Danh sách 15 loại chuối ở Việt Nam | Tên gọi và cách phân biệt
Dưới đây là tổng hợp các loại chuối phổ biến nhất tại Việt Nam. Mục lục1. Chuối tây2. Chuối cau3. Chuối ngự4. Chuối tiêu5. Chuối sáp6. Chuối hột7. Chuối bơm8. Chuối ngốp9. Chuối táo quạ10. Chuối cau lửa11. Chuối chà bột12. Chuối Laba13. Chuối già hương14. Chuối cơm15. Chuối sứ (Chuối hương) 1. Chuối tây […]
Dưới đây là tổng hợp các loại chuối phổ biến nhất tại Việt Nam. Mục lục1. Chuối tây2. Chuối cau3. Chuối ngự4. Chuối tiêu5. Chuối sáp6. Chuối hột7. Chuối bơm8. Chuối ngốp9. Chuối táo quạ10. Chuối cau lửa11. Chuối chà bột12. Chuối Laba13. Chuối già hương14. Chuối cơm15. Chuối sứ (Chuối hương) 1. Chuối tây […]
Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của Đông và Đông Nam Á. Ban đầu, loài cây này xuất hiện và được trồng rộng rãi ở những nơi như Malaysia, Indonesia và Philippines, nơi mà khí hậu ấm áp, độ ẩm cao và đất pha loãng là lý tưởng cho sự phát triển của cây.
Đặc điểm:
Thuộc giống chuối lùn, có vỏ dày, khi chín sẽ có màu vàng nhạt, ruột màu trắng.
Quả chuối có vị ngọt xen lẫn chua nhẹ, có độ dẻo.
Giống chuối này rất dễ phân biệt bởi quả chuối có phần giữa to, hai đầu thon nhỏ, cuống dài và vỏ có ba gờ.
2. Chuối cau
Nguồn gốc: Chủ yếu có xuất xứ từ Vĩnh Long, Tiền Giang
Đặc điểm:
Chuối cau có quả mập, nhỏ, hướng tròn, hình quả cau.
Khi ăn, chuối cau sẽ có vị thơm, ngọt nhẹ nhàng chứ không gắt như chuối ngự. Thêm vào đó, vì chuối cau khá nhỏ nên cũng không ngán như những loại chuối khác.
Nếu chưa chín, chuối cau có hình dáng khá giống với chuối ngự. Chuối cau có mật độ quả san sát, vỏ mịn và tròn hơn. Ngoài ra, thì chuối cau cũng không có râu ở phần đầu quả.
3. Chuối ngự
Nguồn gốc: Có nguồn gốc trồng trọt tại làng “Đại Hoàng”, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (xưa là phủ Lý Nhân). Khi xưa, loại chuối này thường được dùng để dâng vua, nên có tên là chuối ngự.
Đặc điểm:
Có vị ngọt sắc, khá thơm
Quả nhỏ, vỏ mỏng, khi chín vàng thẫm.
Điểm đặc biệt là chuối ngự không bị nẫu.
Điểm để nhận dạng là chuối ngự khi chín vẫn còn râu, mật độ quả ít hơn trong khi chuối cau sẽ rụng đi phần râu.
4. Chuối tiêu
Nguồn gốc: Chuối tiêu có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á và Úc, và vào năm 1597, người Tây Phi đã đưa loại cây này vào châu Phi. Về sau được nhân giống và có mặt trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, chuối được trồng nhiều nhất ở miền Bắc và miền Nam
Đặc điểm:
Có 2 loại là chuối tiêu thường và chuối tiêu hồng
Hình dáng cong cong như lưỡi liềm.
Khi chưa chín, quả chuối có màu xanh đậm, khi chín thì chuyển sang màu vàng.
Có vị ngọt đậm, nhiều nước, mềm và rất thơm.
Chuối tiêu xanh có vị chát đặc trưng, có thể ăn được cả khi còn sống và khi đã chín
5. Chuối sáp
Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á và được trồng phổ biến ở các nước như Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Indonesia. Ở Việt Nam, chuối sáp được trồng nhiều nhất ở các tỉnh miền Tây như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre…
Đặc điểm:
Điểm đặc biệt của chuối sáp so với các loại chuối thông thường khác đó là loại chuối này không thể ăn sống được, thay vào đó, trước khi ăn bạn phải luộc chín hoặc chế biến.
Quả chuối sáp nhỏ và mập.
Khi chín có màu vàng sáng, hình dạng giống chuối sứ nhưng có các góc cạnh nhấn rõ, gân chuối trên bề mặt quả nổi rõ hơn.
Có vị ngọt thanh, hương thơm và có cảm giác chuối giòn sần sật, vị ngọt thanh, thơm ngon, dẻo, rất dễ ăn.
6. Chuối hột
Nguồn gốc: có nguồn gốc từ hoang dại. Chủ yếu sống phân bổ ở các vùng cao, tỉnh thành miền núi như Tây bắc, vùng núi miền Trung và Bắc Trung Bộ…
Đặc điểm:
Có phần ruột trắng và nhiều hột.
Có vị chát nhiều hơn ngọt.
Thường được làm rau ăn kèm với nhiều loại rau khác hay ngâm rượu.
7. Chuối bơm
Nguồn gốc: Được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ
Đặc điểm:
Giống chuối này cứ 4 tháng là lại cho ra 1 buồng chuối.
Chuối bơm thường nhỏ, dài, mỗi buồng khoảng 5-7 nải, mỗi nải chừng 15-16 quả.
Chuối chưa chín vỏ xanh, khi chín có màu vàng.
Mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh.
8. Chuối ngốp
Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới ở Đông Nam Á và miền Nam Trung Mỹ. Tại Việt Nam, chuối ngốp phân bố nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang.
Đặc điểm:
Có hai loại chuối ngốp là chuối ngốp cao và chuối ngốp thấp
Có kích thước lớn hơn so với các loại chuối thông thường như chuối tiêu, chuối sứ. Quả chuối Ngốp dài trung bình từ 20 – 25 cm, đường kính khoảng 5 – 7 cm.
Chuối Ngốp có hình thuôn dài, hơi cong, phần đầu quả to và thuôn dần về phía cuống.
Vỏ dày, màu xanh đậm khi xanh và chuyển sang màu nâu đen khi chín. Vỏ chuối có nhiều đốm nâu li ti và sần sùi hơn so với các loại chuối khác.
Thịt chuối mềm dẻo, có màu vàng sậm khi chín. Khi ăn, có vị ngọt thanh, xen lẫn chút chua nhẹ và có mùi thơm đặc trưng.
9. Chuối táo quạ
Nguồn gốc: Đặc sản của huyện Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh)
Đặc điểm:
Kích thước lớn, to bằng cổ tay, dài 40, 50 cm.
Có vị ngọt và hương thơm dịu.
Khi ăn sống rất nhão và vị rất lạt
Không ăn trực tiếp được mà chỉ luộc chín khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị bùi và dẻo.
10. Chuối cau lửa
Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ vùng Tây Nguyên, được người dân bản địa trồng và lửa dụng từ lâu đời. Đặc biệt, được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, và nhiều địa phương khác
Đặc điểm:
Có hình dáng giống chuối cau nhưng vỏ màu đỏ.
Về kích thước, chuối cau lửa cũng nhỏ nhắn như chuối cau truyền thống
Khi chín vỏ vàng, dày
Thịt chuối lại rất mềm và ngọt.
11. Chuối chà bột
Nguồn gốc: Được trồng tại Bến Tre,Long an là chủ yếu
Đặc điểm:
Thịt chuối có màu vàng sáng và kết cấu mềm, khi ăn có cảm giác như thể có bột khi nhai.
Vỏ dày, cùi dẻo, vị ngọt thanh.
12. Chuối Laba
Nguồn gốc: Là một giống chuối quý của vùng đất Tây Nguyên, có nguồn gốc từ vùng đất Laba, thuộc xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
Đặc điểm:
Hình dáng dài, quả to, hơi cong, cuống ngắn và khít, núm chuối mập tròn.
Lớp vỏ của giống chuối này khá dày, bao lấy phần thịt vàng óng, sánh dẻo bên trong.
Khi sống màu xanh đậm, vị rất chát khó ăn.
Khi chín, vỏ sẽ chuyển dần sang màu vàng óng, ruột sánh dẻo, phảng phất mùi thơm đặc trưng, vị ngọt đậm đà.
13. Chuối già hương
Nguồn gốc: Chuối già lùn Nam Mỹ (hay còn gọi chuối già hương) được trồng tự nhiên tại Tây Nguyên