Phòng và diệt sâu mọt là các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của chúng và tạo môi trường không cho hay hạn chế chúng phát triển.
Các biện pháp phòng được phân thành bốn nhóm sau: các biện pháp liên quan tới yếu tố di truyền; các biện pháp thuộc chế độ vệ sinh; các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của sâu mọt; biện pháp liên quan yếu tố sinh thái.
Biện pháp liên quan yếu tố di truyền mới được nghiên cứu và ứng dụng trong những năm gần đây. Cơ sở của phương pháp này mỗi loại sâu mọt khác nhau đều thích nghi với môi trường thức ăn có giá trị dinh dưỡng và trạng thái vật lý khác nhau, do đó sự phát triển của chúng cũng khác nhau.
Vì vậy, khi gieo trồng, lai tạo giống và chế biến các loại lương thực, không những cần chú ý về năng suất và chất lượng mà còn phải lưu ý tới tính bền bảo quản và ít bị sâu mọt ăn hại. Đây là một trong những biện pháp phòng trùng tích cực.
Biện pháp vệ sinh là ngăn ngừa sâu mọt xâm nhập vào lương thực bằng cách:
Ngăn chặn sâu mọt xâm nhập vào kho là dùng các phương tiện và biện pháp khác nhau để giữ cho lương thực không bị nhiễm trùng. Đề thực hiện biện pháp này chủ yếu tập trung vào hai hướng: cấu trúc kho và dùng hóa chất.
Về cấu trúc kho: Yêu cầu không những cách nhiệt và cách ẩm tốt mà phải đảm bảo kín để chim, chuột và các loại sâu mọt không vào được kho. Chim và chuột không những ăn hại lương thực mà còn là nguồn đem sâu mọt vào kho. Mặt khác kho kín có thể xả khí diệt trùng dễ dàng, vì vậy khi thiết kế, xây dựng phải đảm bảo kỹ thuật.
Dùng hoá chất: Dùng di-n-izosinchomeronate, 2-hydroxyethyl—n-octyl sulhde, 3-chloropropyl-n- octylsulisoxide, n-octyl bicycloheptene dicarboximide và di-n-butylcuccinate để xua đuổi mọt bột đỏ, mọt đục thân, mọt gạo, mọt thóc, mọt răng cưa, mọt râu ngắn và ngài ăn quả khô. Đa số các chất này có tác dụng xua đuổi khoảng 12-16 ngày ở điều kiện có ánh sáng và trong sáu tháng ở chỗ tối. Nếu tẩm hóa chất này vào bao rồi dùng bao bảo quản thì hạn chế mọt xâm nhập trong vòng ba tuần.
Các biện pháp liên quan yếu tố sinh thái dựa trên cơ sở là mồi loại sâu mọt sinh sản và ăn hại mạnh ở những điều kiện môi trường thích nghi nhất định. Nếu chênh lệch với điều kiện đó thì hoạt động và khả năng sinh sân của chúng giảm xuống.
Độ ẩm lương thực trong kho thay đổi theo độ ẩm tương đối của không khí, do đó sự phát triển của sâu mọt cũng thay đổi. Mặt khác độ ẩm tương đối của không khí còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống của trùng. Mỗi loại trùng đều thích nghi phát triển trong môi trường có khoảng độ ẩm tương đối không khí nhất định nên khi độ ẩm không khí ngoài trời thấp, quạt không khí vào khối lương thực sẽ hạn chế sự phát triển của sâu mọt.
Bảng 1. Điều kiện phát triển của một sổ loại sâu mọt
Loại vùng | Thấp nhất | Thích hợp | Mức sinh sản ở điều kiện thích nghi so với điều kiện thấp nhất. | ||
Nhiệt độ, °c | Độ ẩm tương đối không khí, % | Nhiệt độ, °c | Độ ẩm tương đối không khí, % | ||
Mọt kho (Sophias granarius L.) | 15 | 50 | 26-30 | 70 | 15 lần |
Mọt gạo (Sitophilus oryzae L) | 17 | 60 | 27-31 | 70 | 25 lần |
Mọt đục thân (Rhizopertha dominica F.) | 23 | 30 | 32-35 | 50 | 20 lần |
Mọt bột đỏ (Tribolium Castanium) | 22 | 10 | 32-35 | 65 | 70 lần |
Mọt đốm nâu (Trogoderma granarium Ev.) | 24 | 10 | 33-37 | 45 | 12,5 lần |
Mọt đậu phaxôn (Acathoscelides obíeíus) | 17 | 30 | 27-31 | 65 | 30 lần |
Mọt rãng cưa (Oryzalphilus curínamensis L.) | 21 | 10 | 31 -34 | 65 | 50 lần |
Mọt râu dài (Latheticus Oryzaẽ) | 26 | 30 | 33-37 | 10 lần | |
Mọt râu ngấn (Criptolites pusillus) | 23 | 10 | 32-35 | 50 | 20 lần |
Ngài ăn quá khô (Ephestìa caulella) | 17 | 25 | 28-32 | 60 | 207 lần |
Ngài thóc Ấn Độ (Plođia in terpunctella) | 18 | 40 | 28-32 | 30 lần |
Mỗi loại trùng chỉ hoạt động và phát triển trong giới hạn nhiệt độ nhất định. Trừ một số ít loại trùng có thể sinh sống ở nhiệt độ quá thấp hay quá cao, còn đa số phát triển ở nhiệt độ thích hợp 18 – 32°c. Dưới 16°c đã hạn chế sự sinh sản và khoảng 10°C thì gần như trùng không đè, không ăn và không hoạt động. Kéo dài ở nhiệt độ này thì trùng sẽ chết.
Trạng thái không khí của môi trường cũng ảnh hưởng lớn tới sự sinh sống của trùng. Lượng ôxy có ảnh hưởng tới sự hô hấp và tốc độ trao đổi chất của trùng. Khi thiếu ôxy trong không khí thì của hô hấp của trùng phải mở kéo dài dẫn tới tàng sự bay hơi nước của cơ thể, làm cơ thể trùng mất nước dần và chết. Cùng tỷ lệ ôxy nhưng độ ẩm không khí giảm hiệu suất diệt trùng cao vì độ ẩm càng thấp thì quá trình mất nước của cơ thê trùng càng nhanh.
Như vậy điều chỉnh thành phần khí của khí quyển có thể hạn chế được côn trùng phát triển. Một trong những phương pháp làm giảm lượng ôxy là bảo quản kín.
Xem thêm: Các phương pháp bảo quản hạt lương thực
Hiện nay với phương pháp sinh vật diệt trùng có thể tiến hành theo một số hướng sau:
Phương pháp cơ – lý gồm: đánh bẫy; làm sạch cơ học; diệt trùng bằng nhiệt; diệt trùng bằng tia phóng xạ.
Phương pháp dùng bẫy giúp ta phát hiện sự nhiễm trùng bọ, đồng thời cũng loại trừ được một lượng trùng bọ nhất định, tuy nhiên dùng bẫy không thể giải quyết kịp thời và triệt để,mặt khác môi loại trùng cần loại bẫy khác nhau và không phải loại sâu mọt nào cũng dùng bẫy được.
Phương pháp cơ học có thể áp dụng diệt trùng trong lô hạt, sản phẩm chế biến, kho không, dụng cụ thiết bị trong chế biến, bảo quản và vận chuyển. Tuy nhiên không thể diệt triệt để mà chỉ giảm lượng trùng bọ.
Thiết bị để diệt trùng bọ có thể là sàng tạp chất hay bàn chải…. Thông thường phải dùng nhiều thiết bị phối hợp và đặc biệt phải kết hợp với quá trình xông khí. Dùng sàng làm sạch để sàng hạt có thể loại trừ khoảng 50 — 95% mạt và một lượng lớn mọt, ngoài ra dòng hạt chảy với tốc độ cao có thể làm cho trùng ở dạng hờ cũng như dạng kín bị chết. Với tốc độ dòng hạt 2,5 m/s có thể diệt tới 25% mọt nhưng tốc độ dưới 1,5 m/s thì hoàn toàn không có tác dụng.
Do không tiêu diệt triệt để nên sau đó khi gặp điều kiện thuận lợi trùng lại phát triển, đặc biệt trùng bọ sinh sản dạng kín.
Diệt sâu mọt bằng nhiệt có hiệu suất cao hơn dùng bẫy và phương pháp cơ học. Trùng bọ chỉ sinh sống được trong khoảng nhiệt độ nhất định, nếu hạ nhiệt độ xuống dưới hay nâng lên quá giới hạn đó thì trùng bọ sẽ chết. Ở 12 – 16°c côn trùng đã bị hạn chế thậm chí ngừng sinh sản. Ở 10°C đa số côn trùng đã hoạt động kém và chết dần.
Lợi dụng tính chịu lạnh kém của trùng bọ nên về mùa đông nếu không khí khô và rét, người ta quạt không khí vào khối hạt để hạn chế sự phát triển của chúng. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở các nước khí hậu lạnh.
Trùng bọ cũng không chịu được nhiệt độ cao. Lợi dụng đặc điểm này hầu hết các nước dùng nhiệt độ để diệt trùng. Biện pháp diệt trùng bằng nhiệt độ cao hiện nay có thể dùng tia hồng ngoại (nẳng mặt trời và nguồn tia hồng ngoại nhân tạo), nhiệt đối lưu, dòng điện cao tần… Thực tế sản xuất thường dùng truyền nhiệt đối lưu (lò sấy) và phơi nắng.
Cơ sở tác dụng của tia phóng xạ là do sự hấp thụ năng lượng phóng xạ của tế bào sống dẫn tới sự ion hóa và sự kích thích các nguyên tử và phân tử của cơ thể sống đó. Theo thuyết hiện đại thì sự ion hóa chì là khâu đầu tiên của cà dây xích phức tạp trong quá trình tác dụng sinh lý của tia phóng xạ.
Gần đây bằng nhiều thực nghiệm người ta đã đưa ra kết luận là tia phóng xạ không những gây tổn thương tế bào chất mà cả nhân tế bào.
Tốt hơn cả để chống côn trùng người ta dùng phương pháp nhiễm xạ ngoài, nghĩa là đưa cơ thể vào môi trường nhiễm xạ. Như vậy nhiễm xạ ngoài chỉ có tác dụng khi tia phóng xạ xuyên sâu vào cơ thể, tia α chỉ xuyên vào cơ thể khoảng vài nghìn micron, tia β xuyên được tới vài milimet, do đó hai tia này ít hại. Đặc biệt tia γ rất độc vì nó xuyên qua cà cơ thể, tia nơtron có khả năng xuyên rất cao tạo nôi mật độ ion rất lớn. Tuy vậy ít dùng tia nơtron để diệt trùng sản phẩm thực phẩm vi sản phẩm dễ bị nhiễm phóng xạ.
Liều diệt tùy thuộc từng loại trùng nhưng liều cao nhất không quá 500 Krad, để tránh lương thực bị nhiễm phóng xạ và không quá đắt. Khả năng chịu đựng của từng loại mọt khác nhau nên liệu giới hạn vô sinh củng khác nhau.
Bảng 2: Sự phụ thuộc độ sinh sản của mọt vào liều phóng xạ
(% so với mọt bình thường)
Loại mọt | Liều tia γ, Krad | |||||
6 | 9 | 11 | 14 | 16 | 18 | |
Mọt gạo | 0,6 | 0.2 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Mọt bột đò | 17,6 | 0,6 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Mọt đục thân | 5,9 | 0,6 | 0,1 | 0 | 0 | 0 |
Mọt rãng cưa | 22,8 | 11,7 | 3,8 | 1,5 | 0,8 | 0 |
Mọt râu hình chùy | 12,3 | 7,2 | 2,7 | 0,4 . | 0,1 | 0 |
Như vậy đối với các loại trùng phổ biến liều diệt trùng đều dưới 20 Krad, riêng mạt yêu cầu liều chiếu xạ khá cao.
Cho tới nay phương pháp sử dụng hóa chất để diệt sâu mọt vẫn là phương pháp phổ biến nhất và cho hiệu quả cao nhất. Các hóa chất này được gọi chung là thuốc trừ sâu. Dựa theo tác dụng nhiễm độc của cơ thể sinh vật mà chia thành bốn nhóm: thuốc nhiễm độc đường ruột; nhiễm độc trực tiếp; nhiễm độc theo đường hô hấp và nhiễm độc hỗn hợp.
Khi chọn hóa chất phun trực tiếp phải dựa vào các đặc tính sau:
Một loại sâu mọt và từng cá thể trong mỗi loại có tính bền chịu thuốc khác nhau, vì vậy khi xác định hiệu suất của thuốc để chọn thuốc phải đánh giá với quân thê từng loại trùng.
Khi chọn hóa chất để diệt một loại sâu mọt nhất định phải biết độ độc của thuốc. Để đánh giá độ độc của thuốc, một mặt phải nghiên cứu tính bền thiên nhiên của tập thể trùng, mặt khác phải nắm được tính độc của thuốc.
Do đó trước khi quyết định liều thuốc để diệt sâu mọt cần nghiên cứu đặc tính từng loại thuốc, sau đó nghiên cứu thử trộn để tìm ra tỉ lệ thích hợp nhất.
Khi chọn hóa chất cần lưu ý hiệu suất không những với trùng bọ trưởng thành mà cả các giai đoạn ấu trùng vì thường trứng và nhộng bền hơn trùng bọ trưởng thành và sâu.
Dưới đây là một số hóa chất lỏng dùng phun trực tiếp đang được sử dụng ở nước ta:
DDVP (diclorophos, nuvan, vapon)
Carbophos (malathion, phosphation)
Clorophos
Gardona (tetraclorovilphos)
Cây trúc đào (Nerium oỉeander L) có lá giống lá trúc, hoa giống hoa đào, do đỏ có tên trúc đào. Trúc đào thường được trồng làm cảnh ở các vườn hoa. Trong vò thân cây và lá trúc đào người ta tìm thấy bốn glycozit: oleandrin có công thức C32H48O9, khi thủy phân trong môi trường HC1 tạo thành đianhiđrogitoxigenin có tác dụng diệt trùng; neriin và adinerin lại có tác dụng như vị thuốc trợ tim; neriantin cho tới nay chưa xác định được công thức và cũng chưa biết hết tính chất của nó. Do thành phần hóa học của nó như vậy nên trúc đào vừa để điều chế thuốc trợ tim vừa là chất độc đối với trùng bọ.
Cây sử quân tử (Quisqualis indica L.) thuộc loại cây leo. Lá mọc đối, đơn, nguyên, hình trứng, đầu nhọn, cuống ngan. Hoa hình ống, lúc đầu màu trắng, sau chuyển hồng và đỏ, mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu sành. Sử quân tử mọc hoang ở hầu hết các tình phía Bắc và miền Trung nước ta. Quả chín vào tháng 8, hái về phơi khô và đập lấy nhân để làm thuốc tẩy giun.
Cây xoan (Melia azedarach L.) thuộc loại cây to cao, thường trồng để lấy gồ. Trong quả có chứa azaridin và alkaloid, trong lá là paraisin. Các alkaloid này đều có tính độc đối với trùng, do đó nhân dân ta thường chưng lá xoan lấy nước dịch phun diệt sâu ăn hại cây trồng, hoặc cho lá xoan khô vào chum bảo quản các loại hạt lương thực để chống sâu mọt. Nước nấu lá xoan cũng có tác dụng diệt ghẻ cho trâu, bò, ngựa.
Thuốc lá (Nicotia tabacum Lin):Hoạt chất chủ yếu có tác dụng sát trùng của thuốc lá và thuốc lào là các alkaloid, trong đó quan trọng là nicotin. Hàm lượng nicotin thay đổi trong khoảng khá rộng tùy thuộc vào giống, nơi trồng thuốc và điều kiện chăm bón. Hàm lượng nicotin trong thuốc lào thường cao hơn trong thuốc lá, trong lá già nhiều hơn trong lá non. Nicotin có công thức C10H14N2. Nó là chất độc. Liều chết với người lớn là 0,06 g. Do cỏ tác dụng diệt trùng nên người ta dùng bụi thuốc phế phẩm của công nghiệp thuốc lá để chiết lấy nicotin làm thuốc trừ sâu.
Tùy theo tác dụng của thuốc đối với các giai đoạn biến thái của trùng mà thuốc xông khí được phân thành hai nhóm sau:
Khi chọn thuốc cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Độ độc của thuốc phụ thuộc vào một loạt yếu tố như: tính chất lý hóa của thuốc; loại và giai đoạn phát triển của trùng bọ; điều kiện môi trường; thời gian ướp; nồng độ thuốc.
Bảng 3 giới thiệu độ độc của thuốc ở 21°c với thời gian ướp 6h.
Bảng 3: Liều diệt 95% quần thể trùng (g/m3)
Loại thuốc | Mọt gạo | Mọt đậu phaxôn | Mọt răng cưa | Mọt đục thân |
Methyl bromide (CH^Br) | 6,1 | 6,1 | 6,8 | 5,5 |
Chloropicrin (CCI3NO2) | 3,9 | 1,5 | 3,2 | 2,6 |
Cianhydric acid (HCN) | 5,9 | 2,7 | 1,2 | 2,6 |
Dibromoethane (C2H4Br2) | 10 | 16,8 | 3,2 | 6,2 |
Ethylene oxide (C2H4O) | 10,4 | 30 | 10 | 11,6 |
Metalliclorit (C4H7CI) | 27 | 28 | 29 | 41 |
Carbon disuliide (CS2) | 50 | 43 | 68 | 49 |
Dichloroethane (C2H4CI2) | 123 | 83 | 77 | 106 |
Tất cả các loại thuốc đều rất độc đối với người, vì vậy khi sử dụng phải đảm bảo an toàn. Nồng độ an toàn đối với người.
Bảng 4: Nồng độ an toàn đối với người (phần triệu thể tích)
Thuốc và đối tượng xông khí | Nồng độ an toàn | |||
1 tuần tiếp xúc 1 lần với thời gian | Tiếp xúc 5 ngày/tuần, 8h/ngày | |||
7h | 1h | 6ph | ||
Methyl bromide, 1,2,3 | 100 | 300 | 1000 | 20 |
Chloropicrin, 1,2,3 | 1 | 1 | 5 | 0,1 |
Dichloroethane, 1 | 200 | 1000 | 2000 | 50 |
Cyanhydric acid, 1,2,3 | 20 | 40 | 200 | 10 |
Carbon sulfide, 1 | 100 | 200 | 500 | 20 |
Phosphide hydrogen, 1 | 1 | 25 | 50 | 0,3 |
Sulfuric anhydride.l | 20 | 40 | 100 | 5 |
Carbon tetrachloride 1,3 | 50 | 300 | 3000 | 10 |
Dưới đây là một số hóa chất xông hơi diệt trùng đang được sử dụng ở nước ta.
Methyl bromide (CH3Br)
Bảng 5: Định lượng methyl bromide
Đối tượng xông khí | Định lượng, g/m3 | Thời gian ướp, ngày |
Kho xilô, có thiết bị phun | 20-25 | 1 |
Kho xilô, để bay hơi tự nhiên | 30 | 1 |
Nhà kho, kín, chứa sản phẩm chế biến | 30-35 | 2 |
Nhà kho, kín, chứa hạt | 50-55 | 2 |
Nhả kho, không kín lắm | 60-70 | 2-3 |
Phú hạt với lượng sản phẩm ít | 40 | 2-3 |
Phủ bạt, hạt và sản phẩm trong bao | 40 | 2 |
Kho chứa bao sản phẩm | 45 | 2 |
Nhà máy xay, nhà máy bột và thức ăn gia súc | 20-25 | 1,5-2 |
Tàu, thuyền chuyển lương thực | 30-40 | 6-8h |
Chioropicrin (CCI3NO2)
Bảng 6: Định lượng picrin clorua
Đối tượng xông khí | Định lượng, g/rn | Thời gian ướp, ngày |
Sát trùng hạt hòa thảo bảo quản rời có dùng thiết bị phun | 15-20 | 3-5 |
Sát trùng hạt bảo quản bao: Trong kho thường Phủ hạt | 25-30 | 3-5 |
40-45 | 3-5 | |
Sát trùng kho đậu bảo quản rời: Chiều cao đống >1,5m Phủ ni lông Phủ bạt Có thiết bị phun Bảo quản bao | 15-20 | 1,5-2 |
25-30 | 1,5-2 | |
35-45 | 1,5-2 | |
15 | 2-3 | |
20-30 | 3-4 | |
Sát trùng nhà máy xát gạo, kho xilô, nhà máy thức ăn gia súc và lò sẩy | 20-30 | 2 |
Sát trùng bao không và bạt | 26-60 | 1-2 |
Phosphorated hydrogen (PHj)