Hoa đu đủ đực có nhiều công dụng hữu ích trong y học dân gian. Vậy là thế nào để bảo quản được tốt nhất hoa đu đủ đực tươi và khô. Hãy cùng chúng tôi kham khảo bài viết dưới đây nhé.
Khi mua hoa đu đủ từ ngoài chợ về hoặc được hái tại vườn thì ta nên sửa sạch, nhặt những bông bị dập nát hoặc vàng úa ra. , hoa bị bụi hoặc bám đất cát bên ngoài thì chúng ta phải đem đi rửa sạch, rồi đem phơi khô. Đây là cách phơi hoa đu đủ đực được nhiều người sử dụng.
Thời gian và cách phơi bông đu đủ đực: Phơi khoảng từ 3 – 4 ngày, đến khi thấy hoa và cuống hoa héo và khô lại là được.
Cách bảo quản hoa: Hoa đu đủ sau khi được phơi khô đem đóng túi nilon, hút chân không rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để bảo quản được lâu và không bị ẩm mốc.
Lưu ý:
- Nên phơi hoa trong điều kiện thời tiết khô mát, không cần nhiệt độ quá cao, để tránh mất đi các dược tính bên trong của hoa.
- Nên phơi ở những chỗ râm, nơi có gió hoặc phơi trong nhà bật quạt giúp hoa nhanh khô hơn.
- Hạn chế phơi hoa ở bên ngoài trời nắng to hoặc có nhiệt độ cao sẽ dễ làm cánh hoa bị nát vụn và giảm dược chất trong hoa
Hoa đu đủ đực tươi: Tỷ lệ dưỡng chất, trọng lượng hoa đu đủ đực tươi thấp hơn hoa đu đủ đực khô. Khi hoa còn tươi sẽ có lẫn nhiều tạp chất, nước, nhựa thu đủ. Hoa tươi có mùi thơm dậy, có vị đắng nhẹ, người dân thường dùng hoa tươi để chế biến thành thức ăn. Khi thu hái hoa dễ bị dính nhựa cây có hại cho sức khoẻ, vì vậy cần phải ngâm rửa sạch trước khi chế biến.
Hoa đu đủ đực khô: Có hàm lượng dưỡng chất rất cao, được cô đặc lại. Khi hoa được phơi khô thì được loại bỏ bớt tạp chất trong hoa. Khi đã phơi khô thì hoa sẽ ít đắng hơn, có vị ngọt nhẹ. Sau khi đã ngâm hay rửa thì để ráo, sao vàng hạ thổ thì độc tố trong hoa cũng giảm đi rất nhiều.
Nếu để sử dụng chữa bệnh hay hãm nước uống thì hoa phơi khô sẽ tốt hơn nhiều so với hoa tươi. Ngược lại, nếu dùng để nấu ăn, chế biến các món xào nấu thì hoa tươi sẽ cho hương vị thơm ngon hơn.