Vải là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng nhưng lại có thời gian bảo quản khá ngắn, rất dễ bị thâm khi vận chuyển đi xa. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn giữ độ tươi ngon của vải thiều trong nhiều trường hợp: bảo quản vải tươi trong tủ lạnh, bảo quản vải vận chuyển đi xa, bảo quản vải hộp đã khui.

Cách bảo quản quả vải để ăn

Giữ trong hộp nhựa và giấy báo

  1. Cắt rời từng trái vải tới sát cuống.
  2. Lót 3 lớp giấy báo vào trong hộp nhựa rồi xếp vải vào. Nên lót 1 lớp báo giữa 2 lớp vải để hạn chế hư hỏng.
  3. Đậy nắp lại và để hộp vải vào ngăn mát tủ lạnh.

Cách bảo quản vải tươi lâu

Bọc kín trong túi nilon

Nếu không có hộp đựng bạn có thể chia nhỏ từng phần vải vào túi nilon hoặc túi zip, bọc kín lại rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Cách tốt hơn là cho vải vào túi và hút chân không trước khi đem cất tủ lạnh. Cách này sẽ giúp bảo quản vải khỏi các vi khuẩn, nấm mốc và rất thuận tiện khi bạn muốn vận chuyển vải đi xa.

cách bảo quản vải thiều trong tủ lạnh

Đông lạnh vải

Cách 1: 

  • Cắt rời quả vải khỏi cành, chừa khoảng 1cm ở phần cuống. Không nên rửa mà hãy để ráo nước trong rổ.
  • Lót giấy báo ở đáy hộp nhựa, xếp quả vải vào. Cứ mỗi lớp quả vải xếp vào, lại lót lên 1 lớp giấy báo.
  • Cứ như vậy bọc cho thật kín chỗ vải, cứ sử dụng nhiều giấy báo để hút ẩm tốt hơn.
  • Đậy kín nắp hộp nhựa rồi cho vào ngăn đá.

Cách 2:

  • Bóc vỏ quả vải rồi xếp gọn vào hộp nhựa, cho thêm một chút đường vào.
  • Đậy kín nắp hộp nhựa rồi cho vào ngăn đá

Với cách này có thể bảo quản vải được khoảng 3 – 4 tháng trong điều kiện nhiệt độ dưới 0 độ C ở ngăn đá tủ lạnh.

bảo quản vải thiều trong ngăn đá

Cách 3: Hút chân không

  • Bóc vỏ quả vải rồi cho vào túi ni lông chuyên dụng.
  • Hút chân không túi bằng máy ép chân không rồi cho vào ngăn đá.
  • Bảo quản vải thiều trong tủ lạnh với nhiệt độ <0oC có thể giữ được từ 3-4 tháng.

Bảo quản vải đã khui hộp

  • Chuyển sang vải vào hộp kín (hộp nhựa/thủy tinh) sau khi khui hộp.
  • Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (2-4 độ C). Hạn chế tiếp xúc với oxy hóa (dùng muỗng sạch, khô).
  • Sử dụng trong 2-3 ngày để đảm bảo chất lượng.

Bảo quản vải để đem bán

Bảo quản bằng hóa chất

Sunphit bằng xông SO2 hoặc lưu huỳnh

Nguyên liệu hoặc bán chế phẩm được đựng trong sọt rồi xếp chồng lên nhau cao không quá 1,5m. Sọt cách sọt khoảng 3cm sao cho còn khe hở để không khí lưu thông bình thường.

Sau khi xếp xong nguyên liệu, buồng được đóng kín và xả SO2 từ bình cao áp vào hoặc đốt lưu huỳnh. Độ ẩm của buồng không cao quá 75%. Thời gian xông so2 hoặc xông lưu huỳnh thường kéo dài từ 10-20 giờ tuỳ thuộc vào loại nguyên liệu, nhưng nói chung là xông đến lúc hàm lượng SO2 trong nguyên liệu hoặc bán chế phẩm đạt khoảng 0,06 đến 0,12% là được.

Sau khi kết thúc quá trình xông, buồng được mở thoáng khí trong 1 đến 2 giờ rồi mới đem sản phẩm đi bảo quản ở kho kín có nhiệt độ dưới 10°C và độ ẩm tương đối của không khí khoảng 85%.

Natri metabisunphit

Pha loãng dung dịch Na2S2O5 với 1l nước sạch rồi nhúng từng chùm vải vào trong đó khoảng 10 phút.

Sau khi nhúng dung dịch Na2S2O5 xong, bạn lấy chùm vải ra rồi nhúng tiếp vào dung dịch HCL 4% khoảng 2 – 5 phút. Cuối cùng, phơi khô vải trước quạt gió rồi đóng gói trong hộp xốp, bảo quản kho lạnh có nhiệt độ từ 4 – 5°C.

Chiếu xạ

Vải được bọc bằng màng mỏng rồi chiếu xạ với liều lượng 0,75 đến 1,5 KGy

Nếu nhúng vải vào nước nóng trước, sau đó mới bọc bằng màng mỏng rồi chiếu xạ thì thấy không có hiện tượng gì. Điều đó có thể là do nước nóng khử được vi sinh vật trên bề mặt quả, hạn chế sinh bệnh khi bảo quản.

Vải có thể bảo quản được 28 ngày ở nhiệt độ 1°c khi đựng trong túi màng mỏng (Fresh pack và vitafilm), nhưng khi đưa ra khỏi buồng lạnh để ở môi trường khí quyển bình thường thì chỉ sau 30 phút vỏ vải sẽ bị nâu dần.

Ướp lạnh

Vải được cắt tỉa, loại bỏ những quả hư. Sau đó, quả vải được đưa vào nước ngâm đá có nhiệt độ dao động từ 4 – 8 độ C, ngâm trong 5-7 phút.

Việc ngâm đá, bảo quản trong đá sẽ giúp quả vải tươi ngon từ 4 đến 7 ngày.

Cận cảnh quy trình bảo quản vải thiều

Một giải pháp tối ưu hơn cả là bạn chỉ cần cất vải vào kho lạnh bảo quản hoa quả, ở nhiệt độ thấp và độ ẩm cao thì trái vải sẽ tươi ngon trong vài ngày, không bị thâm thối khi để ngoài nhiệt độ phòng.

Cách bảo quản vải thiều khi vận chuyển đi xa

Trước khi vận chuyển

  • Chọn vải: Nên chọn những quả vải thiều đã chín tới, vỏ căng mịn, màu vàng đều, không bị dập nát hay hư hỏng. Tránh chọn những quả xanh hoặc chín quá mềm.
  • Hái vải: Nên hái vải vào buổi sáng sớm khi trời còn mát mẻ. Tránh hái vải vào buổi trưa hoặc chiều nóng vì sẽ khiến vải dễ bị thối hỏng.
  • Sơ chế: Cắt bỏ cuống vải và để ráo nước. Không nên rửa vải trước khi vận chuyển vì sẽ làm tăng độ ẩm và khiến vải dễ bị thối hỏng.

Trong khi vận chuyển

  • Đóng gói: Sử dụng thùng xốp có lót giấy báo hoặc xốp bọt để bảo quản vải. Xếp vải thành từng lớp, không nên xếp quá chặt để tránh dập nát.
  • Giữ mát: Nên vận chuyển vải bằng xe có điều hòa hoặc quạt gió để giữ mát cho vải. Nếu vận chuyển bằng xe tải, nên che chắn thùng vải cẩn thận để tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Sử dụng đá lạnh: Có thể đặt đá lạnh vào thùng vải để giữ nhiệt độ thấp hơn và giúp vải tươi ngon lâu hơn.

Vận chuyển tới nơi

  • Kiểm tra: Sau khi vận chuyển, nên kiểm tra lại tình trạng của vải và loại bỏ những quả bị dập nát hoặc hư hỏng.
  • Bảo quản: Nên bảo quản vải thiều ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Có thể bảo quản vải trong tủ lạnh để giữ được độ tươi ngon lâu hơn.

Lưu ý khác

  • Nên sử dụng thùng xốp mới để bảo quản vải để tránh vi khuẩn và nấm mốc.
  • Nên vận chuyển vải thiều trong thời gian ngắn nhất có thể để đảm bảo chất lượng.
  • Không nên xếp vải thiều chồng lên nhau quá cao để tránh dập nát.
  • Nên theo dõi tình trạng của vải thiều thường xuyên và loại bỏ những quả bị hỏng để tránh lây lan sang những quả khác.

Gia Duc Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi