Nước ta xét về vị trí địa lý thì nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của độ cao địa hình và gió mùa đông bắc mùa đông nên có thể nói Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh ở miền Bắc.

Cả nước được chia thành 6 vùng khí hậu khác nhau. Đó là:

1. Vùng Tây Bắc Bộ

Được dãy Hoàng Liên Sơn che chắn gió mùa đông bắc nên khu vực này được coi là ấm nhất (trừ vùng núi cao) và khô nhất ở miền Bắc. Khi khu vực Đồng bằng Bắc Bộ ẩm ướt (tháng 3) thì khu vực này khá khô ráo. Tuy nhiên, mùa nóng (tháng 7 – 8), vùng này có mưa nhiều, mưa lớn nên độ ẩm không khí cao và gặp nhiều khó khăn khi vận chuyển nông sản.

2. Vùng Đông Bắc Bộ (bao gồm khu vực Hà Nội)

Đất thấp và chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc nên vùng này khá nóng, khá ẩm trong mùa nóng nhưng khá lạnh trong mùa đông, có nhiều ngày trong mùa lạnh, nhiệt độ không khí có thể xuống dưới 0°c ở vùng núi cao. Vùng này cũng là vùng có nhiều bão nhất ở nước ta. Trung bình hàng năm có tới 5 – 10 cơn bão hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến vùng này. Bão về mang độ ẩm không khí cao nên kho tàng, bao bì nhanh hư hỏng và gây lụt úng tại nhiều nơi.

Trong vùng, chỉ có khoảng 3 tháng trong năm (tháng 10 – 12) có độ ẩm không khí thấp (dưới 80%). Có 2 thời điểm trong năm, độ ẩm không khí rất cao (tháng 3, 4 và tháng 8, 9).

3. Vùng Bắc Trung Bộ 

Từ Nghệ An đến Thừa Thiên – Huế. Vùng này có đặc điểm khí hậu gần giống vùng Đông Bắc Bộ nhưng ấm hơn, có thể có gió Tây (gió Lào) tháng 4-5 và mùa mưa thường đến muộn (tháng 11-1 năm sau).

4. Vùng Nam Trung Bộ 

Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Vùng này ấm hơn vùng Bắc Trung Bộ do chịu ảnh hưởng yếu của gió mùa đông bắc nhưng mưa muộn và rất lớn mỗi khi có gió mùa đông bắc tràn về phía bắc (tháng 11 – 12).

Có một vùng được coi là nóng nhất nhưng cũng khô nhất cả nước. Đó là vùng Ninh Thuận, Bình Thuận. Do có khí hậu biển và độ ẩm không khí thấp nên tại đây có thể phát triển tốt một số cây trồng và vật nuôi, mà những nơi khác khó phát triển như : Nho, tỏi, cam, thanh long, bò, cừu, đà điểu,…

5. Vùng Tây nguyên Trung Bộ

Nằm ở độ cao trên 500m trên mực nước biển và có đất đỏ badan, vùng này có lợi thế lớn để phát triển các cây công nghiệp như cao su, cà phê, điều, ngô,… Hạn chế lớn nhất của vùng này là thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô (tháng 11 – tháng 2 năm sau). Tuy nhiên, có thể thấy vùng này cơ bản là thuận lợi cho bảo quản nông sản nói chung và bảo quản hạt nói riêng.

6. Vùng Nam Bộ

Không ảnh hưởng của bão và gió mùa đông bắc nên vùng này có thời tiết khá ổn định, đặc biệt là nhiệt độ không khí. Mùa khô ở vùng này cũng gây khá nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống, nhưng lại khá thuận lợi cho bảo quản nông sản.

Gia Duc Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi