Nấm rơm rất lành tính, nhưng không hẳn là an toàn tuyệt đối. Bài viết sau sẽ chỉ ra những rủi ro khi dùng nấm rơm sai cách và hướng khắc phục.
Nấm rơm tươi và được nuôi trồng đúng cách không hề độc. Hơn thế, nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và nhiều hoạt chất giúp phòng tránh bệnh tật khác.
Tham khảo: Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của nấm rơm
Không rửa quá kỹ: Vì thân nấm rơm xốp, không nên ngâm nấm trong nước lâu và chà rửa quá mạnh để tránh làm bề mặt nấm bị tổn thương và nhanh hỏng. Hãy rửa nhanh dưới vòi nước nhỏ, sau đó lau khô bằng khăn sạch trước khi chế biến.
Bảo quản nấm tươi trong tủ lạnh nếu muốn giữ trên 3 ngày: Nấm rơm có thể giữ tươi được trong thời gian 4 ngày nếu để ở nhiệt độ 10 – 15 độ C trong ngăn mát tủ lạnh. Còn nếu muốn bảo quản lâu hơn thì hãy bọc nấm rơm vào những túi hút chân trước khi bỏ vào tủ lạnh.
Không để nhiều nấm đè lên nhau: Nấm rơm nhẹ, nhưng để nhiều lớp chồng lên nhau thì vẫn sẽ gây dập hỏng. Nếu cần bảo quản cùng lúc một lượng lớn nấm rơm, bạn nên dùng kho lạnh bảo quản nấm rơm là tốt nhất.
Dùng đủ dầu ăn khi xào nấm: Sử dụng lượng dầu phù hợp với lượng nấm, tránh đổ quá ít dầu vào chảo để tránh nấm bị cháy, dễ sinh độc tố. Nhưng cũng không nên đổ quá nhiều dầu, vì ăn quá nhiều dầu sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
Chế biến chín 100%: Để đảm bảo vệ sinh và an toàn thì nhất định phải chế biến chín 100%, nên đun sôi nấm rơm trong thời gian 10-15 phút để loại bỏ hết vi khuẩn gây bệnh.
Mặc dù nấm rơm lành tính, song cũng như các loại rau củ khác, không nên ăn quá nhiều và liên tục trong thời gian dài. Bạn có thể ăn cách nhật hoặc cách tuần, đồng thời theo dõi sự biến chuyển của cơ thể để bổ sung hoặc giảm bớt cho phù hợp.
Theo y học cổ truyền: nấm có vị ngọt, tính mát. Theo đó, bạn không nên chế biến nấm rơm cùng những món như thịt lạnh, rau lạnh và nhất là không nên uống chung với nước lạnh bởi sẽ dễ khiến bạn lạnh bụng, đau bụng thậm chí là tiêu chảy.
Khi các loại thực phẩm có tính hàn mạnh kết hợp cùng nhau, chúng có thể khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề: