Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất thanh long lớn nhất thế giới, và loại trái cây nhiệt đới này đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Tuy nhiên, việc xuất khẩu thanh long vẫn còn gặp phải nhiều rào cản, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành.

Rào cản xuất khẩu thanh long

Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm

Một số nước quy định mức MRLs của các loại thuốc bảo vệ thực vật trong quả thanh long theo tiêu chuẩn của Codex, một số nước khác còn đặt ra qui định mức MRLs nghiêm ngặt hơn các quốc gia khác.

Một số nước nhập khẩu thanh long yêu cầu xử lý kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu như xử lý chiếu xạ (thị trường Mỹ, Úc), một số nước khác yêu cầu xử lý hơi nước nóng (thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan),…., kèm theo các tiêu chuẩn về sau thu hoạch, bảo quản và thời gian vận chuyển đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm…. Các qui định về kiểm dịch thực vật được đặt ra để ngăn chặn việc truyền và lây lan các sinh vật gây hại cho thực vật và các sản phẩm thực vật.

Dẫn chứng:

  • Cục Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh (FSA) và Cục Tiêu chuẩn Thực phẩm Scotland (FSS) cho rằng trái thanh long Việt Nam có dư lượng thuốc trừ sâu, tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, FSA và FSS đang đề xuất đưa trái thanh long Việt Nam từ Phụ lục II (sản phẩm phải được xét nghiệm và được cấp giấy chứng nhận an toàn tại Việt Nam trước khi xuất khẩu) sang Phụ lục I (sản phẩm phải được xác minh và tái kiểm thực tế 50% tại cảng đến trước khi được phép lưu thông trên thị trường).
  • Thời gian gần đây, số lô hàng thanh long Việt Nam xuất khẩu liên tục bị cảnh báo từ các nước nhập do bị nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, từ năm 2015 đến nay đã có 17 trường hợp cảnh báo thanh long nhiễm dư lượng các thuốc bảo vệ thực vật gồm: Carbendazim, dithiocarbamates, carbofuran, permethrin, dimethroat, iprodione, azoxystrobin. Trong số đó, các lô hàng thanh long xuất sang Châu Âu và Úc đều bị từ chối vào thị trường những nước này, đồng thời nhà nhập khẩu phải tái xuất về nước hoặc tiêu hủy. 
  • Riêng 2 trường hợp thanh long sấy khô nhập khẩu vào Mỹ nhiễm dư lượng carbendazim bị cảnh báo.
  • Bên cạnh đó, thanh long nhập khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ và Châu Âu bị thông báo không tuân thủ vì nhiễm các đối tượng kiểm dịch thực vật nước họ, các đối tượng sinh vật hại được tìm thấy là Fusarium solani, Fusarium semitectum, Curvularia lumata, cladosporium oxysporium, Lepidoptera, pseudococcidae.

Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu; sự phát sinh, phát triển của nhiều loại sâu bệnh hại cùng với giá vật tư phân bón tăng cao ảnh hưởng đến đầu tư sản xuất, giá thành, an toàn thực phẩm và sức cạnh tranh.

Rào cản phi thuế quan

Một trong những hàng rào phi thuế mà hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải khi thâm nhập vào thị trường quốc tế. Một số mặt hàng sẽ cấm nhập khẩu vì mục tiêu bảo vệ đạo đức công cộng, sức khoẻ con người… Cùng với đó nhiều mặt hàng sẽ có hạn ngạch nhập khẩu. Các nước thường đặt ra mức nhập khẩu cho một số loại hàng hoá trong một thời kỳ nhất định. Trong xu hướng tự do hoá thương mại, các nước cũng đã dần xoá bỏ cơ chế hạn ngạch.

Khả năng cạnh tranh

Thị trường thanh long toàn cầu rất cạnh tranh, với sự hiện diện của nhiều quốc gia xuất khẩu khác như Thái Lan, Trung Quốc, và các nước Mỹ Latinh. Điều này đòi hỏi các nhà xuất khẩu Việt Nam phải liên tục cải thiện chất lượng sản phẩm và giá thành để duy trì và mở rộng thị phần.

Dẫn chứng:

  • Tổng giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Vina T&T, Trung Quốc (thị trường chính của thanh long Việt) đã mở cửa thị trường nhưng hiện nay nước này đang chủ động canh tác thanh long nên nhu cầu nhập khẩu hạn chế so với các năm trước.
  • Vài năm trở lại đây, diện tích trồng thanh long ở Trung Quốc tăng “thần tốc” và chạm mốc 67.000 ha, sản lượng khoảng 1,6 triệu tấn vào năm 2021 (vượt so với Việt Nam), cùng với mức tăng sản lượng thanh long của nhiều nước khác (Thái Lan, Philippines, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc,…) nên sẽ ảnh hưởng lớn đến nhập khẩu thanh long từ Việt Nam.
  • Ấn Độ cũng đã trồng thành công loại quả này. Mới đây, Chính phủ Ấn Độ quyết định xây lộ trình canh tác lên 50.000 ha trong 5 năm tới, từ 3.000 ha hiện nay.
  • Ngoài ra, Mexico cũng đã canh tác được thanh long khiến thị phần xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và Canada bị hạn chế. Những năm 2010, Việt Nam xuất thanh long vào Mỹ rất tốt. Từ 2019 đến nay, khi Mexico canh tác được giống này đã chiếm thị phần tại Mỹ, Canada khiến Việt Nam không xuất được trái thanh long trắng qua đây (ngoại trừ một số ít loại ruột đỏ do quốc gia trên chưa canh tác được).

Giá, biến động thị trường

Giá thanh long có thể biến động lớn do ảnh hưởng từ cung cầu, đặc biệt là khi có sự thay đổi trong nhu cầu của thị trường lớn như Trung Quốc. Sự biến động giá này có thể ảnh hưởng đến khả năng dự đoán doanh thu và lập kế hoạch kinh doanh.

Đóng gói, vận chuyển và bảo quản

Hệ thống cơ sở sơ chế, đóng gói và kho bảo quản tiên tiến, sản phẩm chế biến sâu còn thiếu, hạn chế về công nghệ.

Yêu cầu xuất khẩu của một số thị trường

Thị trường Trung Quốc

Trước đây, Trung Quốc được coi là thị trường dễ tính đối với quả tươi xuất khẩu của Việt Nam, nhưng kể từ tháng 1/2019, Trung Quốc quy định thanh long nhập khẩu nói riêng và các loại quả tươi nói chung phải có hình ảnh bao bì thông tin truy xuất nguồn gốc gồm: tên, nguồn gốc xuất xứ, tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh.

Tất cả rau quả nhập khẩu vào thị trường này bắt buộc phải kiểm dịch, tuân thủ quy định về các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, quy chế về nhãn mác, luật dán nhãn thực phẩm…

Thị trường Nhật

  • Thanh long phải được Cơ quan bảo vệ thực vật của Việt Nam kiểm tra và cấp giấy chứng thực kiểm dịch không nhiễm sâu bệnh, đặc biệt ghi rõ không bị nhiễm ruồi đục quả.
  • Được Cục Bảo vệ Thực vật chứng nhận thanh long đã được tiến hành khử trùng tại nơi sản xuất bằng hơi nước nóng theo đúng nhiệt độ và quy trình phía Nhật Bản yêu cầu (Cục Bảo vệ Thực vật đóng dấu, dán giấy niêm phong).
  • Bao bì sản phẩm: phải ghi rõ thanh long đã được Cục Bảo vệ Thực vật kiểm tra chứng thực và ghi rõ “for Japan”.

Thị trường Hàn Quốc

  • Đăng ký vườn cây ăn quả xuất khẩu và cơ sở đóng gói với Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam mỗi năm, thường xuyên khử trùng kiểm tra. Các nhân viên bảo vệ thực vật Việt Nam phải thông báo cho cơ quan Dịch vụ kiểm dịch quốc gia Hàn Quốc danh sách vườn trái cây, cơ sở đóng gói và các thiết bị xử lí nhiệt hơi đã được đăng kí trước khi bắt đầu xuất khẩu thanh long.
  • Xử lý nhiệt hơi: Cục giám sát và kiểm tra thường xuyên. Việc xử lí nhiệt được thực hiện trên từng chuyến hàng tại cơ sở đăng kí với sự tham dự của thanh tra kiểm dịch thực vật Hàn Quốc và Việt Nam.
  • Đóng gói và dán nhãn: đóng kín trong mỗi thùng đóng gói theo quy định của Cục Bảo vệ Thực vật và lô hàng phải được bao phủ bằng lưới chống côn trùng. Trên bao bì phải được dán nhãn “for Korea” và tên” hoặc số đăng kí của các vườn trái cây và cơ sở đóng gói.
  • Chứng nhận và kiểm tra xuất khẩu: việc kiểm tra xuất khẩu sẽ được thực hiện trên 2% cùng mẫu đại diện bởi thanh tra kiểm dịch thực vật Hàn Quốc và Việt Nam. Trên giấy chứng nhận sẽ kê khai rõ các chi tiết truy nguyên xuất xứ (nhà vườn, cơ sở đóng gói, cơ sở xử lý nhiệt và quy trình xử lý) cùng các chi tiết về kiểm tra giám sát khác.
  • Kiểm tra nhập khẩu: đến hải quan Hàn Quốc sẽ được thanh tra kiểm dịch thực vật Hàn Quốc kiểm tra nếu thiếu các nhãn theo quy định thì toàn bộ hoặc những phần vi phạm của lô hàng sẽ bị tiêu hủy hay trả lại. Sau đó kiểm tra phát hiện ruồi đục trái và các sâu hại khác.

Thị trường châu Âu

  • Đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu về mặt cảm quan, chất lượng, phải được chứng nhận EUREGAP hoặc GlobalGAP.
  • Bị kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật một lần nữa tại cửa khẩu.
  • Vào siêu thị cần 3 yếu tố: (i) chất lượng sản phẩm; (ii) giá cả cạnh tranh và (iii) khả năng duy trì nguồn cung ổn định.
  • Người tiêu dùng châu Âu chuộng thanh long ruột trắng hơn thanh long ruột đỏ, tốt nhất là trái có kích cỡ nhỏ vừa phải (230 – 300gr/trái).
  • Không nhiễm các loại sinh vật gây hại quy định của thị trường EU  Đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu về mặt cảm quan, chất lượng.
  • Yêu cầu Việt Nam kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với 100% thanh long xuất khẩu sang EU (thay vì chỉ 10%) và quy định mỗi lô thanh long xuất khẩu phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP) do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
  • Đảm bảo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không vượt mức dư lượng tối đa của EC (EU-MRLs) kèm theo kết quả kiểm nghiệm của các phòng thử nghiệm được ủy quyền và áp dụng mức kiểm soát chính thức lấy mẫu với tẩn suất 20% tổng lô hàng (quả thanh long) khi hàng cập cảng EU để kiểm tra mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục các thuốc bảo vệ thực vật trong chương trình giám sát được ban hành theo Điều 29 (2) của Quy định (EC) No 396/2005.

Thị trường Mỹ

  • Phải được Cơ quan Kiểm dịch Mỹ (APHIS) chứng nhận đủ tiêu chuẩn an toàn để nhập khẩu. xử lý chiếu xạ, họ cần thanh long sản xuất theo hướng hữu cơ.
  • Kiểm tra về dự lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích sinh trưởng của cơ quan kiểm dịch Mỹ.

Gia Duc Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi