ngoài ra, bao bọc bên ngoài còn có thêm inox, tôn sơn tĩnh điện.
  • Cửa kho: Gồm phần xốp cách nhiệt polyester PU, mặt ngoài được bọc bằng inox 304.

– Hệ thống làm lạnh, bao gồm:

  • Máy nén: dùng để nén môi chất lạnh, hạ nhiệt độ xuống mức âm.
  • Dàn lạnh: gồm hệ thống ống đồng, gas lạnh…
  • Tủ điều khiển: để điều chỉnh nhiệt độ và chế độ vận hành kho lạnh

– Chi phí vận chuyển vật tư, máy móc, chi phí nhân công lắp đặt.

– Chi phí bảo trì, bảo dưỡng kho lạnh

Cách lắp đặt 

Bước 1: Khảo sát mặt bằng

  • Đo kích thước thực tế mặt bằng dùng để thi công. Và quan sát phần nền thực tế để đánh giá mức độ bằng phẳng của mặt nền.
  • Ngoài ra, khảo sát các vị trí đặt hệ thống dàn nóng xem có đủ điều kiện, diện tích để thiết kế hệ thống mái che hay không.
  • Lên phương án thiết kế, lựa chọn giải pháp lắp đặt kho lạnh bảo quản tối ưu nhất

Bước 2: Thi công – lắp đặt

Lắp phần vỏ kho lạnh:

    • Vỏ kho Panel sẽ được đơn vị thi công sản xuất đúng với kích thước đã khảo sát và có độ chính xác cao.
    • Vỏ Panel sẽ được bo góc bằng tole, nhôm, hoặc inox tùy vào từng kho. Các góc cạnh liên kết giữa những tấm panel được bôi silicon hoặc foam xốp chống tổn thất nhiệt.

Lắp đặt cửa ra vào:

    • Cửa ra vào sẽ được sản xuất đồng bộ theo kích thước tiêu chuẩn có sẵn. Chất liệu cửa thường là inox, tole sơn tĩnh điện tùy vào giá thành hay cấu hình của mỗi kho.
    • Cửa được lắp ở 1 trong 4 vị trí của kho lạnh. Mỗi kho lạnh có thể có nhiều hơn 1 cửa.

Lắp đặt hệ thống máy lạnh: Việc lắp hệ thống máy lạnh được thực hiện sau khi hoàn tất việc lắp vỏ panel.

Lắp đặt dàn lạnh: Dàn lạnh lắp bên trong kho lạnh ở vị trí có đường ống đồng, dây điện ngắn nhất và tránh lắp dàn lạnh thổi ra hướng cửa kho lạnh.

Lắp đặt hệ thống dàn nóng: Dàn nóng sẽ được thiết kế làm sao để quá trình giải nhiệt đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn.

Lắp đặt hệ thống điện: Sau khi kết nối xong dàn nóng, dàn lạnh thì hệ thống điện sẽ được kết nối vào tủ điều khiển trung tâm.

Bước 3: Kiểm tra vận hành và chạy thử

Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, chúng ta tiến hành kiểm tra các đầu mối nối tấm, dặm vít tại các góc cạnh và tiến hành chạy thử đưa vào sử dụng,

Cách bảo quản nông sản trong kho lạnh

Bảo quản lạnh nông sản được diễn ra hai giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn 1 – Khi mới cho nông sản vào kho lạnh: Độ ẩm khoảng 70%, nhiệt độ 18-20 độ C, oxy thấp và điều kiện ánh sáng thấp trong vòng 10 – 14 ngày.
  • Giai đoạn 2 – Sau khi giai đoạn 1 kết thúc: Duy trì nhiệt độ từ 2 – 4 độ C, độ ẩm 90 – 95% trong hầu hết thời gian bảo quản lạnh còn lại.

Quy trình bảo quản lạnh nông sản chi tiết:

Thu hoạch → Sơ chế (lựa chọn và loại bỏ nông sản xấu/có sâu bệnh, làm sạch, loại bỏ tạp chất) → Đóng gói (vào bao bố, bao dứa thưa, bao gai, bao đay,… đảm bảo thông thoáng và không ảnh hưởng quá trình hô hấp của nông sản) → Đưa vào kho lạnh → Sắp xếp nông sản trong kho lạnh (xếp thành từng hàng, sao cho luống không khí và độ ẩm lưu thông tốt) → Điều chỉnh nhiệt độ trong kho theo giai đoạn.

Lưu ý:

  • Nhiệt độ kho lạnh phụ thuộc vào từng loại nông sản và thời gian bảo quản của chúng. Thông thường, nhiệt độ bảo quản nằm trong khoảng -2℃ > 5℃. Ví dụ, kho lạnh sử dụng bảo quản rau quả như là súp lơ, carot, khoai tây… thường bảo quản trong khoảng 2 đến 3 tuần thì nên chọn nhiệt độ bảo quản là 2oC. Đối với một số rau quả nhiệt đới cần bảo quản ở nhiệt độ cao hơn (chuối > 10℃, chanh > 4℃).
  • Độ ẩm của không khí trong kho lạnh nông sản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nông sản. Vì vậy, tùy từng loại thực phẩm, nông sản mà ta chọn độ ẩm của không khí cho thích hợp.
  • Các loại nông sản nên được lưu trữ ở độ ẩm từ 90 – 95%. Kết hợp với dải nhiệt độ nói trên sẽ làm giảm khả năng hoạt động của các loại nấm, vi khuẩn, hạn chế tình trạng hô hấp, mọc mầm, …
  • Trong thời gian bảo quản nông sản, chúng ta cũng cần kiểm tra, theo dõi định kỳ để phát hiện sớm và có giải pháp khắc phục hiện tượng hư hỏng, nảy mầm để không làm giảm chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.
  • Hạn chế ánh sáng chiếu vào bởi vì ánh sáng chứa tia UV làm phá hủy chất béo, vitamin; ánh sáng làm nhạt màu nông sản; ánh sáng kích thích hoạt động của côn trùng; ánh sáng kích thích sự mở tế bào khí khổng nên tăng cường sự thoát hơi nước nên có thể gây héo nông sản.

Gia Duc Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi