Bảo quản lạc, đậu, đỗ là rất quan trọng để duy trì chất lượng và giá trị dinh dưỡng của chúng. Dưới đây là một số phương pháp bảo quản hiệu quả cho các loại hạt này.

Cách bảo quản lạc, đỗ, đậu

Căn cứ vào những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản đậu, đỗ, lạc, người ta đưa ra 3 chế độ bảo quản chính: Bảo quản khô, bảo quản lạnh và bảo quản kín.

Bảo quản lạnh

Sử dụng kho mát

  • Đảm bảo kho mát kín, cách nhiệt tốt, nhiệt độ ổn định từ 18- 20oC, cao ráo, không bị dột, chống chuột, côn trùng và nhỏ giọt (tránh khi mất điện đột xuất).
  • Các bao giống phải xếp theo hàng, lô cấp hạt giống, thuận tiện cho kiểm tra, xử lý khi xảy ra yếu tố bất thuận.
  • Khoảng cách giữa các bao hạt giống với tường xây, mặt sàn kho là 20-25 cm.
  • Thời gian bảo quản lạc đậu đỗ đảm bảo chất lượng trong 9 tháng nếu độ ẩm hạt đưa vào bảo quản <10% và 6 tháng (hạt chứa bao tráng nilon) và 5 tháng (hạt chứa trong bao dứa) hoặc với độ ẩm hạt < 12%.

Dùng kho lạnh

Sử dụng kho lạnh bảo quản nông sản là phương pháp này có thể giữ giống được 10-12 tháng tùy theo giống. 

Bảo quản khô

Phơi nắng

Để phơi đậu đỗ, lạc sân phơi phải khô, sạch và phải phơi nóng sân đạt nhiệt độ trên 20 – 25°C mới bắt đầu tiến hành phơi hạt. Tuy vậy, khi nắng to, nhiệt độ sân phơi quá cao thì phải gom hạt vào bóng mát để tránh chảy dầu, sẫm màu và tróc vỏ.

Phơi nắng không chỉ làm khô hạt mà còn có tác dụng phòng trừ sâu mọt.

Sấy khô

Có thể sử dụng các thiết bị sấy SH-200, SH-600, SH-1000 của Viện Công nghệ sau thu hoạch. Công suất từ 200 – 250kg một mẻ, sử dụng nhiệt từ bếp than tổ ong, bếp củi hoặc bếp trấu.

Hạt được làm khô bởi không khí nóng (38-39°C). Quạt điện đẩy khí nóng từ lò than xuyên qua khối hạt giống. Hạt được sấy đến khi độ thủy phần đạt 10-12%. Thời gian sấy phụ thuộc vào công suất của máy sấy, khối lượng hạt, độ ẩm hạt và điều kiện thời tiết. Thông thường, thời gian sấy hạt khoảng 8-10 giờ liên tục ở nhiệt độ sấy từ 38-39oC với khối lượng 6-7 tấn hạt và độ ẩm hạt ban đầu 18-20%.

Lót tro dưới đáy

Trong tro có các chất kiềm như Ca, Mg, K có khả năng hút ẩm, sát khuẩn nên bạn có thể dùng nó để bảo quản các loại đậu. Bạn chỉ cần rải tro ở dưới đáy dụng cụ bảo quản và phủ lên lớp giấy rồi mới cho đậu, hạt vào, đậy kín nắp.

Kết hợp lá xoan, lá bình bát tươi và tro

Ngoài việc dùng tro riêng lẻ thì bạn có thể kết hợp với lá xoan, lá bình bát để quá trình hút ẩm, khử trùng hiệu quả hơn. Trước tiên, bạn rải 1 lớp tro dưới đáy dụng cụ sau đó đắp lên 1 lớp lá xoan hoặc lá bình bát, rồi cho đậu, hạt vào và đậy nắp kín lại, đặt nơi khô ráo.

Bảo quản các loại đậu bằng cách kết hợp lá xoan tươi và tro

Bảo quản kín

Đựng trong chum vại: Với khối lượng nhỏ có thể chứa trong chum, lọ sành, thùng có nắp kín, bên trên nên phủ lớp rơm khô rồi dùng giấy nilon buộc kín miệng chum lại. Nếu điều kiện cho phép, nên bảo quản lạc ở dạng quả (lạc củ).

Thu hái, sơ chế và bảo quản hạt Trôm

Đổ rời, hoặc đóng bao

  • Với quy mô lớn bảo quản trong nhà kho, nên cho hạt vào bao nilon hàn kín sau đó mới xếp vào kho. Thời gian bảo quản không nên kéo dài quá 12 tháng.
  • Không đổ đậu, đỗ, lạc trực tiếp xuống sàn kho, không để bao áp sát tường kho mà phải dùng trấu, vách ngăn, cót ngăn cách khôi hạt ra sàn và tường kho vì mùa gió nồm, nền và tường kho thường “chảy mồ hôi” làm ướt hạt.
  • Khi đóng bao, miệng bao phải xếp bằng nhau, gập mép miệng bao 2 lần, khâu chéo hình chữ X, các mũi khâu cách nhau 3 – 5cm.
  • Phải xếp bao hạt trên bục gỗ cách nền kho trên 20cm và cách tường 50cm, xếp bao đan ngang dọc kiều 3 hoặc 5 bao, quay miệng bao vào phía trong. Giữa các lô hàng có lối đi để kiểm tra, theo dõi, vận chuyển.
Phương pháp xếp bao trongkho
Phương pháp xếp bao trong
kho

Bảo quản trong thùng gỗ: Cho lậu, đậu, đỗ vào thùng gỗ đậy kín nắp để ngăn chặn tác động của môi trường và sự phá hoại của sinh vật, côn trùng. Thùng gỗ có sức chứa 1 – 2 tấn, thời hạn sử dụng 10 năm.

Bảo quản trong cót, lưới thép: Cót, lưới thép quây phú bạt, có sức chứa 0,5 -1 tấn, thời hạn sử dụng 1 năm.

  • Giữa 2 lớp phên, cót đổ trấu dày 10-20 cm
  • Đáy vựa trải 2 lớp phên, cót hay bao lải, giữa 2 lớp này đổ vôi cục dày 5-10cm và lớp trâu dày 10-20 cm
  • Đổ hạt vào vựa, san bằng mặt, phủ kín bằng phên cót hay bao tải, giữa 2 lớp này cũng để vôi và trấu như trên. 

Một số lưu ý

  • Trong quá trình bảo quản phải định kỳ (hàng tuần) thông gió, kiểm tra kho, kiểm tra tất cả các lô hàng, theo dõi những hiện tượng men mốc, bốc nóng, sâu mọt thường gặp, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố có khả năng gây tổn thất.
  • Kho bảo quản phải để nơi an toàn (không gần chát dễ cháy, không để ở nơi lũ lụt thường xuyên đe dọa, không gần ao hồ, sông, suối…)
  • Để bảo quản ngắn hạn, độ ẩm đậu đỗ phải dưới 14%, độ ẩm của lạc phải dưới 11%.
  • Để bảo quản năm, độ ẩm của đậu đỗ phải đạt dưới 12%, và của lạc phải dưới 10%.
  • Để bảo quản lâu dài, độ ẩm của đậu đỗ phải đạt dưới 10% và của lạc phải dưới 7,5%.
  • Nhiệt độ của hạt và nhiệt độ môi trường xung quanh (không khí) đều ảnh hưởng tới quá trình bảo quản hạt. Người ta phải làm nguội hạt trước khi đưa vào bảo quản, phải thông gió cho khô khi nhiệt độ trong kho quá cao.
  • Các tạp chất như vỏ quả, lá, cành cây, mảnh gỗ, bụi, đất cát sạn, sỏi, sâu mọt bọ sống, phân và xác sâu mọt bọ, mảnh hạt, hạt giập nát, hạt tróc vỏ, hạt non, hạt lép, hạt nảy mầm… ảnh hưởng xấu tới hiệu quả bảo quản. Do vậy, trước khi đưa vào bảo quản, hạt không phải được làm khổ mà còn phải được làm sạch, giảm tối đa tỷ lệ tạp chất.

Gia Duc Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi