Ngô là một loại cây trồng quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong đời sống và sản xuất nông nghiệp. Việc bảo quản hạt giống ngô đúng cách để giữ được chất lượng và tỷ lệ nảy mầm cao là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

Cách bảo quản hạt giống ngô

Làm sạch và phơi khô

  • Sau khi thu hoạch, cần loại bỏ tạp chất, lá, cành và các hạt lép, hỏng khỏi hạt giống ngô.
  • Phơi hạt giống ngô dưới ánh nắng nhẹ hoặc sử dụng máy sấy ở nhiệt độ thấp cho đến khi hạt giống khô hoàn toàn.

Lưu ý:

  • Không nên phơi hạt giống ngô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời gay gắt vì có thể làm nứt hạt, ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm.
  • Nên phơi hạt giống ngô trên giàn hoặc mẹt để đảm bảo thông gió tốt.

Làm sạch và phơi khô

Bảo quản trong kho thường

Hạt giống ngô không được bảo quản kín. Bắp giống khi bảo quản phải đảm bảo ngoài việc chống ẩm, chống nấm mốc, sâu mọt, còn phải đảm bảo độ nẩy mầm cao, do đó kho phải thường xuyên thoáng mát và khô ráo. Nếu hạt giống bảo quản  trạng thái hạt rời thì nên trộn lẫn với lá xoan đã phơi khô để chống sâu mọt.

Khử trùng kho và dụng cụ trong kho trước khi đưa hạt giống vào bảo quản từ 7 đến 10 ngày theo QCVN 01-19:2010/BNNPTNT.

Xếp bao hạt giống trong kho, các bao hạt giống được xếp theo từng lô giống, đặt trên kệ, cách tường tối thiểu 0,5 m, cách mặt trần tối thiểu 1 m, lối đi ở giữa các lô tối thiểu 0,7 m. Cách xếp lô giống phải đảm bảo đi lại dễ dàng để lấy mẫu kiểm tra chất lượng lô giống và thuận lợi cho việc xử lý các tình huống xảy ra sự cố.

Lưu ý:

  • Hạt giống đựng trong bao không thấm nước và có thời gian bảo quản trên 6 tháng thì tiến hành đảo kho.
  • Cứ 6 tháng phải đảo các bao hạt giống trong kho một lần. Khi đảo kho bốc 30% lượng hạt giống ra khỏi kho, quét dọn sạch sau đó chuyển từ kệ bên cạnh sang; làm lần lượt, cuối cùng bốc 30 % lượng hạt giống ngoài kho vào trong kho.
  • Đảm bảo hạt giống được đảo đều, giống để trên khi đảo phải xếp xuống phía dưới, giống để dưới khi đảo phải xếp lên phía trên.

Độ ẩm thích hợp để bảo quản ngô được lâu, chất lượng

Bảo quản trong kho lạnh

Các bao hạt giống được xếp thành từng lô giống, đặt trên kệ, đảm bảo đi lại dễ dàng trong việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng và thuận lợi cho việc xử lý các tình huống khi có sự cố xảy ra. Tạo các giếng và rãnh thông thoáng trong khi xếp các bao hạt giống trong kho.

Kho mát bảo quản hạt giống ngô yêu cầu duy trì nhiệt độ tối đa 22 độ C, ẩm độ tương đối nhỏ hơn 65%.

Cách bảo quản ngô để tiêu thụ

Bảo quản cả bắp

Sau khi được làm khô, ngô bắp được bảo quản kín trong 2 lớp bao buộc chặt miệng, lớp trong là bao nhựa, lớp ngoài là bao đay hoặc bao tơ dứa.

Xếp các bao ngô ở nơi khô ráo, thoáng đãng không bị ẩm mốc, có kê sàn giá đỡ cao cách mặt đất trên 100 cm và cách bờ tường vách trên 30 cm. Nếu nơi bảo quản ngô đã có khả năng phòng chống chuột thì có thể bảo quản ngô trên sàn có lót lớp trấu khô sạch dày trên 20 cm và có phủ phên, cót.

Lưu ý:

  • Phải thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố. Khi kiểm tra phải tẽ thử và quan tâm xem xét tình trạng phôi ngô.
  • Khi phôi ngô có hiện tượng biến màu, biến dạng, xuất hiện sâu mọt, khối ngô bị mốc nóng phải tiến hành tẽ ngô, làm khô, làm sạch, phân loại, xử lý sâu mọt rồi mới bảo quản tiếp.

 Bảo Quản Ngô

Bảo quản hạt để rời

Theo kinh nghiệm của ngành lương thực thì bảo quản kín là tốt nhất, ở trong kho người ta làm những bức tường bằng trấu dày 20 cm bao phủ lây khối hạt. Trước khi đổ hạt, lót một lớp trấu dày như trên rồi trải thêm một lớp vôi dày khoảng 3 – 5 cm xong lót một lớp cót và đổ hạt lên trên, sau khi đổ đầy hạt, san phẳng lớp mặt, giải cót lên và lại tiếp tục để một lớp vôi xong lại đổ lớp trấu dày lên trên úp kín lấy bề mặt khối hạt. 

Trong điều kiện gia đình với số lượng ít có thể dùng cót quây thành vựa làm 2 lớp, lớp nọ cách lớp kia 20 cm ở giữa trải trấu khô, to cánh và sạch, đáy vựa cũng phải trải lớp trấu dày tới 20 cm rồi trải cót hoặc bao tải sạch dổ đầy hạt vào bảo quản.

Ngoài ra, còn có thể bảo quản bắp bằng bao tải : thuận tiện cho việc vận chuyển, không tốn nguyên vật liệu chứa đựng. Bao tải phải được xếp theo khối hẹp, chạy dài, chiều rộng 3 – 4 bao, chiều cao không quá 10 bao, giữa các khôi có lối đi để kiểm tra dễ dàng. 

Lưu ý:

  • Trước khi nhập kho phải phơi khô hạt thật giòn, loại tạp chất, và loại hạt bị sâu, mọt.
  • Kho phải được vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc sát trùng, trấu lót kho phải thật khô và chọn loại trấu to bản trộn với thuốc.
  • Khi hạt đã chớm phát sinh sâu hại thì nhất thiết phải xử lý kịp thời băng cách phơi nắng hoặc hun thuốc hóa học.

Ngô tươi dùng cho chăn nuôi

Khi thu hoạch ngô gặp thời tiết mưa ẩm liên tục không có điều kiện phơi nắng kịp thời, ngoài biện pháp sấy hoặc bảo quản ngô bắp tạm thời nêu trên có thể bảo quản kín ngô hạt tươi dùng cho chăn nuôi.

Sau khi tẽ, ngô hạt tươi được chứa trong các túi kín, không có lỗ thùng (dù nhỏ) và buộc thật kín miệng túi khi đã cho ngô vào túi. Túi càng dày càng tốt. Nếu túi mỏng có thể lồng 2-3 túi vào nhau.

Trong túi kín, hạt ngô tươi có cường độ hô hấp cao, tạo nhiều khí CO2 có tác dụng ức chế men mốc gây thối hỏng và sâu mọt. Cần phải giữ túi không thủng rách.

Nếu cần, nên phân chia lượng ngô thành các túi phù hợp với nhu cầu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi hàng ngày.

Ngô hạt tươi có thể bảo quản kín trong 20 ngày không thối hỏng. Cho gia súc ăn, ngô hạt tươi bảo quản kín có mùi lên men nhẹ nhưng không suy giảm giá trị dinh dưỡng và sức ăn của vật nuôi. Khi có điều kiện thuận lợi, tiến hành làm khô để bảo quản ngô lâu dài.

Gia Duc Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi