Nông sản phẩm để lâu trong điều kiện bảo quản không tốt sẽ thấy xuất hiện những hệ vi sinh vật hoặc côn trùng có đủ màu sắc, xanh, xám, đỏ, trắng, vàng… và có mùi mốc thối, rữa… Mỗi nhóm có khả năng thích ứng với điều kiện sinh sống nhất định và trong […]
Nông sản phẩm để lâu trong điều kiện bảo quản không tốt sẽ thấy xuất hiện những hệ vi sinh vật hoặc côn trùng có đủ màu sắc, xanh, xám, đỏ, trắng, vàng… và có mùi mốc thối, rữa… Mỗi nhóm có khả năng thích ứng với điều kiện sinh sống nhất định và trong […]
Nông sản phẩm để lâu trong điều kiện bảo quản không tốt sẽ thấy xuất hiện những hệ vi sinh vật hoặc côn trùng có đủ màu sắc, xanh, xám, đỏ, trắng, vàng… và có mùi mốc thối, rữa… Mỗi nhóm có khả năng thích ứng với điều kiện sinh sống nhất định và trong quá trình phát triển của chúng sẽ làm cho nông sản phẩm hỏng và biến chất.
Dưới đây là một số loại vi sinh vật và côn trùng gây hại trong bảo quản nông sản.
Loại này tồn tại trên hạt tới 90% là do vận chuyển từ rễ cây, thân cây lên hạt, nhất là đối với những loại hạt mới thu hoạch. Những vi sinh vật này cũng tồn tại với một lượng khá lớn ở rễ cây, nó là thành viên chủ yếu ở khu hệ vi sinh vật hạt rễ củ. Điển hình của loại này là Pseudomonas herbicola và Pseudomonas fluorescens.
Phương thức dinh dưỡng của vi sinh vật phụ sinh có khác nhau, chúng có thể trực tiếp phá hoại tế bào ký chủ hay hút những vật chất sống trong ký chủ cho nên không những phá hoại ký chủ mà còn có mối tương quan mật thiết với cường độ trao đổi chất và sức sống của cây (khi vi sinh vật phát triển mạnh) do đó chúng thường có nhiều nhất trên những hạt khỏe mạnh và tươi, còn ngược lại thì rất ít và bị tiêu diệt. Vi sinh vật phụ sinh như Pseudomonas herbicola ở trên hạt có tác dụng ức chế một số nấm và vi khuẩn khác, chúng thường tồn tại đối lập nhau.
Đối với rau quả và một số sản phẩm khác, loại vi sinh vật phụ sinh thường không có hoặc rất ít và không đáng kể.
Vi sinh vật hoại sinh
Vi sinh vật có thể nằm trên bề mặt sản phẩm, có thể ở sâu phía trong nhưng ở trên bề mặt thường nhiều hơn. Vi sinh vật ở trên hạt giống và lương thực phần lớn là các loài hoại sinh. Chúng có thể bám vào bất cứ vị trí nào trên hạt vì nó thường xuyên có mặt trong không khí và trong các hạt bụi.
Vi sinh vật hoại sinh chủ yếu là những loại nấm phát sinh và phát triển rất mạnh trong hạt, cả ở sản phẩm rau quả và một số nông phẩm khác. Một số loại hình chủ yếu thường gặp là Aspergillus Penicillium, Micrococcus colletotrichum sp, Helmintho sporium…
Ở rau quả trong quá trình bảo quản thường mắc bệnh nấm sợi, không khí ẩm của kho bảo quản là điều kiện thuận lợi cho loại này phát triển. Loại nấm mốc Penicillium glaucum thường xuất hiện ở loại rau tươi và các sản phẩm đã được chế biến như mứt quả khô…
Khi bảo quản và vận chuyển cam, chanh, quýt còn bị nhiễm loại nấm màu xanh da trời Penicillium italicum olivacium. Ngoài các nấm ở trên ta còn gặp các loại Mucor ở các sản phẩm có nhiều tinh bột, đường như Mucor stolonifera ở cà chua, nấm sợi và nấm ruồi cũng thấy xuất hiện trên sản phẩm rau quả.
Các loại vi sinh vật hoại sinh này không những phá hoại trên hạt, trên rau quả mà nó còn phá hoại trên các loại bột là sản phẩm chế biến từ hạt.
Đặc điểm sinh sống của vi sinh vật hoại sinh là từ những chất hữu cơ bị phá hủy, chúng lấy thức ăn đồng thời phá hoại, những cơ thể có sức sống thấp và tính chống yếu.
Ví dụ : Loại Aspergillus và Penicillium không những có loại men có năng lực phân giải rất lớn mà còn có khả năng tiết ra những chất độc đối với nông phẩm, nhất là chúng có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện áp suất thẩm thấu cao và ôn ẩm độ thấp, nên tính nguy hiểm của nó trong bảo quản rất lớn về nguồn gốc phát sinh loại vi sinh vật hoại sinh
Vi sinh vật ký sinh, bán ký sinh và cộng sinh
Ký sinh theo ý nghĩa rộng là có sự kết hợp giữa ký chủ và vật ký sinh một cách mật thiết. Vật ký sinh có quan hệ với ký chủ ở chỗ:
Lấy chất sinh trưởng của ký chủ (toàn bộ hay từng bộ phận) ở một tình trạng nhất định, do sự kết hợp đó mà ký chủ bị hại.
Hoặc có thể ký sinh gây hại cho ký chủ không lớn và cũng có thể ở tình trạng sự kết hợp đó về một ý nghĩa có thể thỏa mãn yêu cầu của đôi bên. Loại đó ở một điều kiện nhất định, sự kết hợp hai bên đều có lợi gọi là cộng sinh. Quá trình này hầu như liên tục xảy ra.
Nấm ký sinh trên hạt gồm ký sinh, bán ký sinh và cộng sinh. Những loại vi sinh vật này đại bộ phận từ đồng ruộng chuyển tới.
Một số nấm đó là :
Alternaria
Cladosporium
Helminthosporium
Curvularia
Nigospora
Pellucidar
Cephalosporium
Gibberella zeae
Diplodia zeae
Ustilago tritici và Ustilago muda.
Một số vi khuẩn thuộc nhóm này chủ yếu sống hoại sinh theo năm và bán ký sinh. Loại này trong điều kiện bảo quản bình thường nó không phát triển, nhưng nếu tình trạng hàm lượng nước của nông sản khá cao, ôn ẩm độ trong khối sản phẩm thích nghi cho chúng thì những vi sinh vật có tính bán ký sinh mới có thể phát triển.
Tóm lại trong quá trình bảo quản, nhóm vi sinh vật hoại sinh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hạt và nông phẩm. Tuy vậy người ta cũng còn thấy xuất hiện loại vi sinh vật gây bệnh cho cây và cho người, về mặt phân loại này có người còn căn cứ vào vị trí tồn tại của vi sinh vật trên hạt mà phân thành “khu hệ vi sinh vật bên ngoài” và “khu hệ vi sinh vật bên trong” khu hệ vi sinh vật bên ngoài bao gồm chủ yếu loại phụ sinh và hoại sinh. Còn khu hệ vi sinh vật bên trong chủ yếu là loại ký sinh và bán ký sinh.
Các loại côn trùng có hại trong kho
Côn trùng hại kho tập trung ở 4 bộ chính: Bộ cánh cứng (Coleoptera), bộ cánh vẩy (Lepidoptera) bộ có răng (Psocoptera), bộ mối (Isoptera).
Bộ cánh cứng (Coleoptera)
Mọt gạo (Sitophilus oryzae)
Trong ngành lương thực, mọt gạo là loại phá hoại số 1. Nó phá hoại các loại ngũ cốc hạt giống, các sản phẩm chế biến từ gạo, bột mì, các loại đậu đỗ, quả khô, thuốc bắc, có thể nói hầu như không có một loại thực phẩm, thực vật nào mà nó không phá hoại.
Mọt gạo phân bố khắp mọi nơi, gây tác hại lớn nhất cả trong kho và ngoài đồng.
Dạng trưởng thành dài 3-4 mm, màu nâu xám, đầu kéo dài thành vòi, vòi con cái dài hơn hơi cong xuống, vòi con đực ngắn không cong lắm. Râu hình gối có 8 đốt. Trên cánh cứng có 4 vòng hơi tròn màu vàng nâu. Tập tính bay khỏe có tính giả chết.
Mỗi năm trung bình đẻ 3 – 4 lứa. Một đời đẻ từ 154 – 576 trứng. Nhiệt độ thích hợp từ 24 – 30°C. Ẩm độ không khí thích hợp 90 – 100% thủy phần hạt thích hợp 15 – 20%.
Trứng dài 0,45 – 0,7 mm, hình bầu dục một đầu phình, khi mới đẻ màu trắng sữa, sau màu vàng đục.
Sâu non đầy tuổi dài 2,5 – 3 mm đầu nhỏ, màu nâu nhạt, ngực và bụng màu trắng sữa, trên mình có nhiều đường râu ngang.
Nhộng dài 3 – 4 mm hình bầu dục, màu trắng sữa hoặc màu nhạt.
Mọt thóc (Sitophilus granarius L.)
Đối tượng phá hoại rất giống mọt gạo nhưng số lượng quần loại ít hơn, phá hoại nhẹ hơn, phân bố hẹp hơn.
Hình thái nhìn chung giống mọt gạo nhưng trên cánh không có 4 vòng tròn, không có cành màng, không bay được, vòi cong hơn mọt gạo.
Mỗi năm trung bình đẻ 2 lứa, sống được 4-15 tháng mỗi đời đẻ 250 trứng mọt thóc có tính giả chết sợ ánh sáng.
Mọt gạo thò đuôi (CaprophiluS dimidiatus F.)
Đối tượng ăn hại là các loại gạo, bột kê, lạc, vừng, đậu, bông, chất dầu, thuốc bắc… Ở miền Bắc nước ta nó phá hoại nghiêm trọng khắp nơi.
Dạng trưởng thành dài 2-3,5 mm màu nâu đậm râu hình chuỳ 11 đốt. Lúc đứng không bay có 2 đốt bụng thò ra.
Mỗi năm đẻ 5 – 6 lứa. Mọt cái sống khoảng hơn 200 ngày (mùa đông) và hơn 60 ngày (mùa hè).
Trứng dài 0,8mm rộng 0,25mm hình bầu dục dài màu trắng sữa. Sâu non khi lớn dài 5-6 mm, đầu màu nâu nhạt, hình tròn dẹp, râu có 4 đốt ngắn. Ngực và bụng có 12 đốt màu trắng sữa có ánh
Nhộng dài 3mm rộng 1,2 – 1,3 mm. Loại mọt này thích ánh sáng, thích bay bổng, sống tập trung và có tính chết giả.
Mọt thóc lớn (Tenebroides mauritius L.)
Phá hoại chủ yếu các loại ngũ cốc nguyên lương, gạo, miến đậu dỗ, chất dầu, thuốc bắc, qua khô, chủ yếu phá phần phôi nên rất ảnh hưởng đến nảy mầm nguy hại rất lớn đến hạt giống.
Dạng trưởng thành 6,5 – 10 min, là một trong những sâu kho có kích thước lớn nhất, thân hình bầu dục dài, hơi dẹt, bóng láng, trên lưng cố màu nâu đỏ. Râu hình chuỵ 11 đốt Trứng dài 1,5 – 2 mm, rộng 0,25 mm, 1 đầu hơi nhọn màu trắng sữa, không ánh. Sâu non dài 20 mm, màu xám đốt 2 và 3 có H mảnh đen, râu ngắn và nhỏ, ngực và bụng có 12 đốt màu ghi trắng.
Nhộng dài 8 mm toàn thân màu vàng nhạt. Mỗi năm con cái đẻ 1 – 2 lứa. Một đời đẻ khoảng 80 – 100 trứng, đẻ rải rác hoặc tập trung thành khối.
Mọt thóc Thái Lan (Lophocateres pusillus)
Phát sinh chủ yếu trong thóc cũng có trong gạo, ngô, lạc vừng, hạt thầu dầu…
Dạng trưởng thành dài 2,7 – 3 mm rộng 1 – 1,3 mm thán hình bầu dục nho bẹt màu nâu rỉ sắt rải rác có lông nhỏ màu vàng nâu. Râu hình dùi trống có 11 đốt, đốt 1 phình to.
Mỗi cánh cứng có 7 đường sống tròn, giữa sống tròn có 2 hàng chấm lõm sâu và dày.
Hoạt động chậm, hay bám vào hạt, thích sống tập trung, sâu non đẫy sức dài 5,3 mm, rộng 1,08 mm, thân dài hơn dẹt, đoạn trước và sau hơi thắt nhỏ lại, màu sáng trắng, đầu to, gần giống hình vuông.
Mọt thóc Thái Lan không phá hoại hạt nguyên, nó là loại mọt phá hoại thời kỳ sau,chỉ phá các hạt vỡ.
Mọt răng cưa (Oryzaephilus surinamensis L)
Hại chủ yếu là lương thực, hạt giống, quả khô, lạc, bột và các loại hạt có dầu… nó thuộc loại phá nghiêm trọng thời kỳ sau.
Dạng trưởng thành dài 2,5 – 3,5 mm nhỏ và dẹt màu đỏ nhạt đến nâu thẫm. Đầu giống hình tam giác râu hình chùy 11 đốt. Ngực trước có 3 đường chạy dọc. Mỗi bên mép ngực có 6 gai lồi trông rõ. Trên cánh có 10 đường chạy dọc. Trứng dài 0,7 – 0,9 mm hình bầu dục dài màu trắng sữa, bóng. Sâu non khi đẫy sức dài 4 – 4.5 mm hình trụ tròn, màu xám trắng.
Nhộng : 2,5 – 3 mm lúc đầu màu trắng sữa sau màu nâu nhạt, hai bên sườn của các đốt bụng có 6 đốt phụ nhô ra. Cuối bụng có gai thịt lồi màu nâu.
Mỗi năm mọt cái đẻ 4 lứa, nhiệt độ càng cao vòng đời càng ngắn.
Mọt khuẩn đen (Alphitobius pieus Oliver)
Mọt khuẩn đen xuất hiện trong kho ngũ cốc, tấm, cám đã bị hư mốc và phá các sản phẩm gia công chế biến, chủ yếu ở những sản phẩm ẩm ướt, mất phẩm chất, không xuất hiện những sản phẩm khô ráo, mức độ phá hoại tương đối lớn ở tất cả mọi nơi.
Dạng trưởng thành hình bầu dục dài 6,7 – 7 mm rộng 3 – 3,2 mm màu đen và nâu đậm. Râu 11 đốt hình răng cưa.
Mọt cái mỗi năm đẻ 2 – 3 lứa, mỗi đời đẻ được 115 trứng.
Sâu non khi lớn dài 11-13mm hình ống, tròn lưng hơi cao lên, mỗi đốt có màu đen nâu phía trước và màu nâu đỏ phía sau, đuôi nhọn, sâu non leo bò rất nhanh, cũng thích ăn hại các loại bột ẩm.
Nhộng dài 6-8 mm đầu và ngực to, hai bên bụng có 5 hàng gai đen. Loại mọt này sống tập trung, hoạt động nhanh, có tính giả chết, thường ăn thịt lẫn nhau.
Mọt thóc đỏ
Theo điều tra thấy rằng mọt thóc đỏ xuất hiện khắp miền Bắc nước ta, phá hoại hơn 100 loại nông sản phẩm khác nhau như thóc, gạo, bột mì, tấm cám, khoai, sắn thuốc bắc… nhiều nhất là các kho bột mỳ.
Khi hoạt động phá hoại thường tiết ra dịch thối làm cho sản phẩm có mùi.
Mọt trưởng thành dài 3 – 4 mm rộng 1,3 – 1,5 mm màu nâu, râu 11 đôt hình chùy 3 dốt đầu phình to.
Mỗi năm mọt cái đẻ 4 – 5 lứa, mỗi đời có thể đẻ 500 – 1000 trứng. Trứng dài 0,6 rộng 0,4 mm hình bầu dục, màu trắng sữa.
Sâu non khi đã lớn dài 6 – 7 mm hình ống nhỏ và dài toàn thân có 12 dốt. Đốt bụng cuối cùng có 2 gai lồi màu nâu đen.
Nhộng dài 4 mm, rộng 1,3 mm màu vàng trắng nhợt loại mạt này leo bò nhanh, có tính giả chết, thích hoạt động ở nhiệt độ 28 – 30°C.
Mọt thóc tạp
Đối tượng ăn hại của loại này giống mọt thóc đỏ. Hình thái nhìn chung giông mọt thóc đỏ, nhưng khác ở chỗ râu có 4 đốt đầu to dần lên và nhìn phía bụng khoảng cách mặt kéo dài gấp 3 lần độ rộng của mắt mỗi năm mọt cái đẻ 4 lứa, mỗi lứa đẻ 500 – 1000 trứng sống từ 1 – 3 năm.
Mọt cà phê (Araecerus fasciatus D.)
Đối tượng ăn hại chủ yếu là cà phê, ngô, đậu, hạt bông phá hoại nghiêm trọng, ở miền Bắc nước ta loại này cũng xuất hiện trong các kho quả khô, ngô, khoai, thuốc bắc.
Mọt trưởng thành dài 2,5 – 4,5 mm. Thân hình trắng màu nâu tối hay xám tro. Râu màu đỏ, nhỏ, dài, cuông râm có 3 đốt rời rạc, râu 11 đốt hình sợi, đốt thứ 9’11 hình tam giác bằng và dẹt. Cuối bụng có mảnh hở nhỏ hình tròn có nhiều lông nhỏ màu xám trắng.
Mọt cái đẻ trứng ở phôi hạt, tối đa là 140 trứng loại mọt này ưa hoạt động, có thể nhảy và thích bay khỏe.
Sâu non: mình dài 4,2 – 6 mm nhỏ, màu trắng không có chân, có nhiều lông và nếp nhãn trên bề mặt.
Mọt đốm trắng
Loại này phổ biến ở khắp thế giới và nhiều tỉnh miền Bắc nước ta.
Mọt đốm trắng ăn hại nhiều loại quả khô, các loại hạt bột, da lông, xác sâu bọ chết, thích ăn hại nhất là bột mỳ, thuộc vào loại phá hoại nghiêm trọng, mọt trưởng thành không lớn lắm.
Mọt cái dài gần 4 – 5mm màu nâu đậm, râu dài bằng 1/2 thân. Cánh cứng gần giống hình bầu dục có 2 vân màu trắng rõ rệt.
Mọt đực dài 5mm thân nhỏ và dài. Râu dài hơn râu mọt cái, cánh cứng không rõ 2 vân trắng.
Mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi đời đẻ được 40 trứng, hoạt động chủ yếu về ban đêm.
Sâu non đẫy sức dài 4 – 5 mm màu trắng sữa, đầu hình tròn màu vàng nâu nhạt. Mọt đốm trắng có tính giả chết.
Mọt đậu xanh
Hầu hết các loại đậu đều bị mọt này phá hoại, nhưng chủ yếu nhất vẫn là đậu xanh. Tốc độ phát triển rất nhanh.
Dạng trưởng thành con đực dài 2,5 mm, con cái dài 3mm hình bầu dục màu nâu đỏ hay đục thân có lông. Râu 11 đốt, râu mọt đực hình răng lược, mọt cái hình răng cưa, giữa cốc cánh cứng có 1 đường vân chạy thẳng.
Mỗi năm đẻ 4 – 10 lứa, một đời đẻ 70 – 80 trứng, có đặc tính thích bay. Trứng dài 0,4 – 0,6 mm hình bầu dục mọt đầu to màu vàng nhạt. Sâu non khi đã lớn dài 3,5 mm màu trắng sữa hình cong như cánh cung.
Nhộng dài 3,5 min hình bầu dục, mập, có nhiều lông nhỏ màu lòng nhạt, đầu cong xuống, có vết cánh và chân rất rõ.
Mọt đậu tương (Bruchus obtertus s.)
Phá hoại nhiều loại đậu, nhưng chủ yếu là đậu tương nó là loại nguy hại lớn, thuộc diện đối tượng kiểm dịch của ta.
Dạng trưởng thành dài 2-3 nam hình bầu dục dài màu nâu dục, bụng màu vàng đỏ, râu 11 đốt, ngắn nhỏ.
Sâu non: mới nở dài 0,6 – 0,8 mm, màu hơi hồng. Hai đầu hơi nhỏ. Đầu và mầnh ngực trước màu nâu.
Mỗi năm đẻ 4 – 8 lứa, một đời đẻ 20 – 209 trứng. Trứng đẻ trên hạt hoặc trên bao.
Mọt đậu tằm
Sâu hại lớn nhất của đậu tằm, có thể phá đậu Hòa Lan và một số đậu khác. Mỗi hạt đậu tằm có từ 1 – 3 hoặc 6 con sâu non.
Dạng trưởng thành dài 4,5 – 5 mm hình bầu dục màu hơi đen gần đầu cánh cứng có đường lông nhỏ, trắng làm thành hình cung. Đốt bụng cuối thò ra ngoài cánh ngực trước hơi hẹp chính giữa của hai cánh đều có 1 răng hướng ra ngoài.
Mỗi năm đẻ 1 lứa, một đời đẻ 35 – 40 trứng sống 1 – 8 tháng, có đặc tính bay khỏe.
Bộ cánh vẩy (Lepidoptera)
Ngài bột lớn (Piralis farinalis L.)
Loại này rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới ở nước ta và các vùng đều có.
Sâu non ăn hại bột gạo, thóc các loại khoai sắn khô, trẩu, chè, cam thảo… Nó thích ăn lương thực ẩm ướt hư mốc. Cánh ngài cánh dài 25mm (cánh căng ra) ngài đực 17 mm. Trên cánh có hai đường sáng vân màu trắng. Đầu và đốc cánh màu hồng.
Mỗi năm đẻ 1 – 2 lứa, một đời đẻ 40 – 900 trứng sống khoảng 7-8 ngày.
Trứng dài 0,8 mm – 1mm hình tròn dẹt. Mới đẻ có màu vàng nhạt, sau có màu vàng nâu. Sâu non khi lớn dài 20 – 25 mm màu hồng nhạt. Trên thân có lông nhỏ màu vàng nâu.
Nhộng dài 8 – 12mm hình bầu dục thon màu nâu thẫm. Trứng thường đẻ trên vỏ hạt. Sâu non bò nhanh, thường tập trung ăn hại hạt vỡ nát.
Ngài thóc Địa Trung Hải (Ephestra kuehmella Zele)
Loại này phân bố khắp trên thế giới. Nước ta cũng thấy xuất hiện. Sâu non ăn hại trên bột mỳ, gạo, thóc và các loại ngũ cốc. Nhưng thích nhất là bột mỳ, làm cho bột mỳ vón cục.
Dạng trưởng thành con đực dài 8mm cánh dang rộng 18mm, cánh con cái rộng 18-22mm gân gốc và biên cánh trước có 2 đường vân sáng màu đen chạy ngang, giữa hai đường vân có 2 điểm đen, các mép của hai đầu cánh có lông nhỏ và dài.
Mỗi năm đẻ 2 – 6 lứa, mỗi đời đẻ 50 – 350 trứng thích sống nơi tối, hoạt động ban đêm, trứng dài 0,3 mm hình tròn mới đẻ màu trắng sau màu vàng nhạt.
Sâu non khi lớn dài 12 – 16mm màu trắng sữa pha hồng nhạt nhộng dài 6,5mm rộng 1,5m hình ống dài màu nâu.
Ngài gạo đen (Aglossa dimidiata Haw)
Ngài gạo đen phân bố khắp nơi trên thế giới. Phá hoại chủ yếu là các loại thóc gạo, các loại bột, phá thuốc lá bông, bột ớt…
Ngài cái dài 12 – 14mm, cánh dạng dài ra 32 – 34mm, thân màu vàng nâu, cánh trước màu vàng nâu lác đác có chấm đen tím, râu môi dưới hình lưỡi liềm.
Mỗi năm đẻ 1 – 2 lứa, mỗi đời đẻ 500 trứng. Trứng dài 0,3 – 0,5 mm hình bầu dục ngắn, mới đẻ màu trắng sữa sau vàng nhạt. Sâu non màu đen.
Sâu non nhả tơ và phân làm cho hạt bị kết vón thành ống và nằm trong đó ăn hại.
Ngài thóc Ấn Độ
Là loại ngài có tính nguy hại lớn nhất, tính ăn rất rộng đặc biệt hay phá các loại lương thực, quả khô, hạt có giàu các loại mứt quả… khi bị phá nặng sâu non thường kết dính với hạt làm bề mặt đống lương thực bị kết vón.
Sâu trưởng thành dài 8mm, canh xòe rộng 14 – 16 mm, trên bề mặt có phiến vẩy hình chùy lồi ra ở phía dưới. Râu đầu hình sợi chỉ. Râu rất dài có 3 đốt chìa ra phía trước.
Cánh trước nhỏ dài, ở gốc và 2/3 phía đầu cánh màu hồng nâu, ồ giữa màu vàng nâu nhạt mỗi năm đẻ 4 lứa, một đời đẻ 40 – 200 trứng.
Sâu non khi đẻ lớn dài 10 – 13 mm gần như màu trắng.
Ngài lúa mạch
Sâu hại nghiêm trọng trong lương thực, các loại hạt ngũ cốc, nỏ phá thóc còn có nguy hại hơn loại mọt gạo.
Sâu trưởng thành mình dài 6mm, cánh xòe rộng 12 – 15 mm. thân màu nâu vàng, giống màu hạt thóc, có óng ánh, râu đầu ngắn hơn cánh trước có 35 đốt. Cánh trước hình lưỡi kiếm màu trắng bạc pha vàng nâu nhạt cánh sau nhỏ, hai mép chạy song có lông dài.
Mỗi năm đẻ 4 – 12 lứa, một đời đẻ 64.124 trứng.
Sâu non mới nở màu nâu vàng đỏ nhanh nhẹn, khi đã lớn dài 4 – 7 mm, dầu nhỏ màu vàng nâu nhạt, mình màu trắng sữa, các đốt ngực to, đốt sau nhỏ dần.
Nhộng: dài 4-6 mm nhỏ và dài, toàn thân màu vàng nâu.
Bộ có răng (Psocoptera)
Những loại thường gặp trong kho thường là họ có răng không cánh.
Rệp sách (Atropos divinatoria M.X)
Phân bố khắp thế giới, ở miền Bắc nước ta đều có ăn hại các loại thóc gạo, bột hạt có dầu, nhưng chủ yếu là các loại bột và hạt vỡ nát.
Dạng trưởng thành: thân dài 1mm, thân dẹp bằng và nhỏ lúc đầu có màu trắng, sau thành màu cỏ úa, nâu xám, trên mình có lông.
Đầu to, ngực ngắn nhỏ bụng to mập. Râu hình sợi 19 đốt, không có cánh. Trừng hình bầu dục nhỏ, dài màu xám trắng có ánh.
Rệp tiết ra một loại chất lỏng làm cho trứng dính vào hạt.
Mỗi năm đẻ 3 – 4 lần. Một đời đẻ 20 – 136 trứng rệp sách là loại côn trùng biến thán không hoàn toàn, thích sống nơi tối tăm.
Rệp bụi (Stropos pulsatorium)
Đối tượng ân hại cũng giống như rệp sách. Dạng trưởng thành thân dài 1,5-2 mm, gần giống rệp sách. Râu hình sợi 29 đốt, đầu có mắt kép lồi. Toàn thân lác đác có lông có tập tính sinh hoạt như rệp sách. Đẻ tập trung, thích sống nơi tối tăm.
Bộ mối (Isoptera)
Mối có khoảng 2000 loài, phân bố chủ yếu ở các vùng xích đạo. châu Phi, Mã Lai, Nam Mỹ, Sri – lanca, Việt Nam, Campuchia, Lào v.v…
Ở Việt Nam mối phá hoại kho tàng, nhà cửa thuộc hai dạng : Coptotermes và Mirotermes trong giống Coptatume.
Mối sống thành từng đàn trong tổ. Tổ mối gồm tổ chính và tổ phụ. Giữa tổ chính và tổ phụ có đường đi thông với nhau. Họ nhà mối gồm mối chúa cái làm nhiệm vụ sinh sản, mối chúa đực làm nhiệm vụ thụ tinh và chỉ huy mối quân làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự chống ngoại xâm, mối thợ xây tổ kiếm ăn, vận chuyển lương thực cho cả đàn, ngoài ra còn có mối giống.
Mối thích sống không ánh sáng và ưa nước, thích sống ẩm ướt, tổ mối làm bằng đất, gỗ và nước do mối tiết ra, mối là loại côn trùng có sức phá hoại rất nhanh gây thiệt hại khá lớn.
Mối phá nhà cửa, cột nhà, trần nhà, kho tàng và các nóng sản phẩm hàng hóa trong kho mối chủ yếu sống trong gỗ, mối làm tổ ngay trong khi đi kiếm ăn, nên khi thấy ở trên mặt cột gỗ trần nhà tường kho nổi lên những đường bằng đất màu vàng nhạt thì đó chính là đường đi của mối và từ đó sẽ tìm ra tổ mối.
Các loại động vật
Chuột
Chuột là động vật thuộc bộ gặm nhấm (Redentia). Nó là động vật phàm ăn ăn tạp và mắn đẻ, phát triển nhanh, phá hại lương thực, thực phẩm và các sản phẩm khác rất nghiêm trọng.
Người ta đã tính rằng, nếu ở vùng ôn đới và hàn đới, cứ 2 người có 1 con chuột, ở vùng nhiệt đới nóng ẩm và ẩm cứ 1 người có 3 chuột thì hiện nay trên quả đất chúng ta có khoảng 4.250 triệu con chuột.
Mỗi năm trung bình mỗi con chuột ăn hết 4,5 kg hạt cốc và thực phẩm, làm hỏng gây bẩn một lượng lương thực gấp 3 lần nữa, nghĩa là ăn hại và phá hủy tất cả tới 10kg lương thực 1 năm.
Tổng cộng 1 năm loài chuột ăn hại 42,5 triệu tấn lương thực trị giá tới 17 tỷ đô la.
ở Ấn Độ năm 1975 do bảo quản kém, để chuột ăn mất 10% sản lượng ngũ cốc so với 1974 và gấp 2 lần so với năm 1973.
Chuột không những ăn hại mà còn làm ảnh hưởng đến phẩm chất sản phẩm và gây một số bệnh truyền nhiễm cho người.
Có rất nhiều giống chuột khác nhau, ỏ miền Bắc nước ta có khoảng 26 loài khác nhau, nhưng ở trong kho thường xuất hiện 3 loài chính sau đây :
Chuột đàn (Rattus flaiwiperttis)
Chuột đàn thích sống nơi cao ráo, sạch sẽ như trần nhà, mái tranh, ít tiếp xúc với đất, không ở hang, thường làm tổ’ ở kẽ tường, trần nhà…
Nó hoạt động chủ yếu về ban đêm, phá hoại thóc, gạo, ngô, và một số thực phẩm khác.
Một năm chuột đàn dẻ từ 3 – 5 lứa, mỗi lứa từ 4 – 12 con, chuột con sau 3 tháng có khả năng sinh sản dược. Chuột đàn leo trèo rất giỏi.
Chuột cống (Rattus norvegicus)
Chuột cống lớn hơn chuột nhà, thường sống ở nơi ẩm thấp, thiếu không khí, trong cống rãnh, hầm hố, đào hang dưới nền kho, nền nhà, nó hoạt động chủ yếu về ban đêm, có thể bơi được, nhưng khả năng leo trèo kém.
Chuột cống là loài ăn tạp, phá hoại kho thuốc, ngô, gạo, khoai, lạc, đậu.
Một năm chuột cống đẻ 2 – 7 lứa, mỗi lứa 5 – 12 con.
Chuột nhắt (Mus musculus urbanus)
Nguồn gốc ở châu Á, ít hơn so với hai loại chuột trên.
Thân hình của chuột nhắt nhỏ, lông màu đen, chỗ ở của chúng thường là khe tường, vách kho, mái nhà. Nó rất nhanh nhẹn, leo trèo giỏi.
Một năm đẻ 4 – 5 lứa, mỗi lứa 5-9 con.
Chim
Chim là loài động vật góp phần gây tổn hại trong kho. Các nước châu Á và Đông Nam Á thường hay xây dùng các kho hở thông gió, nhằm giảm nhiệt độ khối hạt và làm khô cho khối hạt. Đây chính là điều kiện cho chim phá hoại kho tàng, tiêu hao một lượng hạt đáng kể. Chim thường làm tổ trên cây và trải trên một vùng rộng lớn.
Chim sẻ nhà
Chim sẻ sống chủ yếu ở các vùng nông thôn.
Chim chỉ có thể ăn được các loại hạt nhỏ, còn ngô hoặc các hạt quá dài hoặc quá cũng thì ít bị tấn công. Lương thực trong kho, kể cả bột cũng là thức ăn của chim.
Mỗi năm chim sinh sản 4 – 6 lứa.
Chim non sau khi đủ lông, đủ cánh tập hợp lại thành từng đàn, đàn chim có thể liên kết cả với loại trưởng thành vào thời kỳ mùa đông. Chính đàn chim này sẽ tấn công kho lương thực khi cửa mở hoặc khi cần thông gió.