Quy trình vắt sữa, vận chuyển và thu nhận sữa bò khoa học và hợp lý sẽ giúp đảm bảo chất lượng sữa bò tốt nhất, mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm sữa an toàn và dinh dưỡng.

Quy trình vắt sữa

Vắt bằng tay

Bước 1: Chuẩn bị

  • Dọn vệ sinh chuồng trại
  • Đưa ra khỏi máng phần thức ăn thừa.
  • Dọn phân trên nền chuồng và dội rửa nền chuồng bằng nước.
  • Dùng dây mềm cố định đuôi bò vào hai chân sau.
  • Vệ sinh thân thể và bầu vú của bò sữa:
  • Lau thật khô bầu vú bằng khăn mềm, sạch.
  • Xoa bóp nhẹ lên bầu vú để kích thích.

Bước 2: Kiểm tra bầu vú

  • Vắt bỏ những tia sữa đầu tiên vào ca, sau đó thu vào xô riêng, không đổ xuống nền chuồng.
  • Vắt một vài tia sữa vào một chiếc ca hoặc tách đáy đen và quan sát xem sữa có bình thường không.

Bước 3: Tiến hành vắt sữa

Cần sử dụng 2 tay, vắt cả hai núm vú cùng lúc theo đường chéo: trước trái – sau phải, trước phải – sau trái.

  • Phương pháp vắt vuốt núm vú: Kẹp núm vú giữa ngón trỏ và ngón cái, sau đó kéo xuống phía dưới, đẩy sữa theo chiều ống núm vú cho đến khi sữa ra khỏi lỗ mở núm vú.
  • Phương pháp vắt nắm: Dùng ngón cái và ngón trỏ nắm chặt phía trên núm vú làm cho sữa không trở lại bầu vú được nữa. Lần lượt nắm và xiết chặt các ngón tay lại, làm cho sữa bị đẩy ra ngoài. Sau đó lại mở bàn tay cho sữa chảy xuống núm vú và tiếp tục làm như vậy.

Quy trình Vắt Sữa Bò Bằng Tay

Bước 4: Làm kiệt sữa bầu vú

Khi những tia sữa cuối cùng rất nhỏ và yếu thì dừng vắt sữa, dùng 2 tay xoa lên bầu vú theo chiều từ trên xuống để kích thích lần nữa. Một tay giữ phía trên bầu vú còn tay kia vắt nốt lượng sữa cuối cùng.

Bước 5: Phòng bệnh viêm vú

Nhúng sát trùng núm vú: nhúng núm vú vào một trong các dung dịch sát trùng như iốt 1-2%, lodamam; dung dịch Lugol… (Chú ý: Nhúng ngập 3/4 núm vú trong cốc dung dịch).

Cho bò ăn ngay để bò không nằm xuống, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào ống vú, vì lỗ mở ống núm vú chỉ đóng hoàn toàn sau 30-40 phút.

Vắt bằng máy

Đưa bò vào vị trí cố định. Vệ sinh bầu vú và lau khô chúng trước khi vắt. Khởi động máy vắt sữa bò , khi máy chạy ổn định, kiểm tra độ chân không theo nhịp hút. Sau khi chuẩn bị xong các bước trên là đến khâu tiến hành vắt sữa.

Đưa 4 vòi hút lần lượt chụp vào 4 vú bò. Lưu ý giữ vòi hút tại chỗ cho đến khi vòi hút dính chặt vào vú bò. Trong quá trình vắt sữa, theo dõi dòng sữa chạy trong ống nhựa trong suốt. Khi thấy hết sữa thì ngừng máy. Sau đó dùng tay đưa vào khe hở giữa vòi hút và vú bò thì vòi hút sẽ tự rơi ra.

 

Sơ đồ hệ thống máy vắt sữa bò
Sơ đồ hệ thống máy vắt sữa bò

a, Sơ đồ cấu tạo chung hệ thống máy vắt sữa: b) Bộ phận hút sữa

Lưu ý: 

  • Trong trường hợp vắt sữa bằng tay, sữa được lọc qua vải màn (vài lớp) để loại bỏ những tạp chất có kích thước lớn, có thể phải lọc nhiều lần, sau đó làm lạnh tại chỗ trong thiết bị chuyên dùng.
  • Cần phải ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật vào sữa như vệ sinh vú gia súc, vệ sinh tay người vắt sữa (nếu bằng thủ công) hoặc thiết bị vắt sữa (nếu dùng máy), vệ sinh tiệt trùng các dụng cụ chứa sữa đồng thời tiến hành làm vệ sinh chuồng trại hoặc phòng máy vắt sữa trước khi vắt sữa khoảng một giờ.
  • Người vắt sữa không mắc bệnh truyền nhiễm. Trước khi vắt, phải rửa tay bằng xà phòng, lau khô cẩn thận.
  • Không nên có những tác động từ môi trường bên ngoài tới thần kinh trung ương làm cho động vật sợ hãi như: có tiếng động lạ hoặc người lạ và không nên vắt sữa khi sức khoẻ của động vật giảm sút hay đang mang bệnh.
  • Việc vắt sữa phải được tiến hành do cùng 1 người, vào thời gian nhất định, theo một trình tự vắt sữa.
  • Tốc độ vắt sữa bảo đảm vừa phải, không nên quá nhanh hay quá chậm, đảm bảo thời gian vắt sữa chỉ kéo dài 5 – 6 phút.
  • Loại bỏ tia sữa đầu có nhiều vi khuẩn.
  • Vừa vắt sữa vừa xoa bóp kích thích cho sữa tiết ra.

Vận chuyển

Thông thường các cơ sở chăn nuôi ở xa các xí nghiệp chế biến, vì vậy việc vận chuyển sữa từ nơi sản xuất đến nơi chế biến cũng cần được quan tâm đúng mức.

Để đảm bảo an toàn về chất lượng sữa trên đường vận chuyển cần phải căn cứ vào phương tiện vận chuyển, điều kiện khí hậu, đường xá mà quyết định bán kính nhận sữa. Đối với các nước phát triển, bán kính nhận sữa có thể lên tới 400 – 500km. Ở nước ta với điều kiện không khí nóng, nhiệt độ không khí cao, đường xá xấu, phương tiện vận chuyển chưa tốt (thiếu xe lạnh) nên bán kính nhận sữa nhỏ hơn, thường vào khoảng 50 — 150km.

Để vận chuyển sữa tới nhà máy chế biến, người ta có thể dùng ôtô lạnh, tàu hoả, tàu thuỷ,… Yêu cầu dụng cụ đựng sữa phải là thép không gỉ hoặc nhôm có lớp cách nhiệt.

Trong thực tế, các cơ sở chăn nuôi bò sữa thường không tập trung, có thể cách nhau hàng vài chục kilômet. Để đảm bảo ổn định chất lượng sữa từ lúc mới vắt ra cho đến khi đưa vào chế biến, nhà máy chế biến sữa phải đảm nhận thu gom sữa hàng ngày, sao cho thời gian lưu sữa ở các cơ sở chăn nuôi là ngắn nhất.

Trên hình là sơ đồ xe xitec được sử dụng để thu gom sữa ở các cơ sở sản xuất sữa. Đây là loại xe chở sữa chuyên dùng có hệ thống làm lạnh sữa bằng nước đá lưu thông.

Sơ đồ xe xitec thu gom sữa
Sơ đồ xe xitec thu gom sữa

1-Bồn thu nhận sữa; 2- Đường đi của sữa; 3- Thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống; 4- Đường di của nước đá; 5- Bể chứa đá; 6- Đường ống thu hồi nước đá; 7- Bộ phận nén; 8- Xitec chứa sữa.

Hiện nay, ở một số nước việc vận chuyển sữa được thực hiện theo đường ống. Dùng phương pháp này giảm đáng kể cường độ lao động và đảm bảo chất lượng sữa, việc rửa và sát trùng đường ống có thể thực hiện dễ dàng nhưng vốn đầu tư cao.

Thu nhận sữa

Sữa từ xe lạnh được nối với thiết bị bài khí. Từ đây, sữa được bơm qua lọc rồi qua đồng hồ đo vào thùng tạm chứa. Thông qua chỉ số trên đồng hồ đo sẽ biết được lượng sữa tiếp nhận.

Sữa đến nhà máy đã được làm lạnh đến 4-6°C. Nêu sữa chưa đạt nhiệt độ này thì trước khi đưa vào thùng tạm chứa, sữa được đưa qua thiết bị làm lạnh xuống nhiệt độ 4-6°C.

Sữa mang đến điểm thu được lấy mẫu để xác định chất lượng qua các chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu hoá lý và chỉ tiêu vi sinh vật. Trên cơ sở chất lượng của từng mẫu mà thanh toán với từng người cung cấp sữa.

Với quy mô và quy trình cung cấp sữa hiện nay của công ty sữa Việt Nam, người chăn nuôi mang sữa đến các trạm thu mua mà tại đây sữa được lấy mẫu để kiểm tra độ tươi, vi sinh vật tổng số và khả năng đông tụ. Còn các chỉ tiêu khác được làm tại phòng thí nghiệm trung tâm nhà máy.

Xem thêm: Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sữa

Nhà máy có bộ phận thu nhận sữa, có nhiệm vụ kiểm tra lượng và chất lượng của sữa, có thể dùng cân hoặc đồng hồ đo để xác định số lượng sữa.

Trước khi nhận sữa, cần chú ý tới độ sạch của dụng cụ đựng sữa (thùng chứa, xitec…). Lúc mồ nắp cần xác định mùi của sữa, sau đó khuấy đều, xác định nhiệt độ rồi mới lấy mẫu đi phân tích các chỉ tiêu hoá học, vật lý, sinh học.

Sữa nguyên liệu dùng cho chế biến phải đáp ứng yêu cầu chung dưới đây:

  • Sữa được lấy từ những con bò khoẻ mạnh, không chứa vi khuẩn gây bệnh.
  • Sữa có mùi tự nhiên, không có mùi vị lạ không chứa chất kháng sinh không chứa chất tẩy rửa.
  • Sữa có thành phần tự nhiên.
  • Sữa phải tươi và được làm lạnh ngay đến 4 – 6°C sau khi vắt.

Gia Duc Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi