Trái cây đã gọt sẵn và cắt nhỏ rất dễ bị thâm, mất nước hoặc chất dinh dưỡng rồi thối hỏng nếu không bảo quản kĩ càng. Cùng khám phá phương pháp bảo quản hoa quả đã gọt ngay sau đây.
Mục lục
Hoa quả sau khi gọt vỏ và cắt thành các miếng vừa ăn, bạn cho trái cây vào hộp đựng thực phẩm hoặc đĩa, rồi bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và để nơi thoáng mát đến khi dùng. Cách này có thể giữ cho trái cây tươi lâu khoảng 3 – 4 tiếng.
Bạn có thể áp dụng cách này với hầu hết các loại trái cây khác nhau, từ các loại trái cây mọng nước như dưa hấu, đu đủ, thanh long cho đến các trái cây có múi như sầu riêng, bưởi, mít hay các loại trái cây giòn như táo, lê, cóc,…
Vắt cốt 1 quả chanh lên đĩa trái cây đã cắt sẵn.
Với cách này giúp giảm thâm đen đồng thời giữ cho trái cây đã cắt luôn được giòn ngon và bảo quản được trong 6 tiếng, sau khi cắt gọt.
Lưu ý: Cách bảo quản bằng nước cốt chanh phù hợp cho các loại trái cây dễ bị thâm hoặc có độ giòn như táo, lê, ổi, đào hay bơ, chuối. Những loại trái cây có nhiều vị chua như kiwi, dứa hay dâu thì không cần dùng nhiều nước cốt chanh bởi các loại trái này đã chứa axit.
Sau khi cắt gọt, bạn cho trái cây vào nước lạnh có bỏ một ít đá viên. Như vậy sẽ giúp trái cây của bạn tươi trong vòng 3 – 4 tiếng sau khi cắt gọt. Tuy nhiên, bạn không nên ngâm quá lâu, nhất là các trái cây mọng nước như cam, dưa hấu, dứa vì có thể khiến trái cây bị nhạt, không còn giữ được độ ngọt.
Cách bảo quản trong nước lạnh này đặt biệt phù hợp với các loại trái cây có độ giòn như ổi, táo, lê, thanh long, dưa lưới,…
Cách bảo quản trái cây đã cắt trong tủ lạnh tương tự với cách bảo quản không cần tủ lạnh. Bạn thực hiện như sau:
Lưu ý
- Không bảo quản trái cây đã cắt ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
- Tránh bảo quản trái cây đã cắt cùng với các thực phẩm có mùi mạnh.
- Nên sử dụng trái cây đã cắt trong vòng 2-3 ngày.