Hiện tại có 5 loại thanh long được trồng phổ biến là: Thanh long vỏ đỏ ruột trắng, trồng nhiều ở Việt Nam, Thái Lan; Thanh long vỏ đỏ ruột đỏ, trồng nhiều ở Malaysia, Israel, vùng lãnh thổ Đài Loan, Trung Quốc; Thanh long vỏ đỏ ruột tím, trồng nhiều ở Guatemala, Nicaragua; Thanh […]
Hiện tại có 5 loại thanh long được trồng phổ biến là: Thanh long vỏ đỏ ruột trắng, trồng nhiều ở Việt Nam, Thái Lan; Thanh long vỏ đỏ ruột đỏ, trồng nhiều ở Malaysia, Israel, vùng lãnh thổ Đài Loan, Trung Quốc; Thanh long vỏ đỏ ruột tím, trồng nhiều ở Guatemala, Nicaragua; Thanh […]
Hiện tại có 5 loại thanh long được trồng phổ biến là:
Thanh long vỏ đỏ ruột trắng, trồng nhiều ở Việt Nam, Thái Lan;
Thanh long vỏ đỏ ruột đỏ, trồng nhiều ở Malaysia, Israel, vùng lãnh thổ Đài Loan, Trung Quốc;
Thanh long vỏ đỏ ruột tím, trồng nhiều ở Guatemala, Nicaragua;
Thanh long vỏ vàng ruột trắng, trồng nhiều ở Colombia, Ecuador và Israel.
Thanh long vỏ xanh ruột đỏ
Mỗi loại đều có những đặc điểm riêng biệt về màu sắc, hương vị và dinh dưỡng.
Các loại thanh long
Hương vị
Hình dáng
Vỏ đỏ ruột trắng
Ngọt thanh, hơi chua
Thường có hình elip
Vỏ đỏ ruột đỏ
Vị ngọt đậm, ít chua
Thường có hình tròn hơn
Vỏ đỏ ruột tím
Vị ngọt và hơi chua
Quả hình trứng hoặc trứng thuôn
Vỏ vàng ruột trắng
Ngọt thanh, thơm nhẹ, béo
Dạng trái bầu dục, có kích thước và trọng lượng nhỏ hơn, tai ngắn
Vỏ xanh ruột tím
Vị nhẹ nhàng, ngọt thanh
Quả tròn đều, vảy nhọn
Thanh long vỏ đỏ ruột trắng
Nguồn gốc: Thanh long ruột trắng thường được trồng phổ biến ở các tỉnh Nam Trung bộ và Nam bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận. Loại thanh long này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần. Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu, đất phèn…
Đặc điểm:
Sinh trưởng mạnh, cành to khoẻ, hoa có khả năng thụ phấn tự nhiên.
Quả to và đẹp, tai quả xanh cứng, thịt quả màu trắng đục và chắc, hạt nhỏ, năng suất cao.
Mùa vụ: Giống này có khả năng ra hoa tự nhiên trung bình, tập trung và bị ảnh hưởng mạnh bởi quang kỳ (thường chỉ ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch) nên chi phí xử lý ra hoa nghịch vụ cao và năng suất quả có thể thất thường.
Thanh long vỏ đỏ ruột đỏ
Nguồn gốc:
Thanh long ruột đỏ còn có tên gọi là Thanh long Nữ Hoàng (tên khoa học là Hylocereus) thuộc dòng H14 có xuất xứ từ Colombi.
Giống thanh long ruột đỏ bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam nhiều năm nay, và hiện trên cả nước ta duy chỉ có ba tỉnh áp dụng trồng thí điểm là Bình Thuận, Tiền Giang và Tây Ninh, gần đây có một số tỉnh cũng áp dụng trồng thử Thanh long ruột đỏ như Hà Tây, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh…
Đặc điểm:
Thanh long ruột đỏ quả vừa tay, nặng cân, vỏ màu hồng đỏ đậm, các tua cuốn màu xanh và cong hơn rất nhiều so với thanh long ruột trắng.
Ruột bên trong màu đỏ thẫm, các hạt nhỏ màu đen như hạt mè, mọng nước. Khi ăn thơm và rất ngọt
Hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin và chất khoáng…
Quả thanh long ruột đỏ thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, dưới ánh sáng cao, độ đường tăng, nhiệt độ thích hợp từ 15 – 35oC, nếu dưới nhiệt độ đó cây sẽ phát triển chậm hoặc không sinh trưởng được.
Mùa vụ: Thanh long cho trái vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch.
Thanh long vỏ đỏ ruột tím
Nguồn gốc:
Thanh long ruột tím hồng là giống lai, được tạo ra từ lai giữa giống thanh long Ruột đỏ Long Định 1 (làm mẹ) và giống thanh long Ruột trắng Chợ Gạo (làm bố) theo phương pháp lai truyền thống.
Đặc điểm:
Thân cành: Cây sinh trưởng khá mạnh, cành khá to, khoẻ, khả năng đâm cành trung bình.
Hoa: Cây có khả năng ra hoa mạnh và gần như quanh năm, ít chịu ảnh hưởng bởi quang chu kỳ. Từ tháng 9 đến tháng 3 dương lịch (ngày ngắn), cây ra hoa ít (2 – 5 hoa/trụ) và từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch cây ra hoa khá nhiều, mỗi tháng/đợt hoa (mỗi đợt 10 – 15 hoa/trụ). Hoa nở và tung phấn vào ban đêm từ 20 giờ đến gần 6 giờ sáng. Hoa thụ phấn tự nhiên để tạo quả. Thời gian từ nở hoa đến thu hoạch quả (chuyển màu đỏ hoàn toàn) từ 28 – 30 ngày như giống thanh long Ruột trắng.
Quả: Trọng lượng trung bình 313,3 – 379,3 g/quả, vào mùa nghịch (tháng 11 – 1 dương lịch) trọng lượng quả có thể đạt đến 500 g/quả. Dạng quả hình trứng đến trứng thuôn, vỏ quả khi chín có màu đỏ khá đậm và bóng, vỏ dày trung bình 2,08 – 2,50 mm và chưa thấy nứt quả khi quá chín; tai quả xanh, khá cứng; thịt quả chắc (0,71 – 1,15 kg/cm2) và tỷ lệ ăn được cao (70,12 – 80,59%).
Thịt quả màu tím hồng (không đậm màu) và khá ổn định trong 24 giờ, nước quả trung bình và có màu tím hồng trung bình – khá, cỡ hạt to trung bình – khá và vị ngọt chua thanh.
Mùa vụ:
Trong vụ chính (tháng 4 – 9 dương lịch) đạt trung bình 10,34 kg/trụ/vụ (cây 16 tháng tuổi) tại ba tỉnh Tiền Giang, Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Trong vụ nghịch (tháng 10 – 01 dương lịch) đạt trung bình2,73 kg/trụ/vụ (cây 18 tháng tuổi) tại hai tỉnh Tiền Giang và Long An.
Thanh long vỏ vàng ruột trắng
Nguồn gốc:
Thanh long vàng là loại trái cây có nguồn gốc từ Malaysia nên được nhiều người gọi là thanh long Malaysia. Thanh long vỏ vàng có tên khoa học là Hylocereus megalanthus – một loài thực vật có hoa trong họ Cactaceae. Cũng giống như những loại thanh long khác, thanh long vỏ vàng Malaysia là loài thực vật thuộc họ xương rồng, thân leo, có gai nhỏ chi chít, được trồng chủ yếu để lấy quả.
Đặc điểm:
Thanh long vàng có dạng trái bầu dục, mang mùi thơm đặc biệt.
Vỏ quả có màu vàng lạ mắt, ruột có màu trắng hơi trong, xốp, khi ăn sẽ thấy hơi dai và có vị ngọt thanh, mang mùi thơm đặc biệt và chứa nhiều hạt.
Mùa vụ:
Thông thường, thanh long vàng được thu hoạch chủ yếu vào mùa hè và mùa thu.
Thanh long vỏ xanh ruột tím
Nguồn gốc:
Giống Thanh Long Vỏ xanh Ruột tím là giống thanh long mới, có nguồn gốc từ châu Ấn Độ, được đưa về trồng tại Việt Nam.
Đặc điểm:
Trái tựa các giống thanh long thông thường nhưng khi chín vỏ quả bóng, căng mọng và có màu xanh.
Trái nặng từ 500-700g, khi chín có vị ngọt thanh, thịt trái giòn chứ không mềm như các loại thanh long thông thường.
Mùa vụ: Thường được thu hoạch trong mùa hè và mùa thu. Vỏ quả khá mỏng, thịt quả ngọt thanh nên được ăn dưới dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu và giòn tan trong miệng.