Thị trường bia Việt Nam là một thị trường tiềm năng với nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển phù hợp để có thể cạnh tranh hiệu quả và thành công trong thị trường này. Dưới đây là tình hình sản xuất và tiêu thụ bia năm 2023 – 2024.

Tình hình sản xuất bia ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, nhiều nhà máy, xí nghiệp bia lớn được đầu tư công nghệ tiên tiến, công nghệ thiết bị đồng bộ và hiện đại. Cụ thể, công ty bia Hà Nội đã đầu tư hệ thống bồn lên men, lắp thêm hai hệ thống máy chiết chai và dây chuyền làm lon bia,… hiện đại, đưa năng suất từ 30 triệu lít/năm lên 50 triệu lít năm. Công ty bia Sài Gòn đầu tư công nghệ và thiết bị rất hiện đại, xây dựng nhà máy làm vỏ lon, đưa năng suất từ 77,6 triệu lít năm lên 166 triệu lít năm. 

Các nhà máy bia BGI Tiền Giang, nhà máy bia Tiger, Carlsberg, Heineken, Laser, SanmigueL… Việt Nam đã và đang trên đà mở rộng quy mô sản xuất với công suất được nâng lên rất nhiều lần.

Ngoài những nhà máy có tên tuổi, sản phẩm đạt chất lượng quốc tế như bia Sài Gòn, Hà Nội, Tiger, Carlsberg, Heineken, Laser, SanmigueL.v.v thì ở địa phương khắp trên cả nước đều có sản xuất bia với quy mô vừa và nhỏ. Loại bia này gọi là “bia địa phương”, bia hơi, …v.v đã ra đời trong bối cảnh hết sức thuận lợi là nhu cầu về bia tăng nhanh khi cung còn quá tháp. Loại bia này nhằm làm bớt tình trạng căng thẳng vì thiếu bia quốc doanh trung ương, hơn nữa giá thành hợp lý đối với những vùng có thu nhập thấp.

Tuy nhiên các cơ sở nấu bia quy mô nhỏ đã gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu nguyên liệu,… nên dây chuyền công nghệ thường bị chắp vá, thiết bị máy móc không đồng bộ, trên dây chuyền công nghệ có nhiều khâu còn bán thủ công chưa tự động hoá hoàn toàn. Đây là nguyên nhân ít nhiều nó làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, do các khó khăn trên sản lượng từng cơ sở còn thấp từ (300 – 6000) lít/ngày, sản lượng đa phần là bia tươi.

Tình hình tiêu thụ bia ở Việt Nam

Năm 2023, thị trường bia Việt Nam chịu nhiều khó khăn do giá nguyên vật liệu biến động do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, tình hình lạm phát và lãi suất vay tăng, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu do kinh tế suy thoái, cùng với sự siết chặt của một số công cụ chính sách liên quan. Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, sản lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam đã có sự giảm mạnh vào giai đoạn nửa cuối năm 2023.

Số liệu thống kê cho thấy, năm 2023, sản lượng tiêu thụ toàn ngành bia Việt Nam giảm hơn 4% so với cùng kỳ, được đánh giá là một năm cực kỳ khó khăn với các doanh nghiệp kinh doanh bia-rượu tại Việt Nam. Những khó khăn liên quan đến chính sách, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ, giá nguyên vật liệu tăng và biến động của tỷ giá khiến chi phí đầu vào tăng cao và nhu cầu sụt giảm đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành bia.

Năm 2023, Tổng công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (Habeco) cũng ghi nhận những số liệu kết quả kinh doanh kém khả quan với doanh thu hợp nhất cả năm đạt 7.901 tỷ đồng, giảm 7,4% so với kết quả thực hiện cùng kỳ năm trước. Dù vậy thực tế Habeco là một trong những doanh nghiệp có mức suy giảm ít nhất trong ngành với mức giảm doanh thu của năm 2023 thấp hơn đáng kể mức giảm 11% của ngành-theo số liệu ước tính của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) và cũng thấp hơn mức giảm doanh thu 12,9% của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

Kết luận: Tình hình tiêu thụ của ngành bia trong năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức.

Do xung đột địa chính trị trên thế giới kéo dài và có xu hướng lan rộng vẫn đang ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào, giá cả nhiều loại hàng hóa duy trì ở mức cao, biến động thất thường gây khó khăn cho hoạt động dự báo, mua sắm, quản lý nguyên nhiên vật liệu cùng với đó là tác động của Nghị định 100.

Gia Duc Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi