Là một đất nước nông nghiệp, sản lượng nông sản của Việt Nam là rất lớn, kéo theo nhu cầu tích trữ lâu dài để hạn chế hao hụt và hư hỏng trước khi đem bán hoặc gieo trồng.
Trong rất nhiều biện pháp bảo quản, kho lạnh nông sản là lựa chọn hoàn hảo cho các loại nông sản. Nhưng có phải tất cả nông sản đều phù hợp để trữ trong kho lạnh? Dưới đây là danh sách các loại nông sản tiêu biểu thường được trữ mát trong kho kèm nhiệt độ phù hợp để bảo quản chúng.
Các loại rau củ mau hỏng hoặc thường được trồng với qui mô lớn: su hào, cà rốt, khoai tây, cà chua, củ cải, sấu.
Mỗi loại quả thường có những tính chất khác nhau nhưng đều bị nhiệt độ thấp ức chế quá trình chín. Chính vì thế, việc sử dụng kho lạnh để bảo quản nông sản sau thu hoạch không chỉ lưu trữ được số lượng lớn hàng hóa mà còn giữ được độ tươi cho trái cây được lâu hơn.
Tiêu biểu: Nho, kiwi, sầu riêng, táo, cam, bưởi, thanh long, dứa.
Các loại quả có giá cao (nho, kiwi, sầu riêng) dễ hỏng và giảm giá trị nếu không được bảo quản tốt.
Các loại quả được xuất khẩu nhiều ra nước ngoài (thanh long, dứa, bưởi, cam) thì cần được lưu trữ chu đáo để tránh hư hỏng và hao hụt trước và trong suốt quá trình vận chuyển.
Tiêu biểu: nấm rơm, nấm hương, linh chi, mộc nhĩ.
Kho lạnh bảo quản nấm là một giải pháp tối ưu được nhiều bà con nông dân sử dụng hiện nay. Nhiệt độ thích hợp dùng để bảo quản nấm từ 2 – 5 độ C. Đối với các loại nấm khô sẽ được làm khô đến mức tối đa (10–12%) bằng cách phơi hoặc sấy.
Tiêu biểu: khoai lang, khoai tây, lạc.
Việc bảo quản củ – hạt giống trong nông nghiệp rất là quan trọng. Chính vì vậy, các bà con nông dân hay các doanh nghiệp phân phối sản phẩm sẽ sử dụng kho lạnh để bảo quản hạt giống giúp ức chế độ nảy mầm, kiểm soát được chất lượng mà không bị thất thoát, đồng thời nâng cao hạt giống tái sản xuất, bảo quản trong thời gian lâu dài.
Rau củ | Nhiệt độ bảo quản (°C) | Độ ẩm (%) | Thời gian tồn trữ |
Rau muống | 5 – 10 | 80 – 90 | 3 – 5 tuần |
Cải xà lách | 3 | 90 | 3 tháng |
Xu hào | 0 – 0,5 | 90 | 2 – 6 tháng |
Cải bắp, xúp lơ | 0 – 1 | 90 | 4 tuần |
Su su | 0 | 90 | 4 tuần |
Cà chua chín | 2 – 2,5 | 75 – 80 | 1 tháng |
Cà chua xanh | 12 – 14 | 85 – 90 | 4 – 6 tuần |
Dưa chuột | 7 – 10 | 90 – 95 | 10 – 14 ngày |
Cà rốt | 0 – 1 | 90 – 95 | vài tháng |
Hành | 0 – 1 | 75 | 1 – 2 năm |
Khoai tây | 3 – 6 | 85 – 90 | 5 – 6 tháng |
Nấm tươi | 0 – 1 | 90 | 1 – 2 tuần |
Măng tây | 0 – 1 | 90 – 95 | 3 – 4 tuần |
Su hào | (-1) – 0,5 | 85–90 | 2–7 tuần |
Hoa tươi | 1 – 3 | 85–95 | 1–2 tuần |
Hoa quả | Nhiệt độ bảo quản (°C) | Độ ẩm (%) | Thời gian bảo quản |
Táo | (-1) – 4 | 90 – 95 | 1 – 12 tháng |
Lê | (-1,5) – (-0,5) | 90 – 95 | 2 – 7 tháng |
Bơ | 4 – 7 | 90 – 95 | 1 – 2 tháng |
Chuối | 13 – 14 | 90 – 95 | 1 – 4 tuần |
Hồng xiêm | 13 – 14 | 85 – 90 | 2 – 3 tuần |
Mít | 13 – 14 | 85 – 90 | 2 – 6 tuần |
Na | 5 – 7 | 85 – 90 | 4 – 6 tuần |
Nho mỹ | (-0,5) – 0 | 85 | 2 – 8 tuần |
Ổi | 5 – 10 | 90 | 2 – 3 tuần |
Kiwi | 0 | 90 – 95 | 3 – 5 tháng |
Bòn bon | 11 – 14 | 85 – 90 | 2 tuần |
Nhãn | 1,5 | 90 – 95 | 3 – 5 tuần |
Vải | 1,5 | 90 – 95 | 3 – 5 tuần |
Xoài | 13 | 85 – 90 | 2 – 3 tuần |
Măng cụt | 13 | 85 – 90 | 2 – 4 tuần |
Dưa hấu | 10 – 15 | 90 | 2 – 3 tuần |
Dưa gang | 10 | 90 – 95 | 3 tuần |
Đu đủ | 11 – 14 | 85 – 90 | 1 – 3 tuần |
Đào | –0,5 – 0 | 90 – 95 | 2 – 4 tuần |
Mận | (-0,5) – 0 | 90 – 95 | 2 – 5 tuần |
Bưởi | 7 – 9 | 85 – 90 | 3 tháng |
Lựu | 5 | 85 – 90 | 2 – 3 tháng |
Chôm chôm | 12 | 90 – 95 | 1 – 3 tuần |
Vú sữa | 7 | 85 – 90 | 4 tuần |
Dâu tây | 0 | 90 – 95 | 5 – 7 ngày |
Dứa | 7 – 13 | 85 – 90 | 6 tháng |
Quýt | 4 | 85 – 90 | 6 tháng |
Thanh long | 5 | 90 | 3 – 6 tuần |
Cam | 0,5 – 2 | 85 | 1–2 tháng |
Chanh | 1 – 2 | 85 | 1–2 tháng |