Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách bảo quản hoa cắt cành sau thu hoạch được tươi lâu khi cắm bình hoặc để bán.
Mục lục
Nên chọn những cành hoa thẳng, cứng cáp, lá vẫn còn tươi mới, màu xanh đậm, bông hoa còn mới, tươi sẽ có màu sắc tươi sáng, cánh hoa cứng cáp.
Tiếp theo là quan sát các vết cắt ở cành hoa. Nếu vết cắt còn mới thì gần như khẳng định được rằng nó là hoa mới cắt. Còn nếu vết cắt đã cũ và có dấu hiệu thâm đen thì bạn không nên chọn bởi rất có thể đó là hoa cũ, hoa đông lạnh.
Có thể kiểm tra thử bằng cách dùng 2 ngón tay bóp nhẹ bông hoa. Nếu cảm nhận được độ cứng và đàn hồi thì đó chính là hoa mới được cắt. Nếu là hoa đã cũ thì sẽ mềm hơn do cánh hoa bị héo.
Sau khi lựa chọn được những bông hoa tươi mới, nên loại bỏ hết những lá bị dập, lá có dấu hiệu bị héo úa. Tiếp đến, ngâm cành hoa vào trong nước ấm. Sau 10-15 phút, bạn dùng kéo cắt cành hoa theo một góc 45 độ. Điều này là để cành hoa có thể hút được nhiều nước nhất khi cắm trong bình.
Dùng nước rửa chén để rửa bình hoa thật sạch. Cách làm này là để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trong bình.
Lưu ý:
- Chú ý rửa bình thật sạch để không còn nhớt xà phòng trước khi cắm hoa.
- Với những bình hoa tái chế từ nhựa, bạn nên cẩn thận khi rửa kẻo làm hỏng lớp sơn trên chai nhựa nhé.
Bạn có thể sử dụng một trong các cách sau:
Sau khi đã pha các dung dịch để loại bỏ vi khuẩn và cung cấp dưỡng chất cho hoa, bạn đừng quên thay nước cắm hoa mỗi ngày. Tốt nhất là nên thay nước vào buổi sáng sớm. Mỗi lần thay nước, nên lưu ý việc cắt bớt cành hoa đi một chút để tăng khả năng hút nước của hoa.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên đặt bình hoa ở những nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng. Đồng thời, bạn không nên để bình hoa ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, nơi nhiều gió hoặc gần tivi, điều hòa hay quạt. Ngoài ra, nếu có thể hãy để bình hoa ra phơi sương buổi đêm vì đây cũng là cách giữ hoa tươi lâu trong bình.
Hoa sau khi thu hoạch, đưa ngay về nơi tập trung càng càng tốt.
Sau khi cắt khỏi cây, cành hoa mất nguồn nước và dinh dưỡng do giả hành cung cấp nên lượng hơi nước đó không được bù đắp lại do đó hoa sẽ bị héo và nhanh chóng bị hư hỏng.
Để các búp hoa có thể nở hoàn toàn và giữ hoa được tươi lâu sau quá trình bảo quản thì cần tuân thủ một số kỹ thuật cơ bản sau đây:
Phân loại hoa nhằm mục đích phân hạng những cành có cùng kích thước, từng giống, từng màu làm tăng giá trị của hoa trên thị trường. Ngoài ra phân loại nhằm loại bỏ những cành hoa bị gãy, sâu bệnh, dập nát trong quá trình thu hoạch. Không được để lẫn lộn các cành hoa không đủ tiêu chuẩn với những cành đủ tiêu chuẩn nhất là những cành hoa bị sâu bệnh sẽ làm lây lan dịch bệnh sang khối hoa khác.
Các tiêu chuẩn để phân loại hoa cắt cành là; theo thị hiếu người tiêu dùng, theo tiêu chuẩn xuất khẩu, theo giống, theo kích thước… tùy vào từng loại hoa mà có phương pháp phân loại.
Bao bì bên ngoài như: Thùng cát tông, thùng giấy, thùng xốp… Sử dụng các bao PP, PE để bao gói trực tiếp cho hoa trong quá trình bảo quản có tác dụng ngăn ngừa sự mất nước của hoa rất tốt.
Có nhiều phương pháp đóng gói nông sản như: đóng gói thông thường, đóng gói hút chân không, đóng gói bằng không khí điều chỉnh, đóng gói bằng phương pháp khí kiểm soát (CA)… tùy vào giá trị, mục đích của từng loại hoa mà chọn phương pháp đóng gói phù hợp.
Bảo quản nhiệt độ thấp là cách tốt nhất để hạn chế các hư hỏng sinh lý và bệnh lý trên hoa cắt. Nhiệt độ thấp làm giảm hô hấp và các hoạt động trao đổi chất khác, giảm thoát hơi nước, giảm sự sản sinh cũng như tác động của Ethylen và giảm sinh trưởng của nấm, khuẩn.
Hoa sau khi được thu hái hái đem đi xử lý rồi đóng gói trong các bao PP, PE, PVE, bao giấy theo phương pháp đục lỗ, không đục lỗ… rồi sau đó đưa vào bảo quản ở nhiệt độ thấp.
Trước khi đưa hoa vào kho lạnh bảo quản thì phải có quá trình hạ nhiệt độ từ từ. Hạ nhiệt độ xuống 200C trong 1 thời gian nhất định, sau đó hạ tiếp xuống 150C (thời gian hạ nhiệt độ ngắn hay dài phụ thuộc vào từng loại hoa). Làm tương tự trước khi đưa hoa từ kho lạnh ra ngoài tiêu thụ bằng cách nâng nhiệt độ dần lên 200C trong 2-3 ngày, sau đó nâng tiếp lên 250C rồi mới đưa ra môi trường.
Các loại hoa cắt có nguồn gốc ôn đới như: cẩm chướng, loa kèn, thược dược,… yêu cầu nhiệt độ ở 0- 10C. Các loại hoa cắt có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới rất mẫn cảm với hư hỏng lạnh nên đòi hỏi nhiệt độ bảo quản cao hơn: lay ơn (2-40C), lan (7-100C),…
Lưu ý: Nếu đưa hoa vào nhiệt độ bảo quản lạnh ngay thì gây nên hiện tượng sốc nhiệt làm cho hoa hô hấp tăng đột biến càng làm cho hoa nhanh hư hỏng hơn.
Nhiệt độ bảo quản trong khoảng từ 1-10 độ C, tùy vào từng loại hoa khác nhau mà có mức điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp để hoa được tươi lâu nhất và chất lượng nhất. Độ ẩm cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng khi bảo quản hoa trong kho lạnh để giúp hoa tươi lâu hơn, độ ẩm lí tưởng là từ 90-95%.
Đường có tác dụng nuôi dưỡng cây, thúc đẩy quá trình quang hợp để hoa trong bình tươi lâu hơn. Chỉ cần thêm vào bình hoa 2 muỗng đường là những bông hoa có thể tươi lâu đến cả tuần.
Đối với hoa bó không nên cắt bỏ lớp giấy gói. Việc giữ lại lớp giấy gói sẽ không gây hại gì cho hoa mà còn giữ được dáng của bó hoa.
Ướp hoa tươi bằng cách ngâm hydrat
Bước 1: Xử lý chất lượng hoa đạt chuẩn để đem đi ướp
Bước 2: Phun kéo ướp hoa tươi
Sử dụng keo silica
Cách ướp hoa tươi này sẽ giúp chúng giữ được màu sắc tươi tắn như thể vẫn còn trong vườn. Để tiến hành:
Phơi khô hoa tươi
Đây là một cách ướp hoa tươi đơn giản được nhiều người dùng đến nhất.
Ép bằng sách
Sử dụng lò vi sóng
Nếu ở nhà có lò vi sóng thì bạn cũng có thể tận dụng như một cách ướp hoa tươi vô cùng sáng tạo.
Để hoa khô tự nhiên
Đây là cách ướp hoa tươi đơn giản nhất.