Bảo quản khoai lang bằng xử lý hóa chất kết hợp ủ cát khô, đây là phương pháp hiệu quả giúp ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại, kéo dài thời gian bảo quản khoai lang. Tìm hiểu quy trình bảo quản chi tiết ngay sau đây: Sơ đồ quy trình […]
Bảo quản khoai lang bằng xử lý hóa chất kết hợp ủ cát khô, đây là phương pháp hiệu quả giúp ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại, kéo dài thời gian bảo quản khoai lang. Tìm hiểu quy trình bảo quản chi tiết ngay sau đây: Sơ đồ quy trình […]
Bảo quản khoai lang bằng xử lý hóa chất kết hợp ủ cát khô, đây là phương pháp hiệu quả giúp ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại, kéo dài thời gian bảo quản khoai lang. Tìm hiểu quy trình bảo quản chi tiết ngay sau đây:
Sơ đồ quy trình bảo quản
Quy trình bảo quản khoai lang chi tiết
Thu hoạch và chọn lọc khoai lang
Quá trình thu hoạch và lựa chọn khoai lang đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài thời gian bảo quản, hạn chế tối đa tỷ lệ hư hỏng. Thực hiện như sau:
Chọn thời điểm thu hoạch phù hợp: Thu hoạch khoai khi đã đạt độ chín sinh lý (khoai già), vỏ củ khoai dày và cứng để hạn chế tổn thương trong quá trình thu hoạch và bảo quản. Tránh thu hoạch trong điều kiện ẩm ướt, khoai lang sẽ dễ bị nhiễm nấm và hư hỏng hơn,
Phương pháp thu hoạch: Khi thu hoạch, cần nhẹ nhàng đào khoai bằng dụng cụ chuyên dụng để hạn chế làm trầy xước củ. Củ khoai sau khi đào phải được nhấc lên nhẹ nhàng, không ném hoặc đổ mạnh vào rổ, thúng, sọt. Tránh sử dụng bao tải để chứa khoai vì dễ gây dập nát do va chạm giữa các củ trong bao.
Lựa chọn khoai: Chọn những củ khoai không bị trầy xước, không sứt, không bị dính đất ướt hoặc nước, các củ không có dấu hiệu bị hà, sâu đục.
Làm khô khoai: Khoai sau thu hoạch cần được làm khô tự nhiên bằng cách đặt tại nơi thoáng gió, khô ráo. Không phơi khoai trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, vì ánh nắng có thể làm vỏ củ bị nứt, ảnh hưởng đến khả năng bảo quản.
Xử lý khoai trước khi bảo quản
Nhiệt độ phù hợp: Đặt khoai trong không gian có nhiệt độ từ 30-32°C để tạo điều kiện cho lớp vỏ mới hình thành tại các vết trầy xước nhỏ. Lớp vỏ mới này sẽ giúp củ khoai chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây hại.
Độ ẩm cần thiết: Duy trì độ ẩm không khí trong khoảng 85-90%. Độ ẩm quá cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, trong khi độ ẩm quá thấp sẽ làm khoai nhanh khô và nứt. Đảm bảo không có nước tự do đọng lại trên bề mặt củ trong suốt quá trình này.
Thời gian xử lý: Giữ khoai trong điều kiện trên từ 4-7 ngày để các vết thương nhỏ được chữa lành hoàn toàn.
Xử lý chất chống nấm
Chuẩn bị dung dịch Cacbendazim (CBZ) 0,2%.
Dùng bình bơm tay phun đều dung dịch này lên toàn bộ bề mặt khối khoai.
Sau khi phun, để khoai khô tự nhiên ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Xử lý chất chống nẩy mầm
Sử dụng dung dịch NAA (naphtyl axetic axit) 0,2%, phun đều lên khối củ khoai.
Dung dịch này giúp ức chế quá trình nảy mầm của khoai, từ đó kéo dài thời gian bảo quản.
Sau khi phun, tiếp tục để khoai khô tự nhiên để dung dịch thẩm thấu hoàn toàn.
Xử lý thuốc thảo mộc (nếu cần)
Nếu cần, có thể phun dung dịch thảo mộc Guchungjing 0,04% lên khoai trước khi ủ cát.
Thuốc thảo mộc không chỉ hỗ trợ kháng khuẩn mà còn giúp hạn chế tác động của nấm mốc trong quá trình bảo quản.
Ủ cát
Phun dung dịch EM thứ cấp lên cát để tiến hành khử trùng. Dùng bình bơm tay phun đều dung dịch EM để làm ẩm cát. Sau đó, tiếp tục phơi khô để cát đạt trạng thái khô, tơi và bắt đầu ủ cát:
Chọn nơi khô ráo để tiến hành ủ cát. Nếu nền đất ẩm, cần lót một lớp nilon để cách ẩm.
Xếp một lớp cát mỏng dưới đáy, sau đó đặt khoai thành từng lớp xen kẽ với cát.
Phủ cát lên trên cùng để che kín toàn bộ khoai. Dùng bìa các tông đậy phía trên cùng để giữ môi trường ổn định.
Bảo quản, kiểm tra
Môi trường cát khô tạo ra khí CO₂ tự nhiên, giúp giảm cường độ hô hấp của khoai. Việc này giúp kéo dài thời gian bảo quản, hạn chế nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
Trong thời gian bảo quản, định kỳ sau 1-2 tháng có thể kiểm tra 1 lần để loại bỏ củ hà, thối. Nếu bảo quản tốt, khoai lang có thể bảo quản được 3-4 tháng, tỷ lệ thối, hà ít hơn 10-15%.
Lưu ý trong quá trình bảo quản
Xử lý hóa chất đúng nồng độ: Các hóa chất sử dụng trong quá trình bảo quản khóa cần được sử dụng đúng liều lượng. Việc lạm dụng hóa chất hoặc sử dụng nồng độ cao hơn có thể gây tồn dư hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Đúng cách phun: Phun hóa chất đều lên bề mặt củ khoai, không phun quá nhiều làm dung dịch đọng lại thành giọt. Sau khi phun, để khoai khô hoàn toàn ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Sử dụng cát: Sử dụng cát sạch không lẫn tạp chất, được sàng lọc kỹ càng. Cát cần khô ráo, tránh bị ẩm sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh cần bảo quản số lượng lớn và có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm về bảo quản nông sản. Ngoài ra, còn các phương pháp như kho lạnh bảo quản khoai lang, làm hầm bảo quản,…