Thị trường tiêu thụ kem Việt Nam là một thị trường tiềm năng với nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, kem được cho là có tác động tới khí hậu nhiều hơn so với món ăn khác. Dưới đây là tình hình sản xuất, tiêu thụ kem ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Dữ liệu thống kê chính thức về sản lượng kem thành phẩm tại Việt Nam còn hạn chế.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin uy tín, sản lượng kem thành phẩm tại Việt Nam ước tính đạt khoảng 250.000 – 300.000 tấn mỗi năm.
Với quá trình sản xuất kem, ảnh hưởng chính là do tiêu thụ năng lượng, đặc biệt là do quá trình làm cứng và đông lạnh sâu.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nên xem xét ngành kem bị ảnh hưởng như thế nào bởi biến đổi khí hậu và cách các công ty ứng phó với những thách thức này. Ví dụ, nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến năng suất sản xuất sữa bò; trong điều kiện khí hậu nóng, bò có xu hướng ăn ít hơn và làm giảm sản lượng sữa. Thiếu nước do biến đổi khí hậu cũng là một thách thức không nhỏ vì sản phẩm sữa là loại thực phẩm đứng thứ ba về tiêu thụ nước.
Tình trạng nóng lên toàn cầu cũng tác động đến quá trình sản xuất các nguyên liệu làm kem khác. Ví dụ, theo Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế, cây vani đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao nhất do nhiệt độ gia tăng vốn ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu. Tương tự, sản xuất ca cao toàn cầu đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu, theo Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế, nhiệt độ gia tăng ở các nước nhiệt đới cận xích đạo có thể ảnh hưởng đáng kể đến điều kiện phù hợp để sản xuất ca cao của các quốc gia sản xuất ca cao chính trong những năm tới.
Doanh số của sản phẩm Kem tươi trong tháng 08/2023 đạt mức cao nhất với 2.5 tỷ đồng và 10.1 nghìn về sản lượng. Quy mô thị trường Kem tươi tháng 03/2024 đạt 837.8 triệu doanh số và tăng trưởng tốt hơn so với tháng 02/2024 là 11.2%. Bình quân mỗi ngày, người Việt tiêu thụ khoảng 72,8 tấn sản phẩm này.
Trong đó, KidoFoods thuộc Kido Group là doanh nghiệp sản xuất kem và thực phẩm đông lạnh hàng đầu Việt Nam hiện nay. Riêng kem, KidoFoods dẫn đầu thị trường với thị phần lên đến 44% (theo Euromonitor năm 2021), với hai thương hiệu nổi tiếng là Merino và Celano. Trong khi đó, các đối thủ khác có thị phần khá bé so với Kido, như Unilever chiếm 12%, Vinamilk chiếm 10%, Fanny chiếm 5%, Tràng Tiền chiếm 4%, Nestlé ở mức 3%.
Đáng chú ý, trong những tháng đầu năm nay, Tập đoàn Kido đã “âm thầm” chia tách và bán phần lớn vốn tại mảng hàng lạnh (kem, sữa chua…). Cụ thể, vào cuối tháng 4/2023, Kido đã chuyển nhượng hơn 17,8 triệu cổ phần KDF của Công ty KidoFoods, giảm tỷ lệ sở hữu từ mức 73% xuống còn 49% vốn. Theo đó, KidoFoods hiện không còn là công ty con của Tập đoàn Kido.