Nấm có vị ngọt nên hầu như ai cũng thích ăn nó. Nhưng có tất cả bao nhiêu loài nấm ăn được? Đặc điểm, giá cả của chúng ra sao?
Bài viết sau sẽ giúp bạn khám phá mọi giống nấm ngon bổ để dùng cho bữa ăn của mình. Kèm thèo là giá trị dinh dưỡng cũng như khả năng cải thiện sức khỏe của chúng.
Ngày xưa rất hiếm và quý nên chỉ dùng để cho vua chúa thưởng thức, tỉ lệ mọc còn thấp hơn cả nhân sâm. Nó không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới vì chứa hơn 119 hoạt chất cực kỳ có lợi cho sức khỏe con người. Tốt, khó trồng và bán chạy nên có giá cao từ 0,8~5 triệu đồng/1kg.
Sơ chế: Thái lát phơi khô, rửa sạch rồi tán bột.
Món nổi tiếng: pha trà, ngâm rượu, nấu canh, nấu súp. Người Trung Quốc còn dùng nấm Linh chi đỏ nấu nước lẩu.
Dinh dưỡng: Germanium, acid ganoderic, acid ganodermic, acid oleic, ganodosteron, ganoderans, adenosin, beta-D-glucan. Hàm lượng germanium cao hơn trong nhân sâm từ 5 – 8 lần. Ngoài ra còn chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự vận hành và chuyển hóa của cơ thể.
Phòng chữa bệnh: Sách “Bản thảo cương mục” coi Linh chi là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện não (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày). Giúp phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh xơ vữa động mạch, tim mạch hay điều hòa huyết áp ổn định,…
Mộc nhĩ rất phổ biến ở Việt Nam. Đây là loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao, có độ dai giòn sựt sựt ăn rất ngon. Ngoài ra mộc nhĩ đen còn được dùng như một vị thuốc.
Tên khác: nấm tai mèo, nấm mèo, hắc mộc nhĩ, mộc nhu, mộc tung, mộc nga, nhĩ tử, vân nhĩ.
Các loại nổi tiếng: mộc nhĩ trắng, mộc nhĩ đen và mao mộc nhĩ.
Sơ chế: ngâm trong nước lạnh cho mộc nhĩ mềm ra rồi mới đem rửa sạch rồi thái nhỏ. Sau đó mới đem nấu với nguyên liệu khác.
Món ngon: Thịt gà xào nấm hương mộc nhĩ, Giò tai (tai heo cuộn mộc nhĩ),
Trứng rán mộc nhĩ đậu phụ, nem.
Dinh dưỡng: nhờ vào hàm lượng sắt dồi dào mà nó có công dụng rất lớn trong việc cải thiện tuần hoàn não, tăng cường hệ miễn dịch, giải độc và làm chậm quá trình lão hóa.
Phòng trị bệnh: chống oxy hóa và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Sử dụng trong y học truyền thống để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm tiểu đường và bệnh gan.
Tuy nhiên chế biến kỹ càng mộc nhĩ trước khi ăn để không gặp rắc rối với lượng chất morphin bên trong nó. Phụ nữ mang thai hoặc những người hệ tiêu hóa không tốt cũng không nên sử dụng nấm tai mèo nhiều.
Nấm rơm tròn tròn giống quả trứng, có nón xốp, màu sắc trắng xám. Nó mọc nhiều từ rơm rạ. Nấm rơm có vị ngọt, khi cắn nấm có nước chảy ra cho cảm giác thơm ngon tuyệt vời.
Tên khác: nấm mũ rơm.
Sơ chế: rửa sạch với nước, rồi nhớ thái lát để dinh dưỡng vẫn còn nằm nguyên vẹn trên thân.
Món ngon: Dùng nấm rơm để làm món chay, hầm với gà, nấu lẩu hay xào với thịt bò thì chẳng còn gì tuyệt vời hơn.
Dinh dưỡng: phong phú nhiều chất như protein, chất xơ, xenlulozơ, nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Nấm rơm cũng chứa 18 loại axit amin giúp tăng cường sức khỏe cho con người.
Phòng trị bệnh: Nấm rơm được cho là lành tính, công dụng trong việc bổ tỳ, ích khí, lợi nhiệt, giảm hàm lượng cholesterol và ngăn tình trạng hình thành khối u trong cơ thể.
Nấm hương có màu nâu nhạt, khi nấu chín thì chuyển sang màu nâu sậm, có hình dạng chiếc ô nhỏ rất dễ thương. Giá nấm hương tùy loại như nấm hương khô, nấm hương tươi, nấm hương rừng, nấm hương trồng dao động từ 170.000 – 320.000đ/kg.
Sơ chế: làm sạch nấm bằng cách chà, rửa rồi khử mùi bằng rượu và muối (nếu cần). Cuối cùng là cắt bỏ chân nấm.
Món nổi tiếng: nấm xào xả ớt lá chanh, nấm kho đậu hũ, canh sườn hầm nấm; gà hầm nấm hương…
Ngoài ra còn có người đem nấm hương ngâm rượu, pha trà,…
Nhiều dưỡng chất bên trong: vitamin A, B, C, D; 30 loại enzyme và acid amin; chất béo; đạm; canxi; cali; đường,..
Phòng chữa bệnh: chống ung thư và có thể giúp giảm cholesterol và huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tim mạch và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Nấm rơm nhiều tác dụng tốt nhưng không nên ăn quá 50g mỗi ngày để tránh đầy bụng khó tiêu, thừa chất.
Nấm kim châm cực phổ biến và dường như không thể thiếu trong các nồi lẩu. Nấm kim châm nhỏ nhất trong các loại nấm, thân hình dài như que tăm, màu trắng và ăn có vị ngọt thanh, dai giòn.
Tên khác: nấm Ích Não (vì có hàm lượng lysine cao giúp phát triển trí tuệ), nấm kim tuyến, nấm kim.
Sơ chế: rửa sạch rồi tách rời thành từng mảng nhỏ.
Các món nổi tiếng: canh gà nấm kim châm, canh nấm kim châm rong biển, tất cả các loại lẩu, thịt bò cuộn nấm kim châm nướng, sushi nấm, bánh xèo.
Dinh dưỡng: giàu chất xơ, protein, vitamin B cùng các khoáng chất magie, kẽm, sắt có lợi cho sức khỏe.
Phòng, chữa bệnh: thanh nhiệt, giải độc, điều hòa huyết áp, tăng sinh lực. Lượng calo trong nấm kim châm thấp chỉ 36 calo/100g nên phù hợp cho người muốn giảm cân.
Nấm đùi gà có hình giống chiếc đùi gà màu trắng nõn, thân hình nhỏ, có nón hình cầu màu nâu.
Tên khác: nấm Lục Bình, nấm bào ngư Nhật, nấm sò vua, nấm sừng Pháp, nấm kèn vua và nấm trumpet royale.
Sơ chế: cắt bỏ phần dơ của chân nấm, rồi đem ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 3 phút. Sau đó vớt và rửa lại với nước sạch trước khi chế biến.
Món ngon:
Dinh dưỡng: chứa chất xơ, vitamin, các khoáng chất thiết yếu.
Món ngon: Phổ biến để nấu nước lẩu. Các nước phương Tây còn ăn nấm đùi gà bằng cách nướng lên hoặc ăn kèm các món khác.
Phòng chữa bệnh: có lợi cho đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch và điều hòa huyết áp, làm giảm mỡ máu.
Nấm Ngọc Tẩm có tên nấm vị cua vì nấm có vị cua ngọt thanh và hấp dẫn. Loại nấm này thường mọc thành cụm 10 đến 20 cây. Đường kính mũ nấm 2~7 cm, có màu trắng hay nâu bóng, ở giữa có hình như vân đá, phần thịt nấm có màu trắng, mềm, đặc.
Tên khác: nấm vị cua, nấm thủy tiên, nấm linh chi nâu.
Phân loại: nấm ngọc tẩm trắng và nấm ngọc tẩm nâu.
Sơ chế: ngâm nấm khô vào nước ấm để nấm ngậm nước và nở ra. Sau đó rửa sach rồi sử dụng để xào, nấu bình thường như nấm tươi.
Món ngon: gà hấp nấm, gỏi sứa nấm vị cua, cháo nấm ngọc tẩm, nấm ngọc tẩm nướng.
Dinh dưỡng: canxi, lysine, arginine, dextran.
Phòng chữa bệnh: tăng cường trí nhớ, tăng cường sức đề kháng, phòng chống xơ gan, hỗ trợ phát triển xương khớp.
Đông trùng hạ thảo là một loại nấm có nhiều lợi ích cho sức khỏe và đã được sử dụng trong y học truyền thống Trung Quốc hàng nghìn năm.
Tên khác: nhộng trùng thảo, bắc trùng thảo.
Phân loại: tươi nguyên con – khô, tự nhiên – nhân tạo.
Sơ chế:
Cách dùng: ăn luôn, pha trà, nấu cháo, chưng yến, ngâm rượu
Dinh dưỡng: chứa 17 axít amin khác nhau, D-mannitol, lipit, nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na v.v..), axít cordiceptic, cordycepin, adenosin, hydroxyethyl-adenosin.
Phòng, chữa bệnh: điều trị thận hư, di tinh, liệt dương, ho hen, cả phế,… Đặc biệt có tác dụng với trẻ em chậm lớn.
Tên gọi của nấm mối tự nhiên xuất hiện vì nấm chỉ mọc ở những nơi đất nhiều mối sinh sống. Nấm có hình trụ màu trắng nõn, đầu phình ra, mũ màu nâu xám. Vì là nấm mọc tự nhiên nên có vị ngọt tự nhiên đặc biệt.
Phân loại: nấm mối trắng (tự nhiên) và nấm mối đen (nuôi trồng)
Bảo quản và sơ chế: cắt bỏ phần gốc, phần bị úng hỏng. Sau đó rửa sạch với nước muối pha loãng một cách nhẹ nhàng. Để ráo nước rồi đem chế biến đồ ăn.
Món ngon: thả lẩu, nấu cháo, xào thịt.
Dinh dưỡng: sắt, protein, canxi, vitamin B1, B2, B3.
Phòng chữa bệnh: cải thiện miễn dịch, chống lão hóa, giải độc gan, ngăn ngừa ung thư.
Nấm mỡ to tròn, thân hình mập ú đáng yêu. Nấm mỡ ăn ngon, mềm mịn, vị thơm ngậy cực hấp dẫn cho nồi lẩu của bạn.
Tên gọi khác: nấm trắng, nấm ma cô.
Phân loại: nấm mỡ trắng và nấm mỡ nâu.
Sơ chế: cắt bỏ các chân nấm, rửa sạch trong nước muối, rửa bằng nước gừng để khử mùi hôi nếu cần. Thái thành những lát mỏng sao cho vừa ăn, giữ nguyên phần mũ nấm.
Món ngon: thịt bò xào nấm mỡ, nấm mỡ nấu canh thịt heo, nấm mỡ khìa nước dừa.
Dinh dưỡng: chất xơ, vitamin C, canxi 6mg, sắt, vitamin D8 IU, vitamin B6 và nhiều khoáng chất cần thiết khác.
Phòng, chữa bệnh: bổ tỳ ích khí, nhuận phế hóa đàm, tiêu thực lý khí, rất thích hợp cho những người chán ăn mệt mỏi do tỳ vị hư yếu, sản phụ thiếu sữa, viêm phế quản mạn tính, viêm gan mạn tính, hội chứng suy giảm bạch cầu. Hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, đái đường,…
Nấm bào ngư còn được gọi là nấm sò vì màu trắng như vỏ sò. Nấm có mũ hình quạt tròn, màu nâu nhạt hoặc hơi xám, được xé nhỏ khi ăn cùng lẩu. Loại nấm này sống ký sinh ở các gốc cây mục nên có hàm lượng dưỡng chất cực cao.
Sơ chế: làm sạch bằng cách cắt bỏ phần gốc còn sót, cho vào thau nước sạch, đảo đều nấm nhẹ nhàng rồi vớt nấm ra rổ. Sau đó cho rổ nấm vào vòi nước rửa lại vài lần rồi để ráo.
Món ngon: cải thìa sốt nấm, nấm bào ngư xào lòng gà, sắc lên uống.
Nấm bào ngư có thể ăn được cả chân và mũ nấm, vị ngọt dịu và giòn giòn. Nhiều người nói rằng nấm có vị như mực nên rất được ưa dùng trong các món lẩu hải sản.
Dinh dưỡng: vitamin C, PP, protid 4%, glucid 3,4%, acid béo, protein, vitamin, kali, photpho và còn rất ít calo nữa.
Phòng trị bệnh: giảm cholesterol và đường máu, ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển, hỗ trợ hệ tiêu hoá, hạ huyết áp, giảm béo,…
Nấm hải sản hoặc nấm ngọc châm có kích thước nhỏ, màu trắng ngà và thường bị nhầm với nấm kim châm. Loại nấm này có mũ nấm màu vân đá, vị giống hải sản nên được dùng nhiều trong món lẩu hải sản như lẩu cá, lẩu cua,…
Sơ chế: cắt bỏ phần chân, những cây dài thì cắt làm đôi rồi đem đi rửa sạch. Chần sơ trong nước muối đun sôi khoảng 2 phút.
Món ngon: Nấm hải sản xào chay, nấm hải sản kho tiêu, bánh canh nấm hải sản.
Dinh dưỡng: chứa nhiều axit amin, canxi, các chất methionine, valine, phenylalanine.
Phòng trị bệnh: giúp ngăn ngừa lão hóa và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Nấm còn giúp thúc đẩy hệ miễn dịch, tăng cường trao đổi chất, phát triển trí tuệ. Đặc biệt, nấm có tác dụng tích cực trong việc chống sự hình thành khối u nhờ sự kích hoạt sản xuất đại thực bào.