Không ngẫu nhiên mà nấm rơm được người Việt Nam thích ăn, bởi nó rất tốt cho sức khỏe con người nhờ giá trị dinh dưỡng cao và chứa nhiều hoạt chất giúp phòng chữa bệnh tật. Dù tiềm ẩn một chút nguy cơ khi sử dụng, đây vẫn là loài nấm được xem là lành tính nhất.
Bảng giá trị dinh dưỡng trong 100g nấm rơm tươi
Chất dinh dưỡng | Khối lượng |
Calo | 22 |
Chất đạm | 2,6 g |
Bột đường | 3,5 g |
Chất xơ | 1,5 g |
Chất béo | 0,2 g |
Vitamin B2 (Riboflavin) | 0,44 mg |
Vitamin B3 (Niacin) | 5,51 mg |
Vitamin B5 (Axit Pantothenic) | 0,31 mg |
Vitamin B6 | 0,16 mg |
Vitamin B9 | 21 g |
Kali | 448 mg |
Phốt pho | 84 mg |
Sắt | 0,76 mg |
Kẽm | 1,04mg |
Đồng | 0,25 mg |
Selen | 9,7 g |
Nấm rơm là thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều chất đạm, rất ít chất béo và giàu Vitamin.
Ăn nấm rơm rất tốt, có cả tác dụng cải thiện sức khỏe và hỗ trợ phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Nấm rơm có nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ giúp duy trì nhu động ruột đều đặn, giảm táo bón và hỗ trợ môi trường đường ruột khỏe mạnh. Sức khỏe tiêu hóa và đường tiêu hóa của bạn có thể được hưởng lợi từ việc ăn những loại nấm này.
Giúp xương chắc khỏe: Nấm rơm chứa nhiều canxi, đồng thời cũng là một trong những nguồn thực phẩm giàu vitamin D nhất. Cả hai chất này đều rất cần thiết cho sự phát triển của xương. Bổ sung nấm rơm trong khẩu phần ăn sẽ giúp tăng cường sức khỏe và phòng tránh các bệnh xương khớp.
Phát triển cơ bắp: Các nghiên cứu đã cho thấy, trong 100g nấm rơm chứa tới 2,5g protein. Lượng protein này quá đủ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cơ thể, giúp duy trì các phản ứng hóa học và làm cho cơ bắp chắc khỏe hơn.
Tăng cường hệ miễn dịch: Hàm lượng những loại vitamin trong nấm rơm rất cao giúp ích cho hoạt động của hệ miễn dịch. Ngoài ra, thành phần chất chống oxy hóa mạnh trong nấm rơm còn mang đến lợi ích bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do, nhiễm trùng, từ đó giúp chữa lành vết thương, vết loét.
Có ích cho hệ tim mạch: Khoáng chất kali và đồng trong nấm rơm giúp ích cho hoạt động của hệ tim mạch. Nếu như kali duy trì chức năng mạch máu hoạt động ổn định thì đồng với đặc tính chống vi khuẩn giúp ngăn ngừa các cơ quan nội tạng bị viêm nhiễm. Thêm vào đó, ăn nấm rơm còn làm giảm cholesterol trong cơ thể. Hàm lượng chất đạm cao trong nấm khá lành mạnh, có khả năng đốt cháy cholesterol.
Làm chậm quá trình lão hóa: Chất chống oxy hóa có trong nấm rơm làm giảm tình trạng mất cân bằng oxy hóa trong cơ thể – Nguyên nhân của nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm như xơ vữa động mạch, ung thư, tiểu đường, tổn thương gan, thấp khớp.
Bên cạnh các lợi ích tuyệt vời kể trên, ăn nấm rơm còn giúp giải nhiệt, tăng cường trí nhớ. Nấm rơm xào thịt ếch hoặc thịt chim sẻ ăn lúc nóng có tác dụng kích thích ham muốn.
Ngăn ngừa thiếu máu: Nấm rơm có đủ hàm lượng sắt thiết yếu cho cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu.
Chống viêm: Nhiều bệnh trở nặng hơn do viêm mạn tính. Nhiều hoạt chất sinh học trong nấm rơm có khả năng chống viêm hiệu quả. Ăn nấm rơm thường xuyên có thể làm giảm chứng viêm cơ và cải thiện sức khỏe nói chung.
Ngăn ngừa ung thư: Nấm rơm có khả năng ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển, cụ thể là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Chất Axit linoleic liên hợp trong nấm rơm có công dụng làm giác tác động của hormone estrogen, ngăn cản nồng độ nội tiết tố này tăng lên quá cao, từ đó giảm nguy cơ ung thư vú. Hợp chất beta-glucans trong nấm rơm giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Chất selen có mặt trong thành phần nấm rơm còn có công dụng ức chế, giảm thiểu số lượng tế bào ung thư.
Tốt cho người bị tiểu đường: Lượng chất béo và carbohydrate thấp trong nấm rơm rất tốt cho sức khỏe. Ăn nấm rơm có ích cho hoạt động của gan, tuyến tụy cùng nhiều tuyến nội tiết trong cơ thể, tăng sản sinh insulin ở mức độ thích hợp.
Trong đông y, nấm rơm có vị ngọt, tính hàn, bổ tỳ, ích khí, tiêu thực, khử nhiệt. Một số nơi còn dùng nấm rơm làm thuốc để chữa bệnh thiếu máu, liệt dương, béo phì, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.
Nếu được bảo quản, chế biến và sử dụng sai cách, nấm rơm cũng có thể gây hại nhẹ cho người dùng.
Tham khảo: Cách bảo quản nấm rơm dài ngày tươi ngon
Ăn nấm rơm rất tốt, vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng và vi chất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài ra trong nấm rơm cũng có nhiều hoạt chất có tác dụng phòng ngừa bệnh tật.
Ăn nấm rơm để qua đêm không hề tốt. Bởi sau khi nấu chín, nấm rơm dễ bị vi khuẩn tấn công ở nhiệt độ từ 5~60 độ C, sinh ra nhiều chất độc.
Bạn chỉ nên ăn nấm rơm sau khi nấu chín trong vòng 3 giờ. Nếu muốn bảo quản qua đêm thì phải bọc kín rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ thấp. Không ăn nấm rơm để qua đêm ở nhiệt độ phòng, đặc biệt vào ngày nóng bức.
Một số ít người có thể bị dị ứng khi ăn nấm rơm. Các biểu hiện tiêu biểu là phát ban, khó thở, sưng tấy trong miệng.