Phòng và trừ côn trùng, động vật phá hoại sản phẩm trong kho là hai việc làm khác nhau nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau.

Dựa trên cơ sở hiểu biết về đặc điểm cấu tạo, điều kiện sinh thái và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sống của côn trùng trong kho, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề ra những biện pháp có hiệu quả nhất. 

Phương pháp phòng trừ côn trùng trong kho

Biện pháp đề phòng 

Đề phòng là biện pháp tích cực, toàn diện và có lợi nhiều mặt đề phòng tức là dựa vào quy luật phát sinh phá hoại của các loại côn trùng, thực hiện thường xuyên và có hệ thống mọi biện pháp không cho côn trùng lây lan, ngăn ngừa và tiêu diệt mọi điều kiện sinh sống thuận lợi của nó không để cho nó phát triển phá hoại.

Để đề phòng côn trùng triệt để cần đáp ứng các yêu cầu sau đây :

  • Tiến hành biện pháp kiểm dịch chặt chẽ, nghiêm ngặt để đề phòng sự lan từ địa phương này sang địa phương khác, từ nước ngoài vào nước ta. Đây là biện pháp hàng đầu có tác dụng ngăn chặn tốt.
  • Đề phòng côn trùng xâm nhập vào nông sản phẩm đảm bảo mọi tiêu chuẩn kỹ thuật nhập kho.
  • Thường xuyên kiểm tra phát hiện kịp thời sự xuất hiện và diễn biến của côn trùng để có biện pháp xử lý kịp thời thích đáng.
  • Tiến hành kiểm tra định kỳ, hai lần trong một tháng.
  • Kiểm tra mọi nơi trong kho và các dụng cụ máy móc thiết bị, kiểm tra các phương tiện vận chuyển kỹ thuật kiểm tra dựa trên cơ sở nguyên tắc của công tác kiểm nghiệm.
  • Kho bảo quản nông sản phẩm phải vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, ngàn nắp khô ráo. Bản thân các nông sản cũng phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn không nhiễm côn trùng khi thu nhập.
  • Để đề phòng mốc xâm nhập từ tường vào và từ đất lên, đồng thời để làm mất nơi ẩn nấp của các loại côn trùng khác, sản phẩm hàng hóa cần phải xếp cách xa tường 69cm, xa đất 50 cm và xa trần nhà 80 cm.
  • Thực hiện cách ly triệt để giữa sản phẩm cũ và mới, tốt và xấu, giữa sản phẩm khô và ướt, sản phẩm có côn trùng, và không có côn trùng, nhằm mục đích ngăn ngừa sự lây lan của côn trùng.
  • Ngoài ra đối với cán bộ nhân viên sau khi làm việc ở những nơi có côn trùng phá hoại phải quét giũ quần áo, đồ dùng sạch sẽ, đảm bảo không có côn trùng mới vào kho, hoặc tiến hành xử lý các dụng cụ kho tàng, sản phẩm có sâu hại cần phải đề phòng sự lây lan của nó.

Biện pháp diệt trừ

Căn cứ vào mức độ sâu hại sản phẩm trong kho tùy theo điều kiện kỹ thuật và kinh tế, tùy theo các loại sâu kho mà chúng ta áp dụng những biện pháp diệt trừ khác nhau, nhằm thu được hiệu quả cao nhất.

Biện pháp vật lý

Là biện pháp áp dụng khá phổ biến. Nó là biện pháp đơn giản, không yêu cầu kỹ thuật cao và cầu kỳ, nhưng tốn nhiều công sức. Trong biện pháp vật lý được chia làm 2 loại.

Biện pháp cơ học

Là biện pháp có thể dùng sàng sảy quạt hoặc chải quét, phương pháp này một phần côn trùng sẽ bị chết, phần khác có thể rơi lẫn vào bụi, rác tác khỏi sản phẩm chú ý khi dùng sàng hay quạt thử cũng phải bố trí xa kho hoặc xung quanh phải có tuyến phòng côn trùng lây lan sang kho khác. Tạp chất và bụi rác phải đổ xa hoặc đốt.

Bên cạnh đó, người ta có thể dùng biện pháp đóng mở cửa kho để diệt một số côn trùng có đặc tính thích bay bổng như mọt đục thân, mọt thóc đỏ, mọt gạo thò đuôi, v.v… dùng bẫy đề đèn để diệt những loại ưa ánh sáng hoặc có thể dùng cách bịt kín mặt sản phẩm để diệt bướm…

Biện pháp nhiệt học

Nguyên tắc của biện pháp này là người ta có thể tăng cao nhiệt hoặc giảm thấp nhiệt độ để diệt côn trùng, nhưng không làm ảnh hưởng xấu đến hạt giống và các sản phẩm trong kho.

Ở một số kho không chứa hàng, người ta có thể xử lý bằng hơi nước nóng nén ở áp suất cao trên 10 atm để diệt những côn trùng ẩn nấp trong các khe hở vách tường ván sàn… hiệu quả cũng khá tốt. Hoặc có thể dùng nhiệt độ thấp để tiêu diệt sâu mọt. Ví dụ nhiệt độ 10°C trong vòng 12 giờ để tiêu diệt được mọt đậu xanh.

Người ta có thể còn lợi dụng nhiệt độ tự nhiên hoặc nhiệt độ nhân tạo, có thể dùng ánh sáng mặt trời để phơi hạt cũng có tác dụng tiêu diệt côn trùng trong kho.

Ở một số nước tiên tiến trên thế giới ngày nay người ta còn sử dụng các tia phóng xạ để diệt sâu mọt. Tia phóng xạ được sử dụng theo hai hướng.

    • Dùng tia X để phát hiện sâu mọt hại trong sản phẩm các loại Sitophilus, Rhizopertha v.v… hoặc sử dụng ở cường độ lớn hơn để trực tiếp diệt sâu hại.
    • Dùng tia Ỵ để bất dục hóa côn trùng, người ta dùng tia y xử lý cho con đực của một số loại khiến chúng trở thành bất dục rồi thông qua hoạt động giao phối với các cá thể này, côn trùng cái cũng bị bất dục hóa và dẫn tới tuyệt sinh.

Biện pháp hóa học

Dùng thuốc hóa học để diệt côn trùng trong kho là phương pháp được sử dụng hiệu quả nhất hiện nay ở nước ta và trên thế giới. Có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có công dụng riêng biệt và tính chất sử dụng cũng khác nhau. Muốn sử dụng tốt và có hiệu quả cần phải đạt các yêu cầu sau đây :

  • Hóa chất được dùng phải có độc lực cao (thuốc phải có hiệu quả cao đốì với côn trùng).
  • Hóa chất dễ sử dụng và ít nguy hiểm đối với người. Rất ít hoặc không ảnh hưởng đến chất lượng của hạt và sản phẩm trong kho.
  • Hóa chất được sử dụng không ăn mòn vật liệu xây dựng các dụng cụ và thiết bị trong kho.
  • Hóa chất phải có tính ổn định cao, khó nổ, khó cháy và rẻ tiền.

Trong thực tế hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên những căn cứ vào tính chất đầu độc và con đường nhiễm độc của thuốc mà người ta chia các loại thuốc dùng thành ba loại.

  • Chất độc tiếp xúc
  • Chất độc vị độc
  • Chất độc xông hơi

Các hóa chất xông hơi được sử dụng phổ biến trong công tác bảo quản nông sản phẩm hiện nay.

Diệt côn trùng trong kho bằng các hóa chất xông hơi hiện nay được sử dụng rộng rãi hơn cả vì nó có thể áp dụng với nhiều đối tượng khác kể cả các loại hạt và những sản phẩm chế biến khác khi dùng thuốc xông hơi, thuốc sẽ có tác động vào đường hô hấp loại côn trùng bị ngạt hoặc bị ngộ độc chết.

Ưu điểm của hóa chất xông hơi là sát trùng triệt để vì ở thể hơi thuốc có thể xâm nhập vào bất cứ chỗ nào trong kho. Tuy nhiên nó cũng rất nguy hiểm đối với người và gia súc. Các hóa chất có thể sử dụng là :

Thuốc CS2 (Sunfua Carbon)

Là một chất lỏng trong suốt dễ bay hơi, t mùi thối, cứ 1 lít dạng lỏng cho 375 lít hơi. Nó ăn mòn nhựa, cao su, không ăn mòn kim loại. Hơi CS2 nặng hơn không khí 2,63 lần nên khi sử dụng phải để trên mặt sản phẩm. Nó dễ bốc cháy và rất dễ nổ.

CS2 độc đối với người và gia súc. Đối với hạt nó không ảnh hưởng đến độ nảy mầm và chất lượng hạt. cs2 không dùng để diệt côn trùng những sản phẩm có nhiều chất béo. Lượng thuốc dùng 150 g – 375 g/m 3 sản phẩm, tùy theo chiều cao đống sản phẩm. Nếu sản phẩm cao 1 m, lượng dùng 225 g – 315 g. Nếu sản phẩm cao 1,5 – 2 m, lượng dùng 285 – 375 g.

Thời gian giữ thuốc 24 – 48 giờ mới xả khí. Sau khi xả khí phải có thời gian giải độc mới được lấy được hàng. Nếu dùng xử lý cho kho bạc bịt kín thì lượng thuộc có thể tăng từ 200 – 400 g/m3 hàng.

Bromua metyl 

Là chất lỏng không màu, dạng hơi nặng hơn không khí 3 lần, có tính thẩm thấu mạnh. Khó cháy so với CS2. Loại này có độc tính cao. Có thể dùng cho tất cả các loại nông sản và để khử trùng kho không. Nhưng đối với mọt nó ít tác dụng.

Bromua metyl không có mùi vị cho nên khi sử dụng phải chú ý, nếu không sẽ rất dễ bị ngộ độc, phương pháp sử dụng phức tạp hơn, phải dùng ống cao su dẫn hơi vào cho tới khi đủ liều lượng thì khóa lại.

Liều lượng dùng: trung bình từ 40 – 50g trên 1m3 sản phẩm. Thời gian phun thuốc là 24 – 48 giờ. Nhiệt độ trong kho không được thấp hơn 14°c.

Thuốc Cloropicrin (CCI3NO2)

Cloropicrin còn gọi là khí chảy nước mắt. Nó là chất lỏng màu xanh, nặng hơn không khí 5,7 lần, khó tan trong nước dễ tan trong rượu ête, benzen. Để lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc đốt nóng sẽ phân hủy thành photzen, benzen (COCI2) và Clorua Nitrozin, loại này rất độc đối với người liều chế tử 13 mg/1kg trọng lượng cơ thể. Chỉ dùng cho kho không có sản phẩm, cho hạt lương thực và hàng nông sản khác, không dùng cho hạt giống và bột chế biến.

Khi có không khí ẩm nó sẽ phân hủy thành HC1 và HNO2 nên nó ăn mòn kim loại. Liều lượng dùng đối với sản phẩm có chiều cao hơn 1 m là 40 – 50 g trên 1m3 sản phẩm. Nếu chiều cao thấp hơn 1m thì dùng 20 – 25 g/m3 sản phẩm. Sau khi phun thuốc cần giữ với thời gian 36 – 72 giờ mới xả khí.

Để tăng độ bay hơi và độ độc, người ta thường trộn thêm với tetraclclorua Carbon.

Khi dùng CCI3NO2, thủy phần của hạt không được cao hơn 15%. Kho phải đảm bảo kín, nhiệt độ trong kho không dưới 15°c.

Thuốc Dichloroethane (C2H4CI2)

Dichloroethane là chất lỏng trong suốt, không màu, có mùi giống clophan. Ở dạng hơi nặng hơn không khí 3 lần và dễ cháy. Thuốc này không ảnh hưởng đến độ nảy mầm của hạt và không ảnh hưởng đến mùi vị, phẩm chất của nông sản. Loại này không dùng vối những sản phẩm có chất béo.

Liều lượng dùng trong kho từ 350 – 500 g/m3 sân phẩm thời gian giữ thuốc từ 96 – 192 giờ. Nếu xử lý ồ lều bạt bít kín ngoài trời thì lượng thuốc dùng tăng lên gấp 1,5 lần.

Để tránh khả năng bốc cháy và gây nổ của Dicloruaetan người ta thường trộn với Tetraclorua carbon với tỷ lệ 1/4 theo trọng lượng.

Thuốc Axit Xyanhydric (HCN)

Axit xyanhydric là một chất lỏng, không màu, có mùi như mùi hạnh nhân đắng, dễ bay hơi, trọng lượng riêng 0,96, có sức thẩm thấu mạnh. Nó là loại thuốc rất độc, hiện nay ít dùng. Muốn có HCN thường không dùng trực tiếp mà người ta dùng muối của nó như KCN, NaCN, Ca(CN2)2, người ta cho vào bình sứ H2SO4 và nước theo tỷ lệ H2SO4/H2O = 1/2 sau đó bỏ KCN hoặc NaCN vào với trọng lượng bằng H2SO4 phản ứng sẽ xảy ra và sinh ra HCN. Dung dịch dễ bay hơi.

Lượng dùng trong kho: cứ 1m3 kho cho khoảng 10 – 12 g NaCN hoặc KCN và 10 – 15 g hoặc 18 g H2SO4 cùng với 30 – 35g nước.

Thời gian giữ thuốc là 24 – 36 giờ. HCN không làm giảm độ nảy mầm của hạt giống nên có thể dùng xử lý cho các kho giống, kho lương thực…

Thuốc Tetraclorua Cacbon 

Tetraclorua cacbon là chất lỏng không màu, dễ bay hơi, không cháy, ít tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. Độc tính của thuốc thấp hơn các loại khác nên ít dùng mà thường pha trộn với các chất khác. Nó không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và độ nảy mầm của hạt nên có thể dùng để diệt côn trùng, sâu mọt trong kho giống, hạt, thực phẩm, nông sản và các loại sản phẩm chế biến.

Phương pháp sử dụng giống như loại thuốc CCl3Ca3NO2, liều lượng dùng tương tự như Dicloroetan.

Thuốc lưu huỳnh (S)

Phương pháp chủ yếu là đốt lưu huỳnh (S) thành khói để diệt trừ nấm bệnh, côn trùng, các loại ngài, nhất là loại bộ cánh cứng- Lưu huỳnh đặc biệt không dùng cho hạt, kể cả hạt giống, bột tấm, cám… Nó ảnh hưởng đến mùi vị, độ nảy mầm và có khả năng làm mất màu sản phẩm.

Liều lượng dùng 80 g/1 my sản phẩm, thời gian phun thuốc 12 – 26 giờ. Khi sử dụng, người ta bẻ lưu huỳnh thành từng đoạn nhỏ đễ lên mảnh sành, gỗ và đem đốt.

Thuốc Actellic 2D (Pirimiphos Metyl)

Thuốc có tác dụng tiếp xúc vị độc và xông hơi, được dùng chủ yếu để trừ các loại sâu mọt hại ngũ cốc ở trong kho và trừ ruồi, pán trong nhà ở. Tác động của thuốc Actelic đến sâu hại thể hiện tương đối nhanh và hiệu lực của thuốc dùng ở nhà, trong kho tàng có thể kéo dài hàng tháng khi dùng để trừ sâu hại ngũ cốc trong kho, nhưng không làm cho nông sản nhiễm mùi hôi.

Muốn phun Actellic 2D cho nông sản, trước hết cần làm vệ sinh kho, quét sạch rác ở trong kho có chứa nông sản, sau đó phun thuốc lên sàn, lên vách rồi sau 1-2 ngày mới nhập nông sản. Nếu đựng nông sản trong bao tải, có thể phun thuốc lên mặt ngoài của bao. Actellic 2D còn được dùng để trộn với hạt giống để bảo quản.

Để phun lên tường, sàn nhà, phun lên bề mặt bao bì, cứ 100m2 thì phun 1,25kg Actellic 2D. Để trộn với hạt giống ngũ cốc cứ mỗi một tạ hạt, dùng 20 – 50 g Actellic 2D, hạt càng nhỏ thì lượng thuốc dùng càng nhiều.

DDVP 50EC 

Theo quy định của bộ NN và PTNT thì DDVP là loại hạn chế sử dụng Việt Nam, chỉ được phép sử dụng DDVP ở dạng lỏng với hàm lượng hoạt chất không quá 50%.

DDVP sử dụng để sát trùng kho trước khi cất giữ nông sản và hàng hóa khác, sau khi phun 48 giờ mới xả thuốc. Liều lượng dùng từ 5 – 7 ml/pha với 10 1 nước là phun vào sàn, vách để trừ sâu mọt. Sau khi phun 1 – 2 ngày mới được nhập nông sản vào kho.

Thuốc Bekaphot (B.K.P)

Còn được gọi là (Photphua nhôm ALP) hoặc còn gọi là phosphin.

Đây là loại thuốc được sử dụng rộng rãi trong công tác bảo quản các loại sản phẩm hiện nay. Nó dùng cho nhiều loại hàng nông sản, hạt giống, các loại hạt có dầu, hạt lương thực và các sản phẩm khác, có hiệu quả khá cao. 

Chế phẩm thuốc có 2 dạng :

    • Dạng viêm trục, mỗi viên 3 gam.
    • Dạng bột mịn,

Loại thuốc này ít độc đối với người. Tuy vậy, trong 1 lít không khí mà tồn tại 0,004 mg thuốc đã thấy mùi độc, và có từ 0,01 mg đến 0,14 mg đã làm cho hô hấp khó khăn, mất cảm giác và có khi nguy hiểm.

Người ta đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm khảo sát hiệu lực của Bekaphốt cũng như kỹ thuật sử dụng của nó và đã đi tới kết luận như sau :

    • Bekaphot (Photphua nhôm) là loại thuốc xông hơi mạnh. Với liều lượng từ 6 – 25 g/m3 sản phẩm (có thể 3 g/m3) có tác dụng tiêu diệt với tất cả các loại mọt trong kho (gần 40 loại). Với thời gian hun thuốc từ 24 giờ trở lên có thể diệt gần 40 loại mọt ở thời kỳ sâu non, nhộng và trưởng thành và với thời gian 48 giờ có thể’ tiêu diệt được trứng.
    • Dùng Bekaphot chủ động, giá thành hạ, chi phí thấp trên 1m3 sản phẩm.
    • Bekaphot là loại thuốc có hiệu lực cao nhưng không ảnh hưởng đến nảy mầm của hạt, màu sắc và mùi vị của sản phẩm.
    • Loại thuốc này có thể chuyên chở bằng nhiều bao bì và dùng cho nhiều loại nhưng không dùng với đồng, cho nên nếu xử lý máy vỏ tàu bằng đồng thì phải tủ paraphin và giấy.
    • Dùng Bekaphot dễ sử dụng, phòng hộ lao động đơn giản thời gian thoát khí ngắn :
    • Thuốc có nhược điểm dễ cháy, dễ nổ khi gặp nhiệt độ và ẩm độ cao.

Phòng, trừ chuột trong khi bảo quản nông sản

Phòng ngừa

Chuột là loại động vật sinh đẻ rất nhanh. Nếu trong điều kiện hoàn toàn thích hợp, chuột có thể sinh đẻ quanh năm, nhưng mạnh nhất là mùa xuân.

Chuột rất khôn ngoan, nhanh nhẹn nên việc đề phòng diệt chuột phải có kế hoạch và làm thường xuyên.

Phòng trừ chuột có nhiều biện pháp khác nhau. Để hạn chế tốc độ sinh sản của chuột cần có những biện pháp sau:

  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, xung quanh kho tàng cống rãnh để hạn chế nguồn thức ăn của nó.
  •  Khi thiết kế kho tàng phải chú ý đốn công tác phòng trị ngay từ đầu. Các cửa sổ, lỗ thông hơi, ống máng phải có các lưới chắn để đề phòng chuột làm tổ, phải tích cực tìm phá hang ổ.
  • Thường xuyên kiểm tra theo dõi, phát hiện kịp thời để có biện pháp xử lý.

Các biện pháp diệt chuột

Trong quá trình diệt chuột lâu dài, người ta đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm phong phú. Theo đà khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển các công cụ, vũ khí bắt và giết chuột ngày càng tinh xảo, thuốc diệt chuột cũng ngày càng nhiều lên. Các cách diệt chuột chủ yếu gồm:

  • Diệt chuột bằng khí cụ.
  • Diệt chuột bằng sức người.
  • Diệt chuột bằng biện pháp sinh học.
  • Diệt chuột bằng hoá chất.

Diệt chuột bằng khí cụ

Đây là cách dùng mồi nhử chuột chui vào trong phạm vi của công cụ hoặc khí cụ chế tạo riêng để bắt chuột theo nguyên tắc vật lý.

Tuy khí cụ bắt chuột đơn giản dễ dùng, nhưng chuột rất tinh nhanh, có phản ứng tương đối nhanh trước những sự thay đổi của hoàn cảnh bên ngoài. Vì vậy, cần phải biết cách phân tích tình hình chuột ra sao để áp dụng phương cách thích hợp, mới có thể phát huy tác dụng của khí cụ bắt chuột.

  • Nắm chắc tình hình chuột. Trước khi diệt chuột, phải tìm hiểu giống chuột tại chỗ, mật độ và điều kiện môi trường của chúng, để lựa chọn dụng cụ thích hợp, thời gian và địa điểm đặt bẫy, làm việc có mục tiêu rõ ràng.
  • Trước khi bắt chuột, phải cắt đứt nguồn đồ ăn, làm cho chúng đói đến mức phải sục sạo kiếm ăn, ăn bừa, buộc phải chui vào bẫy.
  • Chọn thức ăn ngọt, thơm làm mồi, nhưng chuột sẽ chán khi ăn mãi một thứ nên phải thường xuyên thay đổi thứ khác, như: dưa, trái cây, khoai lang… Nếu có thể bôi lên trên mồi một chút vị thơm thì hiệu quả nhử chuột càng tăng. Vì vậy, phải dựa vào tính ưa thích và điều kiện môi trường mà chọn lựa thức ăn làm mồi. 
  • Phải luôn thay mồi cho tươi mới tăng sức cám dỗ.
  • Nhử chuột vào trong dụng cụ. Nếu chuột không mắc lừa thì đặt mồi vào khí cụ nhưng không giương bẫy, để chuột ăn thoả thích vài ngày, chúng sẽ mất cảnh giác, sau đó tập trung giương bẫy thì có thể thu được kết quả cao.
  • Địa điểm đặt bẫy. Tuỳ theo nơi ở, nơi hoạt động và nơi kiếm ăn của các giống chuột khác nhau mà đặt bẫy. Có thể đặt bẫy bên trong có mồi nhử cạnh tường, góc nhà, gầm tủ, cách hang một khoảng nhất định; khí cụ bắt chuột không dùng mồi nên đặt tại cửa hang chuột, lối chuột đi, vùng chuột hoạt động… Khi đặt bẫy kẹp chuột, tốt nhất là để thẳng góc với lối đi của chuột và phải khéo ngụy trang.
  • Bẫy đã bắt được chuột rồi thì phải dùng nước sôi rửa sạch, phơi khô rồi mới dùng tiếp. Bẫy phải có cơ cấu sập thật nhạy, chạm vào là sập ngay.

Diệt chuột bằng nhân công

Diệt chuột bằng cách đảo hang đoạt lương thực

Cách đào hang đoạt lương thực để diệt chuột chủ yếu thích hợp với loại chuột đồng làm hang tương đối nông. Đào hang có thể diệt hết cả một ổ chuột. Đối với loại chuột có thói quen tích trữ lương thực thì khi đào hang của chúng vào mùa thu, có thể thu được không ít lương thực. Nhưng đào hang diệt chuột tốn khá nhiều sức, gây hư hại cho bờ ruộng và bãi chăn nuôi, lại dễ đưa sâu bọ có mầm bệnh trong hang chuột lên mặt đất, làm tăng khả năng lây bệnh cho người.

Khi đào hang phải chú ý:

    • Phân biệt chính xác hang có chuột và hang không có chuột.
    • Tìm hết số cửa hang, chỉ chừa lại một cửa, còn thì lấp kín hết các cửa khác, để phòng chuột chạy thoát.
    • Khi bắt đầu đào, chọc một cái que nhỏ và dài (tre hoặc dây thép) vào trong cửa hang chính định đào, đề phòng đất cát lấp mất đường trong quá trình đào. Khi đào tới lỗi rẽ thì phải bịt lại, đào cho đến cuối đường xong mới quay lại đào lối rẽ bị bịt.
    • Không nên để tay trần dò tìm đường trong hang, để phòng chuột, sâu, hoặc các động vật khác cắn bị thương.
    • Khi đào gần đến ổ thì phải chậm lại, moi cẩn thận, đề phòng chuột trong ổ xông ra chạy mất.
    • Đào xong phải huỷ hang đi, lấp cho chặt, đề phòng chuột khác lại dùng làm nơi ẩn náu.

Lợi dụng kẻ thà tự nhiên để diệt chuột

Loài chuột có nhiều chủng loại kẻ thù tự nhiên, như: chim cú, rắn, cáo, mèo, chó v.v… 

Diệt chuột bằng hoá chất

Diệt chuột bằng hoá chất có những ưu điểm sau:

  • Hiệu suất diệt chuột khá cao
  • Sử dụng đơn giản, tiện lợi
  • Chi phí thấp
  • Thấy được kết quả nhanh.

Song nó cũng có những nhược điểm như:

  • Nếu sơ suất, có thể làm cho người và súc vật bị ngộ độc thức ăn.
  • Diệt chuột xong, nếu không kịp thời xử lý những con chuột chết, có thể dẫn đến sự ngộ độc cho mèo và kẻ thù tự nhiên của chuột đến mức tử vong.
  • Có một số chuột có tính chọn lựa, tính chê thức ăn và tính chịu đựng thuốc. Có một số thuốc chỉ có tác dụng đối với một số ít loại chuột. Trong một thời gian ngắn mà liên tục sử dụng một loại mồi thuốc thì chuột thường có thể sinh ra phản ứng bảo vệ nhận biết vị thuốc và chê không ăn. Nếu nhiều lần ăn phải lượng thuốc chưa đủ chết thì chuột có thể sinh ra tính kháng thuốc.
  • Cần phải tiêu phí một số lương thực và các vật phẩm khác.
  • Việc chế tạo một số thuốc chuột khá phức tạp, có khó khăn về nguồn nguyên liệu.

Hóa chất thường dùng để chuột có thể dùng các loại xông hơi như HCN, CHgBr, CCl3NO2 hoặc dùng thuốc trộn với mồi để làm bả diệt chuột. Một số hóa chất thường dùng làm bả chuột.

Phốt phua kẽm: (hiện nay quỵ định hạn chế sử dụng) Zn3P2 còn gọi là Foreba 1%, 5%, 20%.

Cách thực hiện:

Để điều chế bằng cách đốt photpho (p) với bột kẽm.

3Zn + 2P Zn3P2

Với axit nó rất dễ tham gia phản ứng tạo thành PH3. Do đó khi chuột ăn phải Zn3P2 dưới tác dụng của HC1 trong dịch vị dạ dày sẽ xảy ra phản ứng sau :

Zn;jp2 + 6HC1 3ZnCl2 + PH3

PH3 có tác dụng diệt chuột. Dùng Zn3P2 trộn với mồi làm bả độc. Cách trộn mồi, ó nhiều cách có thế trộn như sau:

Cách 1: 

    • Dùng gạo: 2kg
    • Đậu, dầu dừa: 4 thìa canh
    • Phốt phua kẽm: 100 gam

Trộn đều gạo với phốt phua kẽm, hơ dầu dừa trên lửa ấm rồi đổ dầu vào gạo trộn thật đều (gạo có thể nấu thành cơm rồi trộn đều)

Cách 2: 

    • Củ sắn, khoai: 2kg
    • Đậu, dầu dừa: 4 thìa canh
    • Phốt phua kẽm: 100 gam

Sắn, khoai thái ra từng miếng nhỏ bằng đầu đũa xong pha trộn như trên.

Cách 3: 

    • Tóp mỡ, cua, cá, tép nhỏ: 2 kg.
    • Phốt phua kẽm: 100 gam.

Trộn tôm, tép, cá… với thuốc cho đều đem dùng. Các thức dùng làm mồi có thể đem rang cho thơm. Nói chung tỷ lệ trộn mồi thường là 1 thuốc với 20 mồi.

Cacbonat bary

Cacbonat bary cũng có tác dụng diệt chuột. Khi có HC1 trong dịch vị dạ dày chuột thì sẽ xảy pha phản ứng sau :

BaCOg + HC1 BaClz + H2CO:j

BaCl2 là chất độc diệt chuột, loại này trộn với mồi làm bả chuột theo tỷ lệ 20 – 25% BaCCỊ) trong môi. Cách sử dụng như phốt phua kẽm.

Naptyl thioure

Loại này có tác dụng mạnh với chuột cống. Liều chí tử đôi với chuột 6-8 mg/kg chuột. Loại này ít độc đối với người có thể dùng làm bả với tỷ lệ 2 – 3% hoặc phun vào hang chuột.

Lưu ý: Những thuốc trên là những thuốc độc nên khi đánh bả chuột phải chú ý phòng độc hết sức cẩn thận. Trong thời gian đặt bả phải đậy kín các thức ăn phải thông báo xung quanh xác chuột chết phải chôn sâu không vứt bừa bãi để phòng nguy hiểm.

Gia Duc Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi