Trong quá trình bảo quản nông sản lâu thường hay xảy ra các sự cố, rất dễ gây hư hỏng. Độ ẩm và nhiệt độ tăng cao đó chính là các yếu tố quan trọng và điều kiện thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Đồng thời nấm và sâu bọ cùng với hạt xâm nhập vào kho, lan truyền và sinh sôi nảy nở hoặc công tác vệ sinh kho tàng trước khi nhập nông sản làm chưa tốt. Biện pháp phòng trừ như sau.
Kiểm tra vệ sinh nhằm phát hiện nhiễm dịch hại, định vị nơi nhiễm dịch hại, có biện pháp phòng trừ thích hợp. Công việc kiểm tra bao gồm:
Dùng thuốc hóa học với liều lượng thích hợp để tiêu diệt. Nên dùng phương pháp xông hơi để tránh dư lượng chất độc.
Sấy hạt ở nhiệt độ cao 65-70 độ C (hạt lương thực) sau đó làm nguội. Ở nhiệt độ này hầu hết các sâu mọt hoặc vi sinh vật có hại trong hạt đều bị tiêu diệt.
Việc sấy có thể chuyển hạt ra khỏi kho và đưa vào thiết bị sấy hoặc sấy trực tiếp bằng cách thổi gió nóng vào khối hạt, làm nguội bằng thổi gió lạnh. Thời gian kết thúc sấy xác định bằng cách kiểm tra khối hạt khi không còn vi sinh vật, sâu mọt.
Khi hạt bị ẩm và bị bốc nóng thường được xử lý bằng phương pháp thông gió cưỡng bức nhờ quạt gió cao áp. Khi đống hạt bị bốc nóng, nhiệt độ của nó có thể lên tới 40 – 50%; thông gió giúp hạ nhiệt độ của khối hạt xuống nhiệt độ an toàn, không bị bốc nóng trở lại như khi dùng biện pháp cào đảo. Thông gió làm cho nhiệt độ đống hạt theo chiều cao đồng đều hơn so với để tự nhiên, hạn chế đọng sương và nấm mốc ở lớp gần mặt của đống hạt.
Qua thực tế nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam cho thấy, một kho thóc đang bị bốc nóng thì nhiệt độ đống hạt > 40 độ C, thuỷ phần của khối hạt bằng 13,5 – 14%. Nếu dùng quạt thông gió để làm nguội đống hạt xuống 32 – 35 độ C và làm khô đống hạt tới thuỷ phần 12,5% thì hạ được giá thành xử lý một tấn thóc khá nhiều.
Biện pháp quan trọng nhất đó giữ cho chất lượng tốt, hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng là phải luôn giữ cho thuỷ phần của thóc nhỏ hơn 12 – 12,5% trong suốt quá trình bảo quản. Trong quá trình bảo quản với điều kiện thời tiết ẩm -ít (tháng 3, 4, 7, 8) và những điều kiện ngoại cảnh khác làm thóc bị ẩm, dễ gây hiện tượng hư hỏng. Muốn chủ động bảo quản, giữ gìn tốt chất lượng của thóc. Đặc biệt thóc dự trữ bảo quản lâu dài, biện pháp kỹ thuật quan trọng nhất là chủ động làm khô thóc trong quá trình bảo quản.
Thông gió là biện pháp đơn giản và hiệu quả về mọi mặt. Nhờ thông gió, thuỷ phần của thóc từ 13 – 14% có thể xuống 12 – 12,5% mà không cần phải di chuyển toàn bộ số thóc đó ra ngoài để xử lý.
Trường hợp khi độ ẩm hạt cao, cần phải phơi, sấy, không nên kéo dài việc thổi không khí lạnh dài ngày làm giảm chất lượng hạt và tốn kém. Nếu thông gió cưỡng bức bằng không khí nóng thì nhiệt độ không khí trước khi thổi vào hạt là 35-45 độ C.
Nguyên lý làm khô đống hạt bằng thông gió:
Khi hạt tiếp xúc với không khí có độ ẩm và nhiệt độ nhất định thì hạt sẽ hút hoặc nhả ẩm vào không khí đó đạt tới thuỷ phần nhất định nào đó. Thuỷ phần đã gọi là thuỷ phần cân bằng của hạt tại độ ẩm và nhiệt độ đó của không khí.
Độ ẩm và nhiệt độ của không khí khi đi qua hạt mới chỉ cho biết khả năng, còn thực tế hạt được làm khô hay làm ẩm hơn còn phụ thuộc vào thời gian thông gió, khối lượng không khí thổi qua, nhiệt độ đống hạt…
Muốn thông gió để làm khô đống hạt thì đầu tiên khi không khí tiếp xúc với hạt phải có độ ẩm và nhiệt độ thế nào để thuỷ phần cân bằng của thóc ở độ ẩm và nhiệt độ đó phải thấp hơn thuỷ phần của đống hạt.
Thực tế cho thấy khi thổi dòng khí nguội đi qua đống hạt nóng thì không được đốt nóng lên và nhiệt độ đạt cân bằng
Không khí đi qua đống hạt, chưa lấy ẩm của hạt, độ ẩm tuyệt đối (hàm lượng hơi nước chứa trong 1m3 không khí) không thay đổi. Không khí bị hâm nóng, nhiệt độ tăng lên thì độ ẩm tương đối sẽ giảm đi (nếu độ ẩm tuyệt đối, cứ tăng lên 1 độ C thì độ ẩm tương đối giảm 4-5%).