Thanh long là một trong những loại trái cây nổi bật của Việt Nam và tình hình sản xuất – tiêu thụ của nó có sự biến động đáng kể cả trong nước và quốc tế. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về tình hình này:
Mục lục
Diện tích, năng suất, sản lượng
Trong những năm qua diện tích thanh long không ngừng được mở rộng, theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt (2020) nước ta hiện có 60/63 tỉnh, thành có trồng thanh long, với diện tích hơn 65,2 nghìn ha, sản lượng 1,37 triệu tấn.
Tuy nhiên vùng thanh long tập trung chủ yếu tại 03 tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang (55,2 nghìn ha, chiếm gần 85% diện tích thanh long cả nước); trong đó Bình Thuận là tỉnh sản xuất thanh long lớn nhất (chiếm 52% diện tích và hơn 50% sản lượng so cả nước).
Ngoài ra, thanh long còn được trồng ở Tây Ninh, Đồng Nai, Cà Mau và một số tỉnh miền Trung; miền núi phía Bắc cũng đã trồng thanh long nhưng quy mô nhỏ, diện tích không đáng kể (dưới 10%).
Theo Hiệp hội thanh long Long An, diện tích trồng loại cây này của địa phương vượt 12.000 ha, tính đến tháng 11/2023 còn 9.000 ha, tức đã có hơn 3.000 ha diện tích bị nông dân phá bỏ. Hiện, sản lượng thanh long chỉ bằng 50% so với trước. Số liệu từ Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tiền Giang, cho thấy diện tích cây ăn trái trên địa bàn toàn tỉnh là 86.089 ha. Trong đó, diện tích trồng thanh long là hơn 8.700 ha.
Tháng 11/2023, toàn tỉnh đã cấp và đang hoạt động được 279 mã số vùng trồng cây ăn trái, với diện tích hơn 20.000 ha. Trong đó, đã cấp mã số vùng trồng thanh long được 78, với diện tích hơn 6.100 ha.
Hiện một số nông dân ở vùng chuyên canh thanh long huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) và huyện Châu Thành (Long An) mạnh dạn đầu tư sản xuất thanh long theo công nghệ Israel nhằm tiết kiệm diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng trái hướng tới xuất khẩu sang thị trường khó tính…
Kinh tế hợp tác sản xuất
Kinh tế hộ, trang trại
Doanh nghiệp
Trên thị trường thế giới hiện nay có 4 loại thanh long chính là thanh long vỏ đỏ, ruột trắng chủ yếu đến từ Việt Nam và Thái Lan; thanh long vỏ đỏ, ruột đỏ đến chủ yếu từ Israel và Maylaysia; thanh long vỏ đỏ, ruột tím đến từ Guatemala, Nicaragua, Ecuador và Israel; thanh long vỏ vàng, ruột trắng đến từ Colombia và Ecuador.
Các nước xuất khẩu thanh long lớn trên thế giới gồm:
Vùng Trung Mỹ, Nicaragua sản xuất thanh long ruột đỏ xuất khẩu sang Mỹ, Canada, châu Âu và Nhật. Guatemala, El Salvador, Honduras, Costa Rica sản xuất thanh long quy mô nhỏ, trong sân vườn. Colombia hàng đầu sản xuất loại thanh long vàng. Ecuador sản xuất cả hai loại thanh long vàng và loại ruột đỏ. Israel cũng được xem là nơi sản xuất thanh long để xuất sang các nước châu Âu.
Tại trung quốc, diện tích các vùng trồng thanh long có xu hướng tăng. Diện tích thanh long ở Trung Quốc năm 2017 chỉ là 35.555 ha, tập trung ở các tỉnh phía nam Trung Quốc giáp với Việt Nam như Quảng Tây (10.666 ha), Quảng Đông (8.000 ha), Quý Châu (8.000 ha), Hải Nam (3.333 ha), Vân Nam (2.666 ha) và Phúc Kiến (1.333 ha). Đến tháng 9/2019, diện tích trồng thanh long ở Trung Quốc đã tăng lên đến 60.000 ha.
Sản phẩm thanh long được tiêu thụ trên thị trường chủ yếu ở dạng trái cây tươi, thị trường nội địa chiếm khoảng 15-20% tổng sản lượng, 80- 85% sản lượng còn lại được xuất khẩu mà chủ yếu theo phương thức mua bán biên mậu với thương nhân Trung Quốc.
Thuận lợi
Trái thanh long đã có mặt trên cả nước, trong đó tập trung nhiều tại khu vực phía Bắc, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh duyên hải miền Trung. Hoạt động mua bán thanh long do các doanh nghiệp, các cơ sở thu mua, đóng gói thanh long thực hiện thông qua các kênh phân phối, chợ đầu mối ở các tỉnh, thành phố như Trung tâm kinh doanh Chợ đầu mối phía Nam – Hà Nội, Chợ đầu mối Long Biên – Hà Nội, chợ đầu mối chuyên kinh doanh phân phối rau quả tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thanh long cũng có mặt trong hầu hết hệ thống siêu thị trong nước như Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Tổng Công ty TNHH Một thành viên Hà Nội, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, CoopMart, Lotte Mart, Big C, CitiMart… Tuy nhiên, do trên thị trường Việt Nam có nhiều loại trái cây nên thanh long phải chịu sự cạnh tranh rất lớn trên thị trường tiêu thụ trong nước.
Khó khăn
Hiện tại, các thị trường tiêu thụ thanh long chính trên thế giới bao gồm 4 khu vực:
Thị trường Châu Á:
Châu Á là thị trường tiêu thụ thanh long lớn nhất và cũng dễ tính nhất, đặc biệt là các quốc gia có cộng đồng người Hoa do niềm tin vào sự may mắn mang lại nhờ tên gọi thanh long, hình dáng và màu sắc. Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ thanh long lớn nhất ở châu Á và cũng là lớn nhất thế giới hiện nay. Nhu cầu thanh long tại Indonesia, Singapore, Thailand và Philippines những năm gần đây cũng tăng nhanh. Một số quốc gia châu Á không ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa như Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng ngày càng quan tâm đến sản phẩm thanh long do các đặc tính tốt cho sức khỏe mà trái thanh long mang lại.
Thị trường Châu Âu:
Thị trường châu Âu là thị trường nhập khẩu rau quả tươi hàng đầu thế giới, và khá cởi mở với các sản phẩm mới. Do vậy, tuy thanh long còn là một mặt hàng tương đối mới và chưa được quảng bá rộng rãi, giá thành lại cao, nhưng vẫn rất có triển vọng và thu hút được ngày càng nhiều sự yêu thích của người tiêu dùng vùng châu lục này. Nếu có thể giảm bớt giá thành và quảng bá rộng rãi hơn nữa về giá trị dinh dưỡng của trái thanh long, chắc chắn loại trái cây này sẽ đến được với đông đảo cộng đồng dân cư tại các quốc gia Châu Âu bên cạnh các quốc gia như Pháp, Ý, Nga và Hà Lan.
Thị trường Mỹ:
Thanh long là mặt hàng truyền thống đối với người tiêu dùng gốc Á nói chung và gốc Việt nói riêng ở Mỹ. Do cộng đồng người Á và Việt khá cao nên nhu cầu tiêu thụ thanh long tương đối lớn. Đối với các nhóm sắc tộc khác, thanh long vẫn là sản phẩm tương đối mới và chỉ được biết đến ở phân khúc của thị trường cấp cao.
Các quốc gia khác:
Thanh long Việt Nam cũng từng bước thâm nhập các thị trường khác như Ấn Độ, Chi Lê và Newzealand nhưng với số lượng còn rất hạn chế.