Chế độ bảo quản và xử lý lạnh sản phẩm là khâu quan trọng giúp thực phẩm giữ được độ tươi và chất lượng tốt nhất cho người sử dụng. Việc chọn đúng chế độ bảo quản như nhiệt độ, độ ẩm, thông gió hoặc không, tốc độ gió trong buồng, số lần thay đổi không khí… sẽ làm tăng đáng kể thời gian bảo quản sản phẩm.

Số liệu về chế độ bảo quản sản phẩm

Bảng – Chế độ bảo quản rau quả tươi

Sản phẩm Nhiệt độ oC Độ ẩm không khí, % Chế độ thông gió Thời gian bảo quản
Bưởi 0 – 5 85 Mở 1 – 2 tháng
Cam 0,5 – 2 85 1 – 2 tháng
Chanh 1-2 85 1 – 2 tháng
Chuối chín 14- 16 85 5 – 10 ngày
Chuối xanh 11,5- 13,5 85 3 – 10 tuần
Dứa chín 4 – 7 85 3 – 4 tuần
Dứa xanh 10 85 4 – 6 tháng
Đào 0-1 85 – 90 4 – 6 tháng
Táo 0-3 90 – 95 3 – 10 tháng
Cà chua chín 0 – 2 85 – 90 1 – 6 tuần
Cà chua xanh 5-15 85 – 90 1 – 4 tuần
Cà rốt 0- 1
-18
90 – 95
90

Đóng
1 – 3 tháng
Dưa chuột -18
-29
90
90
5 tháng
1 năm
Đậu tươi 2 90 Mở 3 – 4 tuần
Hành 0 – 4 75 1 – 2 tuần
Khoai tây 3-10 85 – 90 6 – 9 tháng
Nấm tươi 0 – 2
-18
80 – 90
90
Đóng 1 – 2 tuần
8 – 10 tháng
Cải bắp, súp lơ -2 đến 0
-18
90
90
Mở
Đóng
0,5 – 3 tháng
10 – 12 tháng
Su hào -1 -0,5 85 – 90 Mở 2 – 7 tuần
Dừa 0 85 1 – 2 tháng
Xoài 13 85 – 90 2 – 3 tuần
Hoa nói chung 1 – 3 85 – 95 1 – 2 tuần
Cúc 1,6 80 2 tuần
Huệ 1,6 80 1 tháng
Phong lan 2 – 4,5 80 1 tuần
Hoa hồng 4,5 80 1 tuần

Đối với các sản phẩm sống có thở như rau hoa quả tươi khi bảo quản lạnh, không được đưa nhiệt độ xuống thấp hơn quy định. Nhiệt độ lạnh quá có thể làm chết rau hoa quả.

Thí dụ chuối xanh, cà chua xanh nếu bảo quản quá lạnh sẽ bị sượng, không chín được nữa. Các sản phẩm từ động vật chết có thể bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn quy định. Nhiệt độ càng thấp, thời gian bảo quản sẽ càng lâu, không làm giảm chất lượng sản phẩm. Thịt bò, lợn, gia cầm, cá thường được bảo quản ở -12 hoặc -18°C.

Kết đông một pha: sản phẩm thịt sau khi ra lò mổ còn nóng được đưa ngay vào thiết bị kết đông, nhiệt độ bề mặt -12°C, tâm thịt đạt dưới -8°C.

Bảng – Chế độ và thời gian bảo quản đồ hộp rau quả

Sản phẩm Bao bì Nhiệt độ (oC) Độ ẩm không khí  Thời gian bảo quản
Compot quả Hộp sắt tây đóng hòm 0 – 5 65 – 75 % 8 tháng
Đồ hộp rau Hộp sắt tây đóng hòm 0 – 5 65 – 75 % 8 tháng
Nước rau và nước quả tiệt trùng Chai đóng hòm 0 – 10 65 – 75 % 7 tháng
Nước rau và nước quả thanh trùng Chai đóng hòm 0 – 10 65 – 75 % 4 tháng
Rau ngâm muối, quả ngâm giấm Thùng gỗ lớn 0 – 1 90 – 95 % 10 tháng
Nấm ướp muối ngâm giấm Thùng gỗ lớn 0 – 1 90 – 95 % 8 tháng
Quả sấy, nấm sấy Hòm, gói 0 – 6 65 – 75 % 12 tháng
Rau sấy Hòm, thùng trống 0 – 6 65 – 75 % 10 tháng
Lạc cả vỏ Gói -1 75 – 85 % 10 tháng
Lạc nhân Gói -1 75 – 85 % 5 tháng
Mứt rim thanh trùng trong hộp kín Hộp sắt tây đóng hòm 2 – 20 80 – 85 % 3 – 5 tháng
Mứt rim thanh trùng Thùng gỗ lớn 10 – 15 80 – 85 % 3 tháng
Mứt dẻo thanh trùng trong hộp kín Hộp sắt tây đóng hòm 0 – 20 80 – 85 % 3 – 5 tháng
Mứt dẻo thanh trùng Thùng gỗ lớn 10 – 15 80 – 85 % 3 tháng
Mứt ngọt (mứt mịn, mứt nghiền) Thùng gỗ lớn 0 – 2 80 – 85 % 2 – 6 tháng

Bảng – Chế độ bảo quản sản phẩm động vật

Sản phẩm Nhiệt độ oC Độ ẩm không khí, % Chế độ thông gió Thời gian bảo quản
Thịt bò, hươu, nai, cừu -0,5 đến 0,5 82 – 85 Đóng 10-15 ngày
Thịt bò gầy 0 – 0,5 80 – 85
Gà, vịt, ngan, ngỗng mổ sẵn -1 – 0,5 85 – 90
Thịt lợn tươi ướp lạnh 0 – 4 80 – 85 10-12 tháng
Thịt lợn tươi ướp đông -18 đến -23 80 – 85 12-18 tháng
Thịt đóng hộp kín 0 – 2 75 – 80
Cá tươi ướp đá từ 50 đến 100% lượng cá -1 100 Đóng 6 – 12 ngày
Cá khô (W= 14-17%) 2 – 4 50
Cá thu muối, sấy 2 – 4 75 – 80 Mở 12 tháng
Lươn sống 2 – 3 85 – 100 vài tháng
Ốc sống 2 – 3 85- 100 Mở
Sò huyết -1 đến 11 85- 100 15 – 30 ngày
Tôm sống 2 – 3 85 – 100 vài ngày
Tôm nấu chín 2-3 vài ngày
Bơ muối ngắn ngày 12-15 75 – 80 Mở 38 tuần
Bơ muối lâu ngày -1 đến 4 75 – 80 12 tuần
Bơ muối lâu ngày -18 đến -20 75 – 80 36 tuần
Pho mát cứng 1,5 – 4 70 4-12 tháng
Pho mát nhão 7-15 80 – 85 ít ngày
Sữa bột đóng hộp 5 75 – 80 Đóng 3 – 6 tháng
Sữa đặc có đường 0-10 75 – 80 6 tháng
Sữa tươi 0 – 2 75 – 80 2 ngày

Cách xử lý lạnh thực phẩm

Thực phẩm trước khi được đưa vào các kho lạnh bảo quản, cần được tiến hành xử lý lạnh để hạ nhiệt độ thực phẩm từ nhiệt độ ban đầu sau khi đánh bắt, giết mổ xuống nhiệt độ bảo quản.

Có hai chế độ xử lý lạnh sản phẩm là xử lý lạnh và xử lý lạnh đông.

Xử lý lạnh

Xử lý lạnh là làm lạnh các sản phẩm xuống đến nhiệt độ bảo quản lạnh yêu cầu. Nhiệt độ bảo quản này phải nằm trên điểm đóng băng của sản phẩm. Đặc điểm là sau khi xử lý lạnh, sản phẩm còn mềm, chưa bị hóa cứng do đóng băng.

Xử lý lạnh đông

Xử lý lạnh đông là kết đông (làm lạnh đông) các sản phẩm. Sản phẩm hoàn toàn hóa cứng do hầu hết nước và dịch trong sản phẩm đã đóng thành băng. Nhiệt độ tâm sản phẩm đạt -80C, nhiệt độ bề mặt đạt từ -180C đến -120C. Xử lý lạnh đông có hai phương pháp:

  • Kết đông 1 pha: Thực phẩm còn nóng được đưa ngay vào thiết bị kết đông để hạ nhiệt độ tâm khối thực phẩm xuống đạt dưới -80C.
  • Kết đông 2 pha: Thực phẩm nóng đầu tiên được làm lạnh từ 370C xuống khoảng 40C sau đó đưa vào thiết bị kết đông để nhiệt độ tâm khối thực phẩm đạt -80C.

Đối với chế biến thịt thường sử dụng phương pháp 01 pha. Đối với hàng thuỷ sản do phải qua khâu chế biến và tích trữ trong kho chờ đông nên thực tế diễn ra 2 pha.

Ở chế độ bảo quản lạnh và trong giai đoạn đầu của quá trình kết đông hai pha, người ta phải gia lạnh sản phẩm. Thông thường thực phẩm được gia lạnh trong môi trường không khí với các thông số sau:

  • Độ ẩm không khí trong buồng: 85 đến 90%
  • Tốc độ không khí đối lưu tự nhiên: 0,1 đến 0,2 m/s; đối lưu cưỡng bức cho phép 0,5 m/s (kể cả rau quả, thịt, cá, trứng…).
  • Giai đoạn đầu, khi nhiệt độ sản phẩm còn cao, người ta giữ nhiệt độ không khí gia lạnh thấp hơn nhiệt độ đóng băng của sản phẩm chừng 1 – 2 0C. Nhiệt độ đóng băng của một số sản phẩm như sau: thịt -1,2 0C, cá từ 0,6 đến -20C, rau quả -0,8 đến-4,20C. Nhiệt độ không khí gia tăng 20C thì thời gian gia nhiệt kéo dài thêm 5h.

tin tức liên quan

Thực trạng thị trường thực phẩm đông lạnh toàn cầu

Thị trường thực phẩm đông lạnh toàn cầu đang trải qua những thay đổi đáng chú ý, phản ánh sự phát triển và xu hướng tiêu dùng hiện đại. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về thực trạng thị trường này: Số liệu thống kê Thị trường thực phẩm đông lạnh toàn cầu […]

Khái niệm cơ bản và cơ sở nhiệt động của việc làm lạnh

Khái niệm về lạnh Lạnh là một quá trình mất nhiệt (hoặc công) kèm theo là sự giảm nhiệt độ Hoặc, lạnh là một khái niệm dùng để chỉ lượng nhiệt có trong vật thể tương đối thấp. Bản chất vật lý của nóng và lạnh là hoàn toàn giống nhau, chúng đều là một […]

Các phương pháp bảo quản thực phẩm: phóng xạ, sấy khô,…

Bảo quản thực phẩm là một kỹ thuật quan trọng giúp kéo dài thời gian sử dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Dưới đây là một số phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến: Phương pháp làm lạnh thực phẩm Phương pháp làm lạnh thực phẩm là một […]

Giới thiệu các loại thiết bị lạnh thương nghiệp

Thiết bị lạnh thương nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo quản thực phẩm, hàng hóa và tạo ra môi trường làm việc thoải mái cho các doanh nghiệp. Với đa dạng các loại thiết bị, việc lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng là điều cần thiết. Dưới đây là […]

Lịch sử hình thành và phát triển của kỹ thuật lạnh

Kỹ thuật lạnh – một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại, đã trải qua một hành trình dài từ những ý tưởng sơ khai đến công nghệ hiện đại như ngày nay. Cùng tìm hiểu lịch sử phát triển của kỹ thuật lạnh nhé. Thời kỳ đầu (Trước thế kỷ 18) Con […]

[Tìm hiểu] Kho lạnh trong tiếng Anh là gì?

Bạn đang băn khoăn không biết kho lạnh trong tiếng Anh là gì? Bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những từ vựng thông dụng nhất liên quan đến kho lạnh nhé. Kho lạnh trong tiếng Anh là gì? Kho lạnh trong tiếng Anh có nhiều tên gọi như: cold storage, refrigerated […]

kho lạnh Bách Khoa Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi