Không đánh đổi giá thành trước mắt để lấy một bản thiết kế hiệu suất thấp, chúng tôi luôn cân đong đủ các yếu tố: chi phí xây dựng, hiệu quả sử dụng sau này và chi phí vận hành. Bởi tối ưu tất cả mới đem lại lợi nhuận cao nhất cho khách hàng.

Dưới đây là những điều mà chúng tôi cân nhắc khi triển khai thiết kế kho lạnh, bạn có thể tham khảo qua trước khi liên lạc để trao đổi về dịch vụ.

Cold storage room design building food storage cold room • cold rooms manufacturer

Những yếu tố cần quan tâm khi thiết kế kho lạnh?

Kích cỡ

Xác định kích thước kho lạnh dựa trên: nhu cầu lưu trữ và không gian sẵn có. Hãy xem xét số lượng hàng hóa mà bạn dự định lưu trữ, xem chúng sẽ cần bao nhiêu không gian, từ đó chọn  dung tích kho lạnh cần thiết.

Với Kho lạnh Bách Khoa, mục tiêu tối quan trọng khi thiết kế kho lạnh là hạn chế phần không gian không dùng tới để tiết kiệm chi phí cho khách hàng.

Dải nhiệt độ bảo quản

Phạm vi nhiệt độ phụ thuộc vào loại mặt hàng bạn dự định lưu trữ. Xác định rõ dải nhiệt độ để chọn máy nén và dàn lạnh phù hợp nhu cầu, tránh lãng phí hoặc không đạt yêu cầu.

Ví dụ: rau có thể yêu cầu nhiệt độ mát từ 0-5°C, trong khi thịt có thể yêu cầu nhiệt độ đông lạnh từ -18 đến -20°C.

Thông gió

Cần hệ thống thông gió để đảm bảo lưu thông không khí tốt, ngăn ngừa tích tụ độ ẩm và giữ nhiệt độ đồng đều trong kho. Hệ thống gồm quạt dàn lạnh và các lỗ thông hơi.

Chọn thiết bị và vật tư

Tấm cách nhiệt

Chọn vật liệu cách nhiệt phù hợp khoảng nhiệt độ bảo quản và kinh phí, đảm bảo không thấy nước ngưng tụ bám vào vách trong khi dùng.

2 loại panel kho lạnh phổ biến nhất là PU và EPS, trong đó EPS cách nhiệt tốt hơn nên giá cũng cao hơn PU.

tấm pu cách nhiệt dùng làm kho lạnh

Chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng tốt giúp bạn tìm đồ dễ dàng trong mọi tình trạng sử dụng kho. Hãy sử dụng đèn LED vì chúng ít sinh nhiệt, tiết kiệm điện và rất bền.

Công suất lạnh

Việc xác định công suất làm lạnh cần thiết cho một cơ sở dựa trên việc ước tính lượng nhiệt đầu vào vào kho lạnh từ các yếu tố sau: sản phẩm chưa được làm lạnh; hô hấp sản phẩm; dẫn nhiệt qua tường, sàn, mái; xâm nhập không khí qua cửa; đèn; động cơ; thiết bị; và nhân sự.

Tuy nhiên, rất khó xác định chính xác được công suất cần thiết. Lí do là trong suốt vòng đời hoạt động, kho lạnh có thể bảo quản nhiều loại hàng hóa, số lượng sản phẩm có thể thay đổi và hiệu suất của thiết bị suy giảm theo thời gian. Kinh nghiệm cho thấy cần tính dư ra khoảng 20~30%.

Sàn nhà

Hãy chọn loại vật liệu làm sàn:

  • cách nhiệt tốt
  • có độ bền cao
  • dễ lau chùi
  • chịu được nhiệt độ thấp mà không bị nứt.

Các lựa chọn phổ biến làm sàn phòng lạnh bao gồm: panel PU/EPS (dùng cho kho lạnh thương mại), nhựa vinyl, lớp phủ epoxy và bê tông (dùng cho kho lạnh công nghiệp).

Giám sát

Cần lắp cảm biến nhiệt độ và bộ ghi dữ liệu để theo dõi nhiệt độ và độ ẩm bên trong kho. Điều này giúp xác định độ lệch nhiệt độ, ngăn ngừa hư hỏng sản phẩm và phát hiện sớm trục trặc trong kho lạnh.

Rèm

Nên lắp thêm rèm chắn gió ở lối vào phòng lạnh để giảm thoát hơi lạnh khi mở cửa.

Kệ đồ

Lắp đặt kệ đồ phù hợp với kích thước và khối lượng của các mặt hàng mà bạn định lưu trữ.

Lợi ích:

  • Cất và lấy hàng dễ dàng
  • Tối ưu không gian sử dụng trong kho
  • Đảm bảo lưu thông khí tốt, hạn chế nóng lạnh không đều trong kho

Nguồn điện dự phòng

Nếu nơi bạn sống hay mất điện, hãy trang bị thêm máy phát điện để kho lạnh duy trì nhiệt độ ổn định khi gặp tình huống mất điện kéo dài.

Mặc dù kho lạnh giữ nhiệt rất tốt, nhưng chỉ cần 1 lần mất điện kéo dài là có thể gây ra thiệt hại lớn ngoài dự kiến.

kho lạnh Bách Khoa Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi