Các loại trái cây nhập khẩu hiện nay có chất lượng khá ổn định, hàm lượng dinh dưỡng cao và thời gian bảo quản thì khá dài. Chính vì giữ được lâu ngày, nên nhiều bà nội trợ vẫn còn khá e ngại vì lo sợ chúng bị ngâm hay tiêm chích chất kích thích hoặc chất bảo quản.

Trái cây nhập khẩu có chất bảo quản không?

Trái cây nhập khẩu có thể có chất bảo quản, nhưng không phải tất cả. Việc sử dụng chất bảo quản trong trái cây nhập khẩu được kiểm soát chặt chẽ bởi các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.

Thông thường muốn trái cây tươi lâu và giữ được hương vị, chất lượng, người ta phải kìm hãm quá trình sinh sản của Etylen – một loại hoocmon thực vật do trái cây sản sinh ra để kích thích quả chín.

Các chất này được gọi là chất ức chế Etylen – Etylen blockers hoặc là các chất chống oxi hóa – Antioxidants. Phần lớn các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều cho sử dụng các hoá chất an toàn như: Dephenyl amin – DPA, Ethoxiquyn và 1-MCP để bảo quản hoa quả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Xem thêm: Thuốc, hóa chất bảo quản trái cây tươi lâu

Mẹo chọn trái cây nhập khẩu ngon và an toàn

Chọn trái cây theo mùa

Nho, táo, kiwi, anh đào (cherry)… là những loại quả phổ biến được nhập khẩu từ Mỹ, ÚC.

Nho tươi được nhập về Việt Nam hầu như quanh năm. Nho Mỹ có mùa vụ từ tháng 8 đến cuối năm. Còn nho Úc có mùa từ tháng 2 đến tháng 8.

Kiwi nhập về Việt Nam chủ yếu là kiwi vàng và xanh. Thông thường, kiwi từ New Zealand có vụ mùa từ tháng 5 đến 12, trong khi đó, kiwi Trung Quốc được thu hoạch từ cuối tháng 3 đến tháng 5.

Quả Cherry hiện trồng nhiều ở Úc và Mỹ. Tại Mỹ, quả cherry chín được thu hoạch vào mùa hè từ tháng 5 tới tháng 9. Tại Úc, mùa thu hoạch cherry sẽ bắt đầu từ cuối tháng 11 đến giữa tháng 2 năm sau.

Chú ý kí hiệu trên tem mác

Bên cạnh mã vạch, các loại hoa quả nhập đều có một dãy số khá đặc biệt, có thể gồm 4 hoặc 5 số, trong đó số đầu tiên luôn là 3, 4, 8 và 9. Đó là các mã số cho biết thứ hoa quả bạn đang ăn “được trồng như thế nào”, dựa trên con số đầu tiên của dãy số.

Trên tem có 4 chữ số và bắt đầu bằng số 3 hoặc 4: Loại trái cây đó được trồng theo phương pháp truyền thống, có thể có sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc kích thích tăng trưởng… theo quy định cho phép.

Xem thêm: Cách nhận biết trái cây có tẩm chất bảo quản

page

Trên tem có 5 chữ số, bắt đầu bằng số 9: Sản phẩm được trồng theo phương pháp trồng hữu cơ. Loại sản phẩm này được trồng tự nhiên, không sử dụng các chất kích thích, tăng trưởng hay phân bón… nên rất đảm bảo về mặt dinh dưỡng.

pere

Trên tem có 5 chữ số, bắt đầu bằng số 8: Sản phẩm biến đổi gen.

Nếu dãy số bắt đầu bằng số 8, bạn nên cân nhắc trước khi mua vì đây là sản phẩm sử dụng công nghệ biến đổi gen… giúp trái cây có kích thước to hơn, màu sắc hấp dẫn hơn.

trai-cay-nhap-khau-1

Phân biệt trái cây nhập khẩu Mỹ, Úc, Newzealand với Trung Quốc

Táo: Táo đỏ hay táo xanh nhập từ Úc, Mỹ, Newzeland đều có màu đậm, mùi thơm nổi bật, thịt vàng và vị ngọt sắc, vỏ giòn. Còn táo Trung Quốc thường có màu phấn hồng hay hồng nhạt, có đốm trắng do có thuốc bảo quản, thịt xốp màu trắng ngà và có vị hơi lợ, vỏ chát.

Nho: Nho Trung Quốc to tròn, có lớp vỏ màu nhạt, ăn vị chua, mềm, bở và nhiều hạt. Nho Mỹ, Úc vỏ sậm hơn, thuôn dài, vị ngọt, giòn, rất ít hoặc không có hạt.

Gia Duc Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi