Nông sản trong bảo quản có một số biến đổi vật lý làm giảm chất lượng và khối lượng rau quả (bay hơi nước, giảm khối lượng tự nhiên,…). Quá trình mất nước gây rối loạn sinh lý, giảm khả năng kháng khuẩn, làm cho rau quả nhanh bị hư hỏng.
Mục lục
Hạt và một số sản phẩm nông nghiệp như rau quả, trong quá trình bảo quản vẫn xảy ra quá trình hô hấp. Chỉ khi nào lương thực bị chết (rang, nấu) thì mới ngừng sự hô hấp.
Quá trình hô hấp chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm và độ thông thoáng của đống hạt,…
Ở nhiệt độ < 8 độ C, hô hấp yếu. Khi tăng nhiệt độ, hô hấp tăng dần và khi tới quá 45 độ C hô hấp lại giảm nhanh chãng. Ở độ ẩm 10%, hạt không hô hấp, hoạt động sống ngừng. Ở độ ẩm 14% hô hấp của hạt yếu, tiêu hao dinh dưỡng và tỏa nhiệt kẩm. Độ ẩm 15 – 16% ứng với lượng ẩm thích hợp của hô hấp, hạt hô hấp gấp 10 lần ở hạt có độ ẩm 14% ở độ ẩm 20%, hao hụt tới 100 lần so với hạt ở độ ẩm 14%.
Cường độ hô hấp của hạt là chỉ số có cường độ hoạt động sống của hạt. Chỉ số cường độ hô hấp chung biểu thị hoạt động sống của hạt và biểu thị mức độ hoạt động của vi sinh vật trong khối hạt. Người ta định nghĩa, cường độ hô hấp là khả năng hô hấp của một khối sản phẩm nhất định trong một đơn vị thời gian.
Lượng oxy tiêu thụ hoặc CO2 nhả ra càng lớn thì cường độ hô hấp càng mạnh.Chỉ số cường độ hô hấp phô thuộc vào nhiều yếu tố: tình trạng cấu tạo từng phần của khối hạt, độ chín, độ ẩm, nhiệt độ, điều kiện và thời gian bảo quản,…
Cường độ hô hấp được xác định theo ba hướng:
Đồ thị dưới cho ta biết ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến cường độ hô hấp của bắp (1), lõi (2) và hạt ngô (3) trong khi bảo quản.
Quá trình hô hấp đối với nông sản khi bảo quản gây ra một số tác hại:
Nông sản sau khi thu hoạch vẫn tiếp tục chín sinh lý và sinh hoá, tiếp tục hoàn thành việc trao đổi hoàn chỉnh các chất dinh dưỡng trong hạt. Nhiệt độ dương ảnh hưởng lớn đến vỏ hạt và độ nảy mầm của hạt. Độ nảy mầm thấp là do độ chín và độ thấm hơi nước, oxy của vỏ hạt không tốt. Trong khi chín hạt thóc đẩy quá trình tổng hợp polysaccarit, chất béo, protit; còn hoạt động của men trong các phần catalaza và tirolaza bị yếu đi. lượng chất béo của hạt tăng, chỉ số axit giảm xuống.
Việc tổng hợp protit hoàn thành bằng cách sử dụng đạm không protit để tổng hợp protit và tăng chất lượng hạt. Các loại rau ăn lá, ăn củ, rô không cần giai đoạn chín sau. Các loại hạt chín sau dài cho tỷ lệ nảy mầm thấp và s độ C nảy mầm không đều. Giai đoạn chín sau ngắn rất dễ bị nảy mầm ngay ngoài đồng hoặc trong kho khi độ ẩm cao.
Hạt nông sản còn sống nhưng không nảy mầm gọi là hạt nghỉ.
Nguyên nhân hạt nghỉ là do: phôi của hạt chưa chín hoặc tổ chức của phôi phân hóa chưa hoàn thành, hạt chưa hoàn thành giai đoạn chín sau, ảnh hưởng trạng thái và hạt (không thấm nước, không hút khí,…).
Đối với những hạt giống, trong thời gian bảo quản, cần kéo dài thời gian nghỉ bằng cách ức chế sự hình thành tế bào mầm củ.
Yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn tới sự nảy mầm của hạt. Ví dụ, nếu môi trường xung quanh ẩm ướt, ngô sẽ hút nước, kết hợp với nhiệt độ thích hợp, lượng oxy hút vào, sẽ làm cho hạt nảy mầm.
Nước là môi trường cần thiết cho các loại men hoạt động. Nhiệt độ 20 – 35 độ C là nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm. Nếu để hạt nảy mầm thì sẽ xảy ra quá trình biến đổi phức tạp và làm giảm giá trị dinh dưỡng của hạt. Dưới tác động của men, tinh bột sẽ biến thành đường; chất đạm, chất béo bị phân huỷ thành những chất đơn giản dễ hoà tan để nuôi mầm.
Biện pháp đề phòng hạt mọc mầm trong khi bảo quản là phải kiểm soát các yếu tố như nhiệt độ, oxi và độ ẩm. Việc khống chế nhiệt độ và ôxi do cấu trúc của kho tàng. Khống chế độ ẩm do việc bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng nông sản khi nhập kho.
Khi phát hiện trong kho hạt có hiện tượng nảy mầm, cần phải phơi, sấy ngay, mầm non sẽ bị quắt đi do men ở bên trong bị tiêu diệt, hạn chế được một phần thiệt hại. Phải duy trì độ ẩm của hạt thấp hơn độ ẩm cần thiết để hạt nảy mầm, nghĩa là đảm bảo độ ẩm an toàn trước khi nhập kho. Đối với hạt có dầu cần duy trì độ ẩm < 8 – 9%, hạt chứa nhiều gluxit độ ẩm < 13,5%.
Một trong những quá trình gây nguy hiểm cho khối hạt, là quá trình bốc nóng.
Nguyên nhân:
Do hoạt động hô hấp của nông sản. Khả năng dẫn nhiệt của sản phẩm kẩm, do đó nhiệt tích tụ dần không thoát ra ngoài kịp làm tăng nhiệt độ của khối lương thực. Hoạt động sinh hoá của khối hạt càng mạnh, gây tổn thất các chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Như vậy, nguồn nhiệt do chính nông sản và hô hấp của vi sinh vật là nguồn chủ yếu làm nhiệt độ khối hạt và độ ẩm của nó tăng liên tục.
Khả năng cách ẩm và cách nhiệt của kho, mức độ thoáng cũng ảnh hưởng tới quá trình bốc nóng. Nước ta vùng khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, mưa nhiều nên dễ ảnh hưởng tới nông sản bảo quản. Nhiệt độ thay đổi chậm, khi thời tiết thay đổi đột ngột dễ gây tích tụ nước trên bề mặt đống sàn, ven tường hoặc sát sàn. Quá trình tự bốc nóng còn phụ thuộc vào điều kiện bảo quản trong đã yếu tố chiều cao đống hạt có ảnh hưởng tương đối rõ. Độ ẩm khối hạt càng cao thì chiều cao đống hạt cần phải thấp.
Dấu hiệu
Khi bốc nóng thì nhiệt độ tăng nhanh và xuất hiện mùi lạ. Mùi nặng dần thành mùi hôi dầu và sau thành mùi ẩm thối mốc. Đối với khối hạt có nhiều hạt xanh, lép, hạt nảy mầm, hạt không hoàn thiện,… hô hấp của chóng mạnh hơn hạt bình thường. Việc bảo quản ở tình trạng quá ẩm hoặc sau đã bị ẩm cũng gây ra quá trình bốc nóng.
Phân loại
1 – Bốc nóng lớp trên, 2 – Bốc nóng ổ, 3 – Bốc nóng lớp dưới, 4 – Bốc nóng giáp tường
Giải pháp
Phương pháp chủ yếu để ngăn ngừa bốc nóng là hạ thấp độ ẩm của hạt, ngăn ngừa hoạt động của vi sinh vật, làm sạch sản phẩm, chế độ chăm sóc khối hạt.
Quá trình bảo quản độ axit của bột và gạo luôn tăng, bảo quản càng lâu độ axit càng cao. Độ axit tính theo lượng mililit dung dịch NaOH hoặc KOH – 0,1N để trung hòa 100g chất khô. Người ta dùng độ axit để xác định độ tươi của bột và gạo.
Nhờ men và vi sinh vật phân huỷ protein thành axit amin và các sản phẩm trung gian, gluxit thành các axit hữu cơ,…
Độ ẩm và nhiệt độ càng cao thì quá trình phân huỷ các chất nhanh, làm độ axit của bột và gạo tăng nhanh. Bảo quản sản phẩm chế biến (bột, gạo) khó hơn bảo quản nguyên liệu (hạt nguyên). Độ ẩm của bột thích hợp cho bảo quản khoảng 13 – 14%. Ở nhiệt độ lớn hơn 20 độ C, độ axit tăng rất nhanh. Độ bền bảo quản của gạo phụ thuộc vào chất lượng thóc, phương pháp chế biến và điều kiện bảo quản (độ ẩm, nhiệt độ,…).