Nước cam chanh sẽ đắng khi để lâu trong không khí, việc để nước cam chanh trong ngăn lạnh/đá sẽ làm chậm quá trình hóa đắng này nhưng không phải là vĩnh viễn.

Lí do nước cam chanh bị đắng

Nước cam chanh thường có vị đắng rõ ràng sau 30 phút bỏ ngoài không khí. Nguyên nhân do chất limonin phản ứng oxy hóa khi tiếp xúc với không khí tạo ra chất mới có vị đắng. Limonin có trong cả nước, vỏ và cùi cam chanh.

Vậy nếu vắt đủ khéo để phần tinh dầu không bắn vào cốc nước, vị đắng sẽ giảm đáng kể.

Cách bảo quản trong tủ lạnh

Giải pháp bảo quản dựa trên 2 nguyên lí:

  • Giảm lượng limonin trong cốc nước cam chanh: hạn chế tinh dầu và nước từ phần cùi trắng bắn vào cốc.
  • Làm chậm quá trình oxy hóa limonin: bảo quản ở nhiệt độ thấp và giảm khả năng tiếp xúc của nước cam chanh với không khí chứa nhiều oxy.

Cách bảo quản nước cam chanh vắt lâu nhất trong tủ lạnh:

  • Gọt bỏ phần vỏ chứa nhiều tinh dầu trước khi vắt. Nếu không muốn gọt vỏ, hãy dùng dụng cụ ép cam để hạn chế lực ép vào phần vỏ.
  • Rót đầy nước cam chanh vào chai có nắp đậy, mục đích là tối thiểu hóa lượng không khí còn ở trong chai khi đã đóng nắp.
  • Dùng chai có màu sẫm giúp hạn chế quá trình phân hủy vitamin bởi ánh sáng. Hãy đặt chai vào góc tủ lạnh, nơi ít bị chiếu sáng nhất.

Cam trên máy ép trái cây ép lạnh

Nước cam canh tươi để được bao lâu?

  • Ở nhiệt độ phòng (28-30 độ C), nước cam để được 1 giờ, nước chanh để được khoảng 30 phút.
  • Trong ngăn mát tủ lạnh, nước cam không nên để không quá 24 giờ.

Càng để lâu, chất dinh dưỡng trong cam càng giảm nhiều, nhất là Vitamin C, vị đắng càng rõ rệt. Tốt nhất, bạn nên sử dụng ngay sau khi ép và hạn chế để qua đêm nhé!

Dấu hiệu hư hỏng

  • Chai nhựa chứa nước cam chanh phồng lên do tích khí.
  • Có mùi ôi, thối hoặc giống như giấm.
  • Có váng mốc màu trắng hoặc xanh trên bề mặt.

Lưu ý

Mặc dù nước cam chanh vắt rất tốt cho cơ thể, nhưng nếu bạn lạm dụng, uống quá nhiều và sai thời điểm sẽ gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là một vài lưu ý khi uống nước cam:

  • Không uống trước và sau khi đánh răng: bạn sẽ thấy đắng dù cam vừa vắt, đồng thời răng hơi ê vì phản ứng phá hủy men răng khi axit citric trong nước cam chanh phản ứng với natri lauryl sulfate trong kem đánh răng.
  • Không uống nếu bị viêm loét dạ dày: nước cam làm tăng axit trong dạ dày, có thể gây ợ nóng và viêm loét nặng hơn.
  • Không uống nếu đang bị viêm gan, cao huyết áp: vì nước cam thúc đẩy chức năng giải độc của gan, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cholesterol không tốt cho người bệnh.
  • Không uống cùng thuốc kháng sinh: axit có trong cam sẽ làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc, thay đổi tác dụng thuốc.

Gia Duc Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi