Lịch sử ra đời và phát triển công nghệ sản xuất đá khô
Công nghệ sản xuất nước đá khô có lịch sử phát triển bắt đầu những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Lịch sử ra đời
Đá khô không được phát minh ra, các thuộc tính của carbon dioxide rắn(CO2 rắn) đã được phát hiện vào những năm đầu thế kỷ XX. Đá khô lần đầu tiên được sản xuất thương mại vào năm 1920 tại Hoa Kỳ. Một công ty thương mại đăng ký nhãn hiệu tên đá khô vào năm 1925. Và từ đó người ta gọi carbon dioxide ở thể rắn là đá khô.
Prest-Air Devices Company of Long Island là công ty đầu tiên sản xuất thành công đá khô tại New York vào năm 1925. Cũng trong năm đó, Schrafft đã sử dụng đá khô để giữ cho kem không tan chảy trong phòng khách của họ. Đá khô đã được sử dụng rộng rãi hơn để làm lạnh và đông lạnh thực phẩm từ giữa thế kỷ XX đến nay.
Các mốc quan trọng trong sự phát triển
Năm 1761 – 1764 giáo sư Black trong những lần thí nghiệm nhiệt – lạnh đã tìm ra lý thuyết về nhiệt ẩn đông đặc của pha lỏng sang pha rắn và ẩn nhiệt bốc hơi từ pha rắn sang pha hơi. Dựa vào lý thuyết này con người biết làm lạnh bằng cách cho chất lỏng bay hơi hoặc cho chất rắn hoá hơi (gọi là thăng hoa), quá trình bay hơi là quá trình thu nhiệt và vật bị bay hơi sẽ bị mất nhiệt lạnh đi (hay giảm nhiệt độ xuống).
Tiếp theo là một phát hiện quan trọng vào năm 1780 hai nhà khoa học Clouet và Monge lần đầu tiên hoá lỏng khí SO2. Từ năm 1781 Clouet bắt đầu nghiên cứu hiện tượng hóa lỏng chất khí một cách có hệ thống. Bắt đầu hình thành nên cơ sở lý thuyết khoa học hoá lỏng, hoá rắn của chất khí.
Vào những năm đầu thế kỷ thứ 19 ngành kỹ thuật phát triển một cách mạnh mẽ tạo tiền đề cho ngành công nghệ sản xuất đá khô phát triển sau này.
Năm 1823 Faraday bắt đầu công bố các công trình về hoá lỏng khí SO2, CO2, N2O, C2H2, NH3 và HCl…v.v, đến năm 1845 Ông đã hoá lỏng được hầu hết các loại khí nhưng vẫn bó tay trước các loại khí N2, O2, CH4, CO, NO và H2. Người ta cho rằng các loại khí này không thể hoá lỏng được, chỉ luôn luôn ở thể khí nên gọi là khí “vĩnh cửu – permenant”, lý do là vì Natleret nhà khoa học của Áo đã nén chúng tới một áp lực cực lớn 3600 atm mà vẫn không hóa lỏng được.
Mãi tới năm 1869, Andrew một nhà khoa học người Anh giải thích được điểm tới hạn của khí hoá lỏng và nhờ đó Cailletet (Pháp) hoá lỏng được khí O2 và N2, năm 1877 Devvar (Anh) hoá lỏng được khí H2.
Năm 1898 Linde (Đức) hoá lỏng O2 và N2 và tách bằng chưng cất, tiếp theo đó K.Onnes (Hà Lan) hoá lỏng được Heli. Và công nghệ sản xuất đá khô bắt đầu từ đây, nói chung công nghệ sản xuất đá khô được phát hiện khi các nhà khoa học đi tìm cách để chưng cất dầu mỏ.
Năm 1926, tập đoàn Nhiệt lạnh Danfoss đã thiết kế chế tạo thành công hệ thống sản xuất nước đá khô và được trưng bày ở hội chợ thương mại ở Munich (Đức).
Năm 1929, tập đoàn Carrier cũng đã thiết kế chế tạo thành công hệ thống này và chuyển giao công nghệ cho nhiều nước trên thế giới, cho đến nay nhiều nước trên thế giới đã thiết kế chế tạo được trong đó có cả Việt Nam.