Trên thế giới có khoảng 2.000 loài nấm ăn được, trong đó có 80 loại nấm ăn ngon và được nuôi trồng nhân tạo. Thị trường buôn bán nấm giữa các nước vô cùng nhộn nhịp, tạo cơ hội cho người nông dân Việt Nam mau chóng làm giàu với lợi thế của mình.

Mời bạn đọc nắm bắt thị trường nấm trong và ngoài nước qua bài viết sau để đưa ra được quyết định đầu tư hợp lí.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên thế giới

Loài người đã phát hiện trên 2000 loài nấm, trong đó có khoảng 80 loài có thể ăn được và nuôi trồng thành công như nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm rơm, nấm mộc nhĩ, nấm kim châm, nấm đùi gà,…

Có trên 100 quốc gia/vùng lãnh thổ trồng nấm, sản lượng nấm thế giới đạt khoảng 25 triệu tấn/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân 7% – 10%/ năm.

Thị trường sản xuất

Các nước sản xuất nấm hàng đầu thế giới (số liệu năm 2014) là:

  1. Trung Quốc 2.850.000 tấn (trong đó Đài Loan 71.800 tấn), chiếm 53,79% tổng sản lượng nấm thế giới
  2. Hoa Kỳ 393.400 tấn (7,61%)
  3. Nhật Bản 360.100 tấn (7,34%)
  4. Pháp 185.000 tấn, Indonesia 118.800 tấn
  5. Hàn Quốc 92.000 tấn, Hà Lan 88.500 tấn
  6. Ý 71.000 tấn
  7. Canada 46.000 tấn
  8. Anh 28.500 tấn

Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến và công nghiệp hoá nghề nấm nên đã đạt mức tăng trưởng gấp hàng trăm lần trong vòng 10 năm qua. Nhật Bản đạt gần 1 triệu tấn nấm hương/năm. Hàn Quốc nổi tiếng với nấm linh chi, mỗi năm xuất khẩu thu về hàng trăm triệu USD. Trung Quốc có nhiều Viện, Trung tâm nghiên cứu nấm lớn, là đầu tàu để phát triển nghề trồng nấm mỗi năm đem lại hàng tỷ USD từ xuất khẩu.

Năm 2008 tổng giá trị sản xuất nấm ở Hàn Quốc đạt gần 8 tỷ USD, chiếm 3% tổng giá trị ngành nông nghiệp. Trong đó, nấm ngân nhĩ chiếm 27,8%, đùi gà 23,3%, nấm sò 20,2%, nấm hương 19,3%, nấm mỡ 5,4%… Hàn Quốc hiện là nước đang nhập khẩu nguyên liệu (mùn cưa, rơm rạ) từ Việt Nam, Trung Quốc để trồng nấm, đồng thời xuất khẩu nấm sang 80 quốc gia, trong đó có Việt Nam (Hiệp hội nấm ăn Hàn Quốc, 2020).

Trung Quốc là nước sản xuất nấm lớn nhất thế giới. Năm 2015, sản lượng là 3 triệu tấn, chiếm 60% tổng sản lượng thế giới, riêng tỉnh Phúc Kiến 0,8 triệu tấn, chiếm 26,7% cả nước, 6,4% toàn thế giới. Năm 2008 Trung Quốc đã sản xuất được 18 triệu tấn nấm tươi các loại. Năm 2019 riêng tỉnh Phúc Kiến sản xuất gần 2 triệu tấn đạt giá trị trên 8,6 tỷ Nhân dân tệ thu hút trên 3 triệu lao động trồng nấm chuyên nghiệp. Năm 2020 Trung Quốc sản xuất được 20,2 triệu tấn, tương đương mức giá trị khoảng 300 tỉ NDT (Tổng cục thống kê Trung Quốc, 2021).

Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ nấm ăn lớn nhất hiện nay là Đức (300 triệu USD), Hoa Kỳ (200 triệu USD), Pháp (140 triệu USD), Nhật Bản (100 triệu USD)… Mức tiêu thụ nấm bình quân theo đầu người của Châu Âu, Mỹ, Nhật, Đức khoảng 4,0 – 6,0 kg/năm; dự kiến tăng trung bình 3,5%/năm. Tại thị trường châu Âu nấm mỡ chiếm khoảng 80 – 95%, mộc nhĩ khoảng 10% thị phần. Những năm trước của thế kỷ 20, Mỹ chiếm khoảng 50% thị trường nấm mỡ của thế giới.

Theo ITC, năm 2020 thế giới nhập khẩu 1,26 triệu tấn, giá trị 3,3 tỷ USD. Trong đó nấm tươi 572 nghìn tấn, giá trị 1,52 tỷ USD; nấm chế biến ăn liền 504 nghìn tấn, giá trị gần 1 tỷ USD, nấm khô 60,6 nghìn tấn, giá trị gần 740 triệu USD. Từ năm 2016 đến 2020 tốc độ tăng trưởng thị trường xuất nhập khẩu nấm khoảng 10%/năm.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở Việt Nam

Nước ta sản xuất khoảng 16 loại nấm. Các tỉnh phía Nam chủ yếu trồng nấm rơm, nấm mộc nhĩ; các tỉnh phía Bắc chủ yếu trồng nấm hương, nấm sò, nấm linh chi,…

Sản lượng nấm hàng năm nước ta khoảng 250.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 25 – 30 triệu USD (không tính xuất khẩu tiểu ngạch), trong đó: nấm mộc nhĩ 120.000 tấn, nấm rơm 64.500 tấn, nấm sò 60.000 tấn, nấm mỡ 5.000 tấn, nấm linh chi 300 tấn, các loại nấm khác như nấm vân chi, nấm đầu khỉ, nấm kim châm, nấm ngọc châm khoảng 700 tấn.

Các vùng sản xuất nấm 

  • Nấm rơm được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Nai…) chiếm 90% sản lượng cả nước.
  • Nấm mộc nhĩ được trồng tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam bộ (Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước…), chiếm khoảng 70% sản lượng cả nước. Nấm mỡ, nấm sò, nấm hương được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, sản lượng khoảng 3.000 tấn/năm.
  • Nấm làm dược liệu (linh chi, vân chi, đầu khỉ…) mới được phát triển, trồng ở một số tỉnh/thành phố (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Đồng Nai,…), sản lượng khoảng 300 tấn/năm.
  • Một số loại nấm khác như nấm trân châu, nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm chân dài, nấm ngọc châm… đang nghiên cứu và trồng thử nghiệm thành công tại một số cơ sở, sản lượng khoảng 100 tấn/ năm.

Tình hình tiêu thụ trong nước

Nhu cầu tiêu thụ nấm (nấm tươi, nấm khô) trong nước tăng nhanh trong những năm gần đây, giá nấm luôn đứng ở mức cao, nấm hương 70.000 – 80.000 đồng/kg, nấm rơm, nấm mỡ 50.000 – 60.000 đồng/ kg, nấm tai mèo 60.000 – 70.000 đồng/ kg.

Tình hình xuất khẩu

Nấm xuất khẩu dưới nhiều dạng như nấm muối, nấm hộp, nấm khô của các loại nấm mộc nhĩ, nấm hương, nấm rơm; kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là 60 triệu USD, tăng lên 90 triệu USD (năm 2011).

Giá nấm rơm muối xuất khẩu tháng 1/ 2009 là 1.299 USD/ tấn, tăng lên 1.790 USD/ tấn (tháng 11/ 2009), hiện nay khoảng 2.000 USD/tấn; nhiều công ty xuất khẩu nấm có uy tín ở các tỉnh phía Nam là West Food Cần Thơ, Vegetexco Hồ Chí Minh, Vegehagi, NutriWorld Đồng Nai.

Gia Duc Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi