Chuối sau khi thu hoạch cần được bảo quản đúng cách để giữ được độ tươi ngon, chất dinh dưỡng và hạn chế hư hỏng trong quá trình vận chuyển và phân phối. Dưới đây là một số phương pháp bảo quản chuối hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

Bảo quản chuối trong kho lạnh

  • Chuối xanh sau khi xử lý được bảo quản lạnh trong kho lạnh ở nhiệt độ 12~14oC.
  • Cần theo dõi nghiêm ngặt các thông số kỹ thuật như nhiệt độ, độ ẩm, tỉ lệ CO2 … không cho dao động quá mức cho phép (nhiệt độ không khí ngoài ±0,5oC, độ ẩm không khí ngoài ±2~3%, CO2< 1%).
  • Phải đảm bảo thông gió để giữ nồng độ CO2 không tăng và thải bớt khí etylen sinh ra từ quá trình bảo quản, hạn chế quá trình chín của chuối, kéo dài thời hạn bảo quản.
  • Với nhiệt độ 13~14oC và độ ẩm 90~95% thì bảo quản được 14 tuần. Ngoài ra, có thể kết hợp bảo quản lạnh với các phương pháp khác để kéo dài thời hạn bảo quản như kết hợp chiếu xạ hoặc xử lý hoá chất.

Xem thêm: Dịch vụ thi công kho lạnh hoa quả

Chú ý:

  • Nhiệt độ bảo quản chuối không được thấp hơn 11oC vì dưới nhiệt độ đó chuối sẽ không chín.
  • Khối lượng đổ đống: Chuối quả là 550 – 630 kg/m 2; Chuối buồng là 300 – 350 kg/m 2.
  • Chuối đã chín tốt nhất nên tiêu thụ ngay. Khi cần thiết có thể bảo quản ở nhiệt độ 12~13oC và độ ẩm 80 – 90%. Có thể bọc chuối trong túi nhựa PE.

Dùng hóa chất

Hoá chất phổ biến trong bảo quản chuối là Topxin – M (Tiophanatmetyl – C1224N4O4S2) – loại chế phẩm có dạng bột màu đất sét, khó tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ như axeton, clorofooc, metanol. Chất này có tác dụng diệt nấm mạnh ngay cả ở nồng độ thấp, thời gian tác dụng nhanh, kéo dài; có thể diệt được nhiều loại nấm và không độc hại.

Qui trình thực hiện: Tách nải → để chảy nhựa → rửa nước clo hóa trước, rửa nước sau → nhúng Toxin-M 0,1% → cho vào bao PE → Để ráo → Bảo quản ở nhiệt độ thường (2 tuần) hoặc nhiệt độ lạnh (8 tuần).

phương pháp bảo quản chuối bằng hóa chất

Chế phẩm sinh học Chitosan

Dùng 1g Chitosan pha vào dung dịch axit axetic 1% hoặc dung dịch Chitosan nồng độ 0,25% phun lên chuối, rồi cho vào túi PE có đục lỗ (D= 1mm) và đem đi ghép mí bằng máy ép. Sau đó đem đi bảo quản lạnh.

Xem thêm: Cách bảo quản chuối bằng Chitosan

Cách bảo quản chuối bằng Chitosan

Bảo quản bằng khí quyển

Khí quyển kiểm soát (CA – controled atmosphere)

Phương pháp CA là phương pháp trong đó môi trường bảo quản được điều khiển các thành phần không khí bao gồm O2, CO2 (có nồng độ từ 1- 5 %) và N2 thấp hơn thành phần khí trong khí quyển thông thường (21% O2, 0.03% CO2 và 78-79% N2). Khi tồn trữ ở nồng độ O2 thấp và CO2 cao có thể hạn chế được tốc độ hô hấp và tốc độ sinh ethylene và quá trình chín tiếp của chuối.

Chế độ bảo quản CA của chuối: Nhiệt độ: 10 – 16 0C; CA: O 2: 2 – 5%; CO 2: 2 – 5%; Thời gian bảo quản: 6 – 8 tuần.

Đối với chuối được vận chuyển bằng đường biển: Nhiệt độ: 12 – 16 0C; CA: O 2= 2 – 5%, CO 2= 2 -5%; Thời gian bảo quản: 6 tháng.

Khí quyển cải biến (MA – modified atmosphere)

MA là phương pháp bảo quản chuối đựng trong túi màng mỏng polyetylen có tính thẩm thấu chọn lọc hoặc đựng trong các sọt có lót màng polyetylen.

Chế độ bảo quản MA: Nhiệt độ: 12,5 0C; CO 2: 10%; Thời hạn bảo quản: 10 – 30 ngày.

Phương pháp chiếu xạ

Việc chiếu xạ nên được thực hiện ngay sau khi thu hái chuối. Nếu quả được xử lý bằng nước nóng trước khi chiếu xạ (để diệt mầm bệnh) thì việc chiếu xạ cần được thực hiện ngay sau khi xử lý bằng nước nóng và làm khô bề mặt quả. Khoảng thời gian từ khi quả được xử lý bằng nước nóng tới khi chiếu xạ cần giữ ở mức ngắn nhất.

Đối với chuối được xử lý bằng bức xạ gamma với cường độ bức xạ 0,3 – 0,5 kGy trong 5 phút và đem đi bảo quản ở điều kiện thường (nhiệt độ: 23 – 27 0C và độ ẩm: 75 – 85%). Khi bảo quản theo chế độ này thì chuối sau 26 ngày mới chín trong khi ở điều kiện thường thì chuối chín trong vòng 6 ngày.

kho lạnh Bách Khoa Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi