Tự động hóa thiết bị ngưng tụ làm mát hỗn hợp
Thiết bị ngưng tụ làm mát kết hợp giữa nước và không khí tiêu biểu nhất là thiết bị ngưng tụ kiểu bay hơi và thiết bị ngưng tụ kiểu tưới.
Đối lưu cưỡng bức (kiểu bay hơi)
Thiết bị ngưng tụ làm mát hỗn hợp nước và không khí đối lưu cưỡng bức hay còn gọi là tháp ngưng tụ, để tự động hóa thiết bị ngưng tụ người ta cần quan tâm đến bơm nước tuần hoàn giải nhiệt P và quạt hút làm mát Q.
Khi cấp nguồn lúc này quạt hút Q hoạt động thì bơm nước tuần hoàn P sẽ hoạt động. Nếu trong một khoảng thời gian vì một lý do nào đó nước không bơm lên được bơm nước P tự động dừng (bơm nước được bảo vệ bởi một rơle áp suất nước WP và một rơ le thời gian T).
Khi thiết bị ngưng tụ đảm bảo đã hoạt động thì máy nén hoạt động. Khi thiết bị ngưng tụ bị sự cố khi đó máy nén phải tự động dừng. Để đảm bảo áp suất ngưng tụ không quá cao, người ta bố trí một rơle áp suất cao HP để cắt máy nén khi thiết bị ngưng tụ bị quá áp.
Sau thời gian hoạt động, lượng nước trong bể chứa có thể bị thiếu, trong trường hợp này có thể bố trí thêm một van phao để tự động cấp nước bổ sung.
Đối lưu tự nhiên (kiểu tưới)
Thiết bị ngưng tụ loại này cũng giống như tháp ngưng tụ, nhưng không có quạt hút làm mát nước và không được bao bọc xung quanh, về cách điều khiển cũng giống như tháp ngưng tụ. Khi mức nước trong bể chứa xuống thấp, khi đó ta có thể cấp nước bổ sung bằng một trong hai đường. Ở đây giới thiệu mạch điện điều khiển sử dụng bơm P2 để cấp nước bổ sung thông qua một van phao FV.
Khi nhấn START, bơm nước tuần hoàn P1 hoạt động thì máy nén hoạt động. Nếu sau một thời gian mà bơm nước P1 không bơm được nước thì khi đó bơm P1 và máy nén tự động dừng. Nếu áp suất ngưng tụ tăng cao vượt khỏi trị số cho phép lúc này máy nén tự động dừng.