Nước giải khát là một trong những nhu cầu thực phẩm cần thiết cho con người và không thể thiếu được trong cuộc sống hiện đại. Hiện nay, do ngành công nghệ sinh học và công nghệ hóa thực phẩm đang phát triển rất mạnh, nó tạo ra rất nhiều chủng loại nước giải khát đa dạng và phong phú với chất lượng và giá cả phù hợp đủ đáp ứng cho mọi từng lớp trong xã hội trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều chủng loại nước giải khát do các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước và các doanh nghiệp liên doanh sản xuất, nói chung rất đa dạng các mặt hàng và có thể phân thành các nhóm nước giải khát như sau.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trung bình, người Việt chỉ tiêu thụ 23 lít nước giải khát/năm. Trong khi người tiêu dùng thế giới sử dụng 40 lít/năm nên tiềm năng thị trường nước giải khát Việt Nam còn rất lớn.
Giám đốc Điều hành Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam Louise Hawley cho biết, Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, với độ tuổi trong nhóm 15 – 54 tuổi chiếm gần 62,2% nên có nhu cầu cao về các loại nước giải khát.
So với năm 2022 thị trường nước giải khát có doanh thu thấp hơn năm 2023.
Ghi nhận doanh thu 9 tháng năm 2023 đạt 22.125 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2022; lợi nhuận sau thuế giảm tới 26%, còn 3.288 tỷ đồng. Kết thúc 9 tháng năm 2023, Tổng Công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 5.632 tỷ đồng, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2022, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 376,5 tỷ đồng, giảm 32,7%. Riêng quý III/2023, doanh thu hợp nhất của Habeco đạt 2,298,8 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 142,4 tỷ đồng, giảm 7,1% về doanh thu và giảm 47,8% về lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2022…
Hiện nay, Việt Nam có 1800 doanh nghiệp sản xuất nước giải khát, nhưng đa phần là doanh nghiệp quy mô nhỏ lẻ nên có đến 52% doanh nghiệp sử dụng công nghệ, thiết bị máy móc lạc hậu, 10% hiện đại, chỉ có 2% dùng công nghệ cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt thiếu liên kết, chậm thích ứng với tập quán kinh doanh quốc tế và các FTA… Những yếu kém này đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp ngoại lấn sân vào thị trường Việt Nam chiếm thị phần.
Năm 2023 được xem là một năm đầy biến động khi tình hình thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp khó lường. Xung đột Nga – Ucraina chưa có hồi kết, lại xuất hiện xung đột giữa Hamas – Israel tại Trung Đông làm cho bức tranh kinh tế thế giới càng chìm sâu vào khủng hoảng, lạm phát. Giá cả đầu vào tăng cao, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước ta do nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất gặp nhiều khó khăn, gây đứt gãy chuỗi cung ứng.
Cùng với khó khăn chung của ngành công nghiệp trong nước, ngành đồ uống cũng không ngoại lệ. Do hệ quả của suy thoái kinh tế, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu vì thu nhập giảm, hoặc lo ngại nền kinh tế có thể tệ hơn nữa trong tương lai. Đặc biệt, ngành đồ uống còn chịu tác động kép bởi các quy định hạn chế đồ uống có cồn, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt, đã tác động mạnh mẽ tới sự phục hồi của các doanh nghiệp. Đây là lý do dẫn đến sức tiêu thụ bia, rượu sụt giảm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) trong ngành.
Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến năng lực sản xuất của nhóm doanh nghiệp đồ uống hiện nay hoạt động ở mức dưới 80% so với trước đại dịch. Nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với bao khó khăn, khó trụ nổi trước những gánh nặng liên tiếp trong 3 năm gần đây.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do giá cả tăng, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, tình hình cạnh tranh trong nội bộ ngành diễn ra gay gắt… nhưng với tinh thần quyết tâm hoàn thành kế hoạch năm 2023, Theo PGS, TS. Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA), đã phối hợp với các đơn vị hội viên thực hiện tốt các nhiệm vụ kế hoạch đề ra, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành công nghiệp và ngành Đồ uống Việt Nam.
Hiệp hội xác định, một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đồ uống vẫn là các loại thuế suất: thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đang ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp.
Theo đó, trong năm 2023, VBA đã đưa ra được những giải pháp có tính thuyết phục để kiến nghị với Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp còn đang khó khăn trong bối cảnh vừa thoát ra khỏi đại dịch Covid-19 với mục tiêu: tiếp tục lùi thời hạn tăng thuế, chưa nên điều chỉnh tăng thuế tại thời điểm hiện tại mà cần giữ ổn định chính sách thuế như hiện nay cho ngành đồ uống.
Năm 2023, VBA đã tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm nhằm tham gia xây dựng chính sách, cụ thể như: Tọa đàm lấy ý kiến chuyên gia về Đề nghị xây dựng Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) được tổ chức tại nhiều địa phương trên cả nước (Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Ninh Bình); Tọa đàm Giải pháp Bao bì bền vững, mắt xích quan trọng trong nền kinh tế tuần hoàn tại Hà Nội.
Bên cạnh các nhiệm vụ trọng tâm kể trên, năm 2023, VBA luôn quan tâm đến phát triển Hội viên mới, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh truyền thông trên điện tử và các nền tảng mạng xã hội. Cùng với đó, tăng cường quan hệ với các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp sản xuất, tư vấn, các chuyên gia kinh tế, pháp luật… và tổ chức các khóa đào tạo chuyên ngành.
Mặc dù còn đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự đồng hành của VBA, đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực phát huy sức mạnh nội tại, các đơn vị trong ngành đồ uống Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra.
Để thích ứng với bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp rượu, bia đã có sự chuyển dịch trong sản xuất, kinh doanh. Một số hãng nhanh nhạy đã bắt đầu chuyển đổi sang mô hình đồ uống có nồng độ cồn thấp, không cồn hoặc các loại cocktail, bia ít cồn hương vị trái cây. Bên cạnh đó, chiến lược về kênh phân phối, sản phẩm hoặc dịch vụ, định giá, chuỗi cung ứng và phân khúc khách hàng được xem là những chiến lược quan trọng nhất trong việc thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống trong thời gian tới.
Nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ và sự vào cuộc tích cực của Hiệp hội, nhất là nhờ sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, người lao động của các doanh nghiệp nên năm 2023 ngành Đồ uống đã vượt qua khó khăn, thách thức, đạt những kết quả đáng mừng và đã có sự tăng trưởng trở lại sau 3 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid–19. Các nhà máy phân bố khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước vẫn giữ vững nhịp độ sản xuất, kinh doanh và tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của mình với những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Năm 2024 được dự báo, tình hình quốc tế, trong nước sẽ có những thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, mới hơn, phức tạp hơn. Bên cạnh đó, trong bối cảnh phát triển kinh tế thế giới, công cuộc chuyển đổi số và chuyển đổi xanh hay chuyển đổi năng lượng là vấn đề được đề cập nhiều và đang diễn ra rất mạnh mẽ, khẩn trương, gấp rút. Với những yếu tố trên, các doanh nghiệp ngành Đồ uống sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, việc làm của người lao động có nguy cơ bị giảm, tình trạng rượu, bia lậu, không rõ nguồn gốc sẽ gia tăng, sức khỏe người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng nếu những tồn tại trên không được giải quyết.
Với thực tế đó, ngành Đồ uống mong rằng, Nhà nước có chính sách ổn định, có các giải pháp giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tập trung quản lý tình trạng rượu, bia lậu, không rõ nguồn gốc để bảo vệ các doanh nghiệp đồ uống làm ăn chân chính, tạo điều kiện để ngành Đồ uống Việt Nam phát triển bền vững. Từ đó, sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm việc làm cho người lao động và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, trách nhiệm với cộng đồng, đất nước.