Nấm mối có tên tiếng anh là ollybia albuminosa thuộc họ lyophyllaceae. Ở Việt Nam, đa phần các sản phẩm nấm mối trên thị trường đều là nấm nuôi trồng, được bán ở cả dạng tươi và khô. Sau đây cùng tìm hiểu thông tin về loại nấm này nhé. Nấm mối là gì? Nấm mối […]
Nấm mối có tên tiếng anh là ollybia albuminosa thuộc họ lyophyllaceae. Ở Việt Nam, đa phần các sản phẩm nấm mối trên thị trường đều là nấm nuôi trồng, được bán ở cả dạng tươi và khô. Sau đây cùng tìm hiểu thông tin về loại nấm này nhé. Nấm mối là gì? Nấm mối […]
Nấm mối có tên tiếng anh là ollybia albuminosa thuộc họ lyophyllaceae. Ở Việt Nam, đa phần các sản phẩm nấm mối trên thị trường đều là nấm nuôi trồng, được bán ở cả dạng tươi và khô. Sau đây cùng tìm hiểu thông tin về loại nấm này nhé.
Nấm mối là gì?
Nấm mối là một loại nấm tự nhiên quý hiếm, được biết đến với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Loại nấm này đặc biệt vì chỉ sinh trưởng một lần trong năm, thường xuất hiện vào mùa mưa đầu mùa và kéo dài đến đầu tháng 6 âm lịch. Nấm mối phát triển nhờ một loại men đặc biệt do mối đất tiết ra, vì vậy chúng thường mọc tại những nơi có tổ mối sinh sống.
Các loại nấm mối phổ biến
Nấm mối trắng tự nhiên
Chỉ mọc tự nhiên tại những nơi có tổ mối dưới đất.
Đặc điểm: Mũ nấm màu xám, mặt trong màu trắng, phần gốc hơi ngả vàng.
Lợi ích: Theo nghiên cứu loại nấm này có tác dụng giúp cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ chống ung thư và giảm đường huyết.
Nấm mối đen (nuôi trồng)
Được trồng trong môi trường khép kín, an toàn.
Đặc điểm: Cao 10-15cm, vỏ ngoài màu đen, thịt trắng, ăn giòn và ngọt.
Công dụng: Ứng dụng trong Đông và Tây y, hỗ trợ sức khỏe toàn diện.
Đặc điểm sinh học nấm mối
Đặc điểm nhận dạng
Màu sắc: Gốc nấm hơi vàng, thân nấm trắng, mũ nấm từ trắng ngà đến xám nhạt.
Hình dạng: Thân hình trụ, phần trên phình to, chiều cao từ 3-15cm.
Mũ nấm: Đường kính 2-5cm, tròn khi non và chuyển sang màu nâu xám khi già.
Môi trường lý tưởng
Đất: Đất sét pha cát, ẩm ướt, có dăm gỗ và lá cây phủ kín.
Điều kiện: Nhiệt độ 30-35°C, độ ẩm 85-90%, pH đất 6,2-6,5.
Đặc điểm tổ mối: Ẩm thấp, có điều kiện ánh sáng và thông gió phù hợp.
Sinh trưởng
Trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng, nấm mối vào mỗi giai đoạn sẽ có hình dạng khác nhau như sau:
Giai đoạn “nấm thâm kim” là khi chúng hút chất dinh dưỡng trong tổ nấm để lớn dần, sau đó rẽ đất mọc lên;
Nấm còn non, chưa thể thu hoạch được gọi là “nấm nứt đất”.
Vài ngày sau, khi nấm phát triển thành “nấm búp”, chúng sẽ có hình dạng như cây dù.
Khi nấm phát triển hơn, tán xòe ngang gọi là “nấm mở” hay “nấm tán dù”.
Khi nấm héo, hư dần gọi là “nấm tàn”. Bạn không nên ăn nấm mối giai đoạn này.
Giá trị dinh dưỡng và công dụng
Thành phần dinh dưỡng
Nấm mối là một nguồn cung cấp protein thực vật, vitamin và khoáng chất dồi dào. Trong nấm mối có chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin D, kali, sắt và các chất chống oxy hóa. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao, nấm mối mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể, trong 100g trọng lượng nấm mối có chứa:
15,1 – 19,1g Protein
43,7 – 57,4% Carbohydrate
2,5 – 5,4% axit béo không bão hòa đa cao
17,5 – 24,7% chất xơ
2,4g các khoáng chất thiết yếu như canxi, vitamin D, photpho
Lợi ích sức khỏe
Điều hòa kinh nguyệt: Hỗ trợ làm đẹp da, điều hòa nội tiết tố.
Tăng cường sức đề kháng: Phòng ngừa cảm cúm và bệnh theo mùa.
Chắc khỏe xương: Giàu protein, sắt, canxi, tốt cho người cao tuổi.
Ngăn ngừa ung thư: Ức chế sự phát triển của khối u và virus gây hại.
Hỗ trợ khác: Giải độc, nhuận tràng, giảm stress và cải thiện giấc ngủ.
Ứng dụng của nấm
Nấm mối xào tỏi: Giữ nguyên vị ngọt bùi tự nhiên.
Cháo nấm mối: Kết hợp với gà hoặc sườn non, tạo món ăn bổ dưỡng.
Chuẩn bị phôi nấm: Chọn phôi nấm có tơ phát triển đều, mở cổ bịch, tháo bung phôi, rạch nhẹ trên bề mặt tơ.
Phủ giá thể: Rải lớp mỏng mụn xơ dừa hoặc cát sạch lên miệng bịch (dày 2cm), che phủ khu vực trồng bằng lưới lan để giữ ẩm và chắn gió.
Chọn vị trí trồng: Nơi kín gió, tránh ánh nắng trực tiếp, độ ẩm cao, có ánh sáng tự nhiên và không khí lưu thông tốt.
Tưới nước: Dùng bình xịt phun sương, giữ độ ẩm trên 80%, tránh để nước đọng trong miệng bịch phôi.
Thu hoạch: Sau 30 ngày, nấm bắt đầu nhú và có thể thu hoạch sau 18-24 giờ, tuổi thọ phôi nấm kéo dài 3-4 tháng, thu hoạch 3-4 lần.
Phương pháp bảo quản
Hiện nay có 3 cách bảo quản nấm mối được áp dụng phổ biến sau đây:
Bảo quản trong tủ lạnh: Phương pháp bảo quản nấm mối trong tủ lạnh phù hợp với bảo quản số lượng nấm ít, sử dụng trong gia đình hoặc quy mô kinh doanh nhỏ và bảo bảo quản trong thời gian ngắn.
Bảo quản trong kho lạnh: Kho lạnh bảo quản nấm là phương pháp hiệu quả giúp kéo dài thời gian lưu trữ nấm, phù hợp với nhu cầu bảo quản nấm mối số lượng lớn nhằm phục vụ mục đích kinh doanh thương mại.
Bảo quản khô: Phơi khô tự nhiên hoặc sử dụng máy sấy. Nấm khô bảo quản được lâu trong hũ kín hoặc túi hút chân không. Phương pháp này có thời gian bảo quản kéo dài 3-6 tháng.
Nấm mối không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà còn mang lại giá trị cao trong việc bảo vệ sức khỏe và chữa bệnh. Với những thông tin trong cẩm nang này, bạn có thể dễ dàng nhận biết, trồng trọt, chế biến và bảo quản nấm mối một cách hiệu quả.