Nấm là loại nông sản có giá trị cao, đóng góp rất nhiều vào phát triển kinh tế ở Việt Nam. Để nắm rõ tình hình sản xuất của ngành nấm hiện nay, mời bạn theo dõi qua bài viết sau đây.
Điều kiện khí hậu, thời tiết Việt Nam đa dạng (lạnh, mát, nóng ẩm) nên thích hợp cho nhiều loại nấm phát triển quanh năm với năng suất cao, chất lượng tốt.
Chu kỳ sinh trưởng của nấm ngắn (nấm rơm từ trồng đế lúc được thu hoạch 10 – 12 ngày).
Nguyên liệu trồng nấm dồi dào (rơm, rạ, mùn cưa, bã mía, thân – lõi ngô, thân khoai mì, thân cây gỗ các loại) theo tính toán sản lượng các nguyên liệu đạt 40 triệu tấn/năm, nếu đưa vào sử dụng 10- 15% sẽ sản xuất 1 triệu tấn nấm/năm và hàng ngàn tấn phân hữu cơ.
Nguồn lao động nông thôn dối dào, giá rẻ, vốn đầu tư trồng nấm không cao.
Được sự quan tâm của các ngành các cấp, chính phủ đưa nấm vào danh mục sản phẩm quốc gia tại Quyết định số 439/ QĐ – TTg, ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Nông nghiệp và PTNN, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND, Sở Nông nghiệp và PTNN, Sở Khoa học và Công nghệ nhiều tỉnh/thành phố, các hội, ngành xác định và đưa nấm trở thành một trong những ngành trọng điểm, giải quyết công ăn việc 9làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Nhiều địa phương ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nấm có hiệu quả.
Có nhiều thành tựu trong công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, đã làm chủ được công nghệ nhân, sản xuất một số loại nấm chủ lực. Có nhiều thành công về nuôi trồng, chăm sóc, bảo quản, chế biến đưa năng suất nấm tăng lên 1,5- 3 lần so với trước đây. Thu thập, chọn lọc và đưa vào sản xuất hàng chục giống nấm, trong đó có những giống nấm cao cấp có giá trị cao. Bước đầu hình thành hệ thống nhân giống nấm từ trung ương đến địa phương.
Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý, khuyến nông và hàng chục ngàn nông dân được đào tạo, có tay nghề và kinh nghiệm sản xuất nấm.
Thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhu cầu về nấm trong nước và ngoài nước rất cao, sản xuất nấm không phải tốn ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu.
Sản xuất nấm đang ở quy mô nhỏ, phân tán, năng suất lao động chưa cao, chưa hình thành được chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng, sản phẩm chưa đồng đều về quy cách, chất lượng chưa ổn định.
Thị trường tiêu thụ chưa ổn định, chưa xác lập được thị trường tiêu thụ trong nước, xuất khẩu còn ít, chưa tương xứng với tiền năng lợi thế của nước ta.
Tiềm lực khoa học công nghệ còn hạn chế, cán bộ nghiên cứu về nấm chưa nhiều, giống nấm chưa phong phú, công nghệ sản xuất lạc hậu và thiếu chủ động.
Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng chung của ngành Nông nghiệp và PTNT đến năm 2025, các tỉnh quy hoạch vùng sản xuất nấm trên địa bàn theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung, để có điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở thu mua, chế biến đảm bảo cho ngành sản xuất nấm phát triển bền vững, ổn định.
Mỗi vùng nên tập trung phát triển một vài loại nấm (nấm ăn, nấm dược liệu) thích hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, nguyên liệu, lao động, hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với xây dựng thương hiệu và nhà máy chế biến.
Tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ, tạo thương hiệu nấm Việt trên trường Quốc tế; hình thành các liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã để chia sẻ kinh nghiệm vể kỹ thuật nuôi trồng, sơ chế, bảo quản và có tiếng nói chung với nhà thu mua, chế biến, xuất khẩu.
Hình thành mạng lưới thu mua, chế biến nấm đảm bảo thuận tiện cho người sản xuất nấm dễ dàng bán sản phẩm trực tiếp cho nhà thu mua, chế biến.
Đẩy mạnh chế biến, đa dạng hóa chủng loại, sản phẩm, giảm xuất khẩu thô và qua nhiều khâu trung gian. Đầu tư, đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng cho ngành nấm Việt Nam.
Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện liên kết, liên doanh, đầu tư cho người trồng nấm để hình thành vùng nguyên liệu tập trung, ổn định, có thương hiệu.
Sớm hình thành đơn vị nghiên cứu khoa học để nghiên cứu có hệ thống và đồng bộ các giải pháp công nghệ đối với nấm về chọn tạo giống, quy trình nuôi trồng, sơ chế, bảo quản, sử dụng phế phẩm sau thu hoạch, cơ giới hóa, nâng cao năng suất lao động.
Hình thành hệ thống nhân giống nấm cả nước theo hướng Trung tâm giống nấm Quốc gia sản xuất giống gốc cấp 1; một số cơ sở cấp tỉnh/thành phố, huyện và doanh nghiệp sản xuất giống nấm cấp 2, cấp 3 cung cấp cho người sản xuất. Tổ chức và quản lý các cơ sở nhân giống đảm bảo cung cấp giống tốt có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái cho từng vùng và phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Tiếp tục thực hiện dự án nấm Quốc gia; Xây dựng và thực hiện chương trình khuyến nông nấm trên các mặt nuôi trồng, chăm sóc, bảo quản, chế biến, tiêu thụ; đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tổ chức xây dựng mô hình, hội thảo, tham quan, tập huấn, đào tạo nhân lực mới cho ngành trồng nấm.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tạo lập thị trường mới có tiềm năng; tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nấm với nông dân và chính quyền địa phương, hình thành mạng lưới thu mua trực tiếp của các nhà chế biến, xuất khẩu tại các vùng trồng nấm tập trung.
Xây dựng thương hiệu nấm tại các vùng trồng nấm nổi tiếng để tăng hiệu quả sản xuất. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí và tạo điều kiện cho các địa phương, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm nấm xuất khẩu.
Tăng cường công tác dự báo thị trường, thông qua các kênh thông tin theo dõi tình hình, kết quả sản xuất, mùa vụ thu hoạch, sản lượng, dự báo cung cầu, thị trường giá cả, kế hoạch thu mua, chế biến và xuất khẩu.
Tiếp tục hợp tác, trao đổi với các tổ chức Quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học về giống, quy trình công nghệ sản xuất nấm: trao đổi nguồn gen, công nghệ sản xuất, đào tạo nhân lực…Đặc biệt đối với Trung Quốc, Hàn Quốc có điều kiện phát triển nấm tương tự nước ta.
Kêu gọi đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết….trong lĩnh vực khoa học, sản xuất, chế biến, tiêu thụ nấm với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xúc tiến tìm kiếm đối tác nước ngoài để thiết lập và mở rộng thị trường tiêu thụ nấm của Việt Nam tại nước ngoài.
Tiếp tục thực hiện các chính sách của Trung ương, địa phương đã ban hành liên quan đến nông nghiệp, nông thôn nói chung, sản xuất, chế biến nấm nói riêng.
Nghiên cứu đề xuất ban hành chính sách đặc thù cho phát triển ngành nấm, trong đó cần hướng tới các nội dung sau: