Ở mỗi nước đều có mạng lưới các điểm kho để thu mua, gia công chất lượng, bảo quản và dự trữ lương thực. Các điểm kho được phân bố ở các vùng khác nhau tùy thuộc vào sản lượng thu hoạch và  nhu cầu tiêu thụ.

Dưới các là một số yêu cầu và phân loại kho theo từng mục đích sử dụng

Những yêu cầu cơ bản về kho

Để bảo quản lương thực được lâu với mức tồn thất cả về số lượng và chất lượng thấp nhất không những cần chế độ bảo quản thích hợp mà còn phải có kho tốt, tránh được những yếu tố bất lợi của khí hậu, đặc biệt khí hậu nóng ẩm như ở nước ta. Vì vậy khi xây dựng kho cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Đủ dung lượng để thu nhập hết lúa gạo theo kế hoạch của nhà nước và các nhu cầu khác.
  • Kho được xây dựng kiên cố, chịu được siêu bão, không bị ngập nước khi mưa to, sàn và tường kho không thấm nước, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của nhiệt độ ngoài trời ưong mùa hè tránh được chim, chuột xâm nhập, sâu mọt không có điều kiện để trú ngụ làm tổ, vật liệu xây dựng không phải là vật liệu khó cháy.
  • Thuận tiện về giao thông, gần những vùng có diện tích trồng trọt lớn để người dân khi nhập thót cho kho được thuận tiện, mặt khác lại có điềm kho gần nơi tiêu thụ để sự lưu thông được nhanh chóng.
  • Kho phải có đủ các trang thiết bị cần thiết để xử lý chất lượng hạt vừa thu hoạch kể cà thóc trong điều kiện thời gian thu hoạch ngắn của mỗi vụ, nhằm nâng cao tính đồng nhất về chất lượng đi hạn chế tổn thất trong bảo quản và đạt tiêu chuẩn nguyên liệu cho nhà máy chế biến.
  • Có mức độ cơ giới hóa cao trong xuất nhập hạt để hạn chế sự thoái giảm chất lượng hạt sau khi nhập kho, đáp ứng yêu cầu về thời gian khi xuất kho đồng thời giảm sức lao động.
  • Đầu tư xây dựng sao cho kinh tế nhất.
  • Để đáp ứng các yêu cầu trên, các nước khi đầu tư xây dựng kho thường có các viện hoặc trung tâm chuyên trách công việc nghiên cứu, thiết kế.
  • Trong viện hay trung tâm có chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực như: công nghệ bảo quản lương thực; xây dựng; máy móc thiết bị; kỹ thuật điện và một số chuyên ngành khác.

Phân loại kho

Theo chức năng

Kho thu mua

  • Có chức năng thu mua hạt trên thị trường theo ke hoạch của nhà nước đồng thời làm dịch vụ thu nhận lương thực từ nông dân và các thành phần kinh tế khác theo hình thức ký gửi.
  • Kho được xây dựng tại vùng có sản lượng lương thực lớn, bán kính thu mua không nên xa quá 20km để tiện cho người dân chuyên chở hạt tới kho.
  • Điểm kho có đủ dung lượng kho để tiếp nhận hạt với độ ẩm và tỷ lệ tạp chất khác nhau, không đo lẫn loại. Để đáp ứng nội dung này, trong điểm kho thường có thêm sân bảo quản tạm thời đồng thời kết hợp làm sân phơi khi cần thiết.
  • Kho có trang thiết bị để xử lý chất lượng hạt như máy sấy, máy làm sạch và cơ giới hóa việc xuất nhập kho.
  • Thời gian bảo quản hạt ở kho thu mua không lâu, thường chỉ từ vụ này đến trước vụ thu hoạch tiếp theo. Hạt sau khi xử lý chất lượng được điều chuyển đến các kho khác sẽ giới thiệu dưới đây.

Kho trung chuyển

  • Có chức năng tiếp nhận hạt từ các kho thu mua, bảo quản và lưu thông phân phối theo nhu cầu tiêu thụ, kể cả cho các nhà máy chế biến và cho xuất khẩu. Ở nước ta cũng như nhiều nước khác, không phải vùng nào cũng thích hợp cho sản xuất lương thực trong khi mọi vùng đều cần lương thực, vì vậy kho trung chuyển giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự điều hòa lưu thông.
  • Để đáp ứng chức năng này kho trung chuyển được xây dựng ờ nơi tập trung các đầu mối giao thông, kể cả đường bộ, đường sắt và đường thủy.
  • Thời gian nhập và xuất kho thường xuyên trong cả năm với mức độ cơ giới cao. Thời gian bảo quản không dài nhưng trong kho luôn phải có lương thực vì nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực dân sinh.
  • Chất lượng hạt khi nhập cũng như xuất đều đảm bảo tiêu chuẩn Nhà nước.

Kho dự trữ quốc gia

  • Gồm hai loại dự trữ cho quốc phòng và dự trữ dân sinh. Cả hai loại đều nhận lương thực từ kho thu mua đảm bào hạt có độ bền bảo quản cao và độ đồng nhất về chất lượng cũng cao với mục đích dự trữ lâu dài.
  • Kho dự trữ lương thực cho quốc phòng chì sử dụng cho quân đội trong thời chiến, do Bộ Quốc phòng quản lý. Loại kho này thuộc bí mật quốc gia cả về số lượng lương thực và địa điểm xây dựng. Nơi xây kho phải có độ an toàn cao, không nên tập trung mà cẩn phân tán. Sau bảo quản hai năm phải thay hạt mới.
  • Kho dự trữ dân sinh phục vụ nhân dân trong các trường hợp thiên tai, ổn định giá cả, xảy ra chiến tranh và một số nhu cầu khác, do Cục Dự trữ nhà nước quản lý. Chi xuất kho khi có lệnh của Chính phủ.
  • Loại kho này cũng thuộc bí mật quốc gia nhưng mức độ thấp hơn so với kho dự trữ quốc phòng.
  • Mạng lưới kho này cũng phân tán, đảm bảo kịp thời khi cần thiết ở mọi miền đất nước.
  • Thời gian bảo quản hai năm thì thay hạt mới.

Kho của nhà máy chế biến

  • Bao gồm kho nguyên liệu kho thành phẩm.
  • Thời gian dự trữ nguyên liệu tối đa hai tháng còn thời gian tồn kho của thành phẩm không quá 30 ngày, thường 15 – 20 ngày nên xuất hết.
  • Nguyên liệu nhập từ kho thu mua hoặc từ nông dân hay các đại lý, hạt phải khô, sạch đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho chế biến.
  • Loại kho này không nhất thiết phải đầu tư máy móc thiết bị gia công chất lượng nguyên liệu, nhưng tối thiểu phải có máy vận chuyển để chuyển hạt từ nhà kho sang nhà máy chế biến, kho được xây liên hoàn theo dây chuyền, từ kho nguyên liệu sang nhà máy và chuyền thành phẩm sang kho thành phẩm.

Kho xuất nhập khẩu

  • nước ta xuất nhập khẩu chủ yếu qua đường biển ở dạng sản phẩm đóng bao, vì vậy kho được xây dựng ở cảng biển.
  • Dung lượng kho lớn tới hàng nghìn tấn để đảm bảo chất đầy tàu thủy trong thời gian ngắn nhất.
  • Trang thiết bị xuất nhập kho phải có năng suất lớn và phù hợp với dạng bao.
  • Ngoài những loại kho này còn có kho của các thương nhân với dung lượng nhỏ do chính thương nhân quản lý mà không nằm trong mạng lưới kho của nhà nước.

Theo cấu trúc kho

Dựa theo cấu trúc kho mà phân thành nhà kho và kho xilo

Nhà kho

Nhà kho có nền kho là mặt phẳng ngang hoặc mặt phẳng dốc với độ dốc > (p (ọ: góc nghiêng tự nhiên của hạt), chiều cao đong hạt trong nhà kho tối đa 4,5 + 5 m. Như vậy muốn tăng dung lượng kho thì phải tăng mặt bằng kho, trừ trường hợp kho bảo quản sản phẩm chế biến đóng bao có thể xây 2-3 tầng. Loại nhà kho có thể bảo quản hại đô rời hoặc dạng đóng bao. Vật liệu làm kho có thể xây bằng gạch, bê tông, gỗ hoặc đơn giản hơn nữa là tre, nứa và lợp lá.

Kho xilô

Kho xilô có cấu trúc dạng hình ống tròn, vuông, hình sao hay lục giác, bát giác. Chiều cao lô hạt trong xilô có thể tới 35 m. Vật liệu xây dựng kho xi lô chủ yếu là bê tông cốt thép hoặc thép. Dung lượng kho xilô lớn và bảo quản rời. Việc xuất nhập kho nhất thiết phải cơ giới, trừ một vài loại có dung lượng nhỏ, đồng thời có trang bị máy gia công chất lượng hạt. Loại kho này thuộc dạng hiện đại nhất hiện nay và được sử dụng phổ biến ở các nước.

Địa điểm xây dựng kho

Yêu cầu nơi xây dựng điểm kho

Để chọn địa điểm xây dựng kho trước hết phải căn cứ theo chức năng của kho để định vùng sỗ xây dựng. Trong vùng này sẽ chọn ra địa điểm xây dựng đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Tiện lợi về giao thông để thuận tiện khi nhập và xuất hạt bàng phương tiện cơ giới. Như vậy kho phải được xây dựng gần đường giao thông, trước hết phải có đường bộ.
  • Những nơi có nhiều sông và kênh rạch như đồng bằng sông Cửu Long cần kết hợp thêm đường thủy vì vận chuyển đường thủy kinh tế hơn.
  • Trường hợp dung lượng của điểm kho trên 10.000 tấn cần lưu ý thêm đường sắt. Không nhất thiết phải xây kho cạnh đường sắt mà chi gần để tiện việc đấu nối.
  • Điểm kho phải ở thế đất cao, không bị ngập lụt, kể cả khi mưa bão lớn và dễ thoát nước khi trời mưa. Mức chịu lực của đất phải lớn hơn hoặc bằng 2,0 -ỉ- 2,5 kg/cm2 để xây nhà kho và 3,0 3,5 kg/cm để xây kho xilô.
  • Điểm kho không gần trường học, nơi nghỉ mát, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, các nhà máy hóa chất, không nằm trong khu dân cư, trường hợp gần thành phố hay làng mạc cần tính tới hướng gió.
  • Diện tích đất của điểm kho nên có dạng hình chữ nhật để dễ bố trí các công trình. Trường hợp có xuất nhập hạt bằng tàu hòa thì tỷ lệ cạnh hình chữ nhật tốt nhất là 2:1. Trường hợp chỉ xuất nhập kho bằng các phương tiện vận chuyển khác thì không nhất thiết phải tuân theo tỷ lệ này.
  • Để xác định diện tích điểm kho phải căn cứ vào khối lượng hạt cần bảo quản, dạng nhà kho, kho xilô hoặc mức độ cơ giới xuất nhập kho và máy móc gia công chất lượng hạt…, hay nói cách khác là phải có nhiệm vụ thiết kế đầy đủ làm cơ sở cho thiết kế sơ bộ, xác định được diện tích của từng công trình kể cà diện tích dự trữ cho mở rộng khi cần.
  • Trong điều kiện khí hậu nắng nóng như nước ta thỉ khi tính diện tích điểm kho nên có chỗ để làm sân phơi.
  • Khi chọn địa điểm cần tính đến khả năng cung cấp điện, nước và các nguồn năng lượng khác để giảm vốn đầu tư cho những nội dung này.
  • Việc cuối cùng sau khi khảo sát là phải vẽ được bản đồ, địa hình vùng đất dự kiến xây dựng điểm kho với tỷ lệ 1:1000 và hoa gió — ghi rõ tốc độ và tần suất gió theo các hướng khác nhau trong năm.

Tổng mặt bằng điểm kho

Tổng mặt bằng hay còn gọi là tổng bình đồ là bàn vẽ thể hiện sự bố trí của tất cả các công trình sẽ được xây dựng trên diện tích của điểm kho. Sau khi tính toán chính xác diện tích của từng công trình được thể hiện băng kích thước thì thiết lập bảng liệt kê theo ba nhóm sau:

  • Nhóm thứ nhất: Các công trình chính phục vụ trực tiếp cho quá trình công nghệ như: các loại kho, nhà máy sấy, các bộ phận nhập và xuất kho, sân phơi, trục giao thông chính, nhà hỏa nghiệm, cân, ô tô…
  • Nhóm thứ hai: Các công trình phục vụ cho sản xuất như trạm biến thế, trạm bơm, bể nước ngầm, kho vật tư, nhà chứa các máy và thiết bị vận chuyển, nhà sửa chữa cơ khí và đồ mộc, gara ôtô, nhà chứa xe và dụng cụ chữa cháy…
  • Nhóm thứ ba: Các công trình đời sống như: nhà ở, nơi làm việc cho cán bộ và các công trình phục vụ khác.

Lưu ý

  • Bố trí mặt bằng là sắp xếp nhóm các công trình chính trước, đảm bảo quá trình nhập hạt, gia công chất lượng, bảo quản và xuất kho theo một quy trình liên hoàn không chồng chéo nhau.
  • Tiếp sau đó là bố trí các công trình thuộc nhóm thứ hai để phục vụ sản xuất thuận lợi theo con đường ngắn nhất.
  • Nhóm công trình thứ ba xếp sau cùng ở đầu hướng gió, trừ nhà vệ sinh. Mồi công trình phải cỏ đường đi đến thuận tiện. Các đường chính vào khu sản xuất phải đảm bảo đủ rộng cho xe tránh nhau, không có đường cụt.
  • Khoảng cách giữa các công trình phải đảm bảo theo quy định phòng cháy chữa cháy.
  • Phần đất dự kiến để mở rộng sau này được bố trí liền kề nơi phần xây dựng các công trình chính.
  • Trong tổng mặt bằng phải thể hiện tường bảo vệ, cổng chính và cổng phụ nếu có.
  • Không có ao hồ và không trồng cây hay vườn hoa, vườn cỏ trong điểm kho để hạn chế chim chuột và côn trùng xâm nhập ẩn náu; các cửa cống, rãnh phải có lưới để ngăn chuột.

Gia Duc Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi