Cách bảo quản trái cây không cần tủ lạnh như thế nào để tươi lâu thì không phải ai cũng biết. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một vài cách bảo quản hoa quả không có tủ lạnh để bạn tham khảo nhé. Cách bảo quản trái cây không cần tủ lạnh Sơ […]
Cách bảo quản trái cây không cần tủ lạnh như thế nào để tươi lâu thì không phải ai cũng biết. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một vài cách bảo quản hoa quả không có tủ lạnh để bạn tham khảo nhé. Cách bảo quản trái cây không cần tủ lạnh Sơ […]
Cách bảo quản trái cây không cần tủ lạnh như thế nào để tươi lâu thì không phải ai cũng biết. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một vài cách bảo quản hoa quả không có tủ lạnh để bạn tham khảo nhé.
Cách bảo quản trái cây không cần tủ lạnh
Sơ chế trái cây
Việc sơ chế trái cây như nhặt bỏ những trái hư dập, cũng như những phần héo úa cũng góp phần giúp kéo dài quá trình bảo quản trái cây tươi lâu hơn đấy. Đặc biệt là phần cuống vì đây là nơi vi khuẩn và nấm mốc dễ xâm nhập gây hư hỏng sớm.
Rửa sạch trước khi bảo quản
Rửa trái cây trong nước muối pha loãng hoặc dung dịch tẩy rửa thực phẩm, giúp trái cây loại bỏ vi khuẩn sâu bọ, đảm bảo an toàn sức khỏe người dùng. Bạn cần lưu ý nhẹ tay và rửa sạch đều. Nếu sử dụng nước muối pha loãng tránh ngâm trái cây trong dung dịch nước muối khoảng 5 phút (không nên ngâm lâu hơn sẽ khiến trái cây bị biến chất).
Sử dụng khăn ẩm phủ lên bề mặt
Với các loại trái cây như dưa hấu, chuối, sầu riêng hay các trái cây kích thước lớn nói chung, bạn có thể sử dụng khăn ẩm để phủ lên bề mặt trái cây. Khăn ẩm làm hạ nhiệt và cũng giữ cho trái cây tươi lâu hơn.
Chỉ nên sử dụng khăn ẩm phủ lên bề mặt để bảo quản hoa quả có vỏ cứng, vỏ dày. Tốt hơn hết, bạn cũng nên sớm sắp xếp lại không gian tủ lạnh để có đủ không gian lưu trữ dành cho những loại trái cây này.
Để nơi thông thoáng
Vi khuẩn, côn trùng,.. là những tác nhân làm hỏng và hư hại trái cây trong khi bảo quản. Vì vậy, bạn cần vệ sinh thường xuyên rổ, các khay đựng thực phẩm. Đồng thời, sắp xếp chúng gọn gàng, không xếp nhiều chồng lên nhau và đặc biệt tránh ánh nắng trực tiếp.
Bảo quản từng loại trái cây riêng
Mỗi loại quả sẽ có cách bảo quản không cần tủ lạnh chuyên biệt, vì thế, hãy áp dụng những mẹo sau đây cho loại quả tương ứng để đạt hiệu quả tốt nhất nhé:
Bơ: dùng màng bọc thực phẩm bọc kín phần cuống bơ để ngăn không cho không khí tiếp xúc với quả, để tránh vi khuẩn xâm nhập gây dập nát, và hỏng thối.
Chuối: Dùng màng bọc hoặc giấy ăn bọc kín phần cuống, sẽ giúp chuối tươi lâu đến 2 tuần đấy. Hoặc treo chuối lên giá, móc nơi thoáng mát, tránh xa ánh sáng mặt trời và nhiệt độ từ bếp, đảm bảo chuối sẽ giữ nguyên màu chín vàng bắt mắt trong suốt tuần.
Nho: Dùng các bìa cứng hoặc giấy báo quấn quanh chùm nho lại. Để từng chùm rời nhau, không xếp chồng lên, để ở nơi có nhiệt độ thấp. Như thế này bạn có thể bảo quản chúng hơn 20 ngày vẫn không sao cả
Dưa hấu: Bạn nên bỏ phần cành và cuống dưa đi, rồi bọc kín bằng màng thực phẩm hoặc túi nilon sạch buộc chặt.
Quả mọng nước (cam, chanh, quýt,…): Dùng vôi chấm lên cuống quả, không chỉ giúp sát khuẩn, mà còn giúp ngăn ngừa không khí tiếp xúc với phần thịt quả, gây hư hỏng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng giấy ăn bọc quanh loại quả này để ngăn sự bốc hơi nhé.
Dứa: Sau khi mua dứa về, bạn cần cắt phần lá và úp ngược chúng. Cách này giúp cân bằng lượng đường và giữ dứa được tươi lâu hơn khi không có tủ lạnh.
Dưa hấu: Bọc dưa trong túi bóng kín, bảo quản ở nơi khô ráo và tránh ánh nắng mặt trời. Bạn nên để trong bóng râm là tốt nhất. Giữ dưa ở nơi có nhiệt độ thấp, tránh thiếu oxy. Làm như vậy sẽ giúp dưa giữ được độ tươi khoảng 3 – 4 ngày.
Táo: Cho táo vào trong một cái rổ, sau đó bạn dùng khăn giấy ẩm phủ lên trên bề mặt táo để tăng độ ẩm hoặc dùng giấy báo bọc từng quả táo lại rồi để ở nơi râm mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Một số lưu ý
Dù biết rằng nhiều loại trái cây vẫn rất tốt dù để ở nhiệt độ phòng, nhưng để đảm bảo hơn về chất lượng, khi bảo quản trái cây không cần tủ lạnh bạn cũng cần lưu ý những điều cơ bản sau:
Khi xếp trái cây với nhau, không nên chất chồng lên nhau, vì dễ khiến trái cây bị dập.
Cần phân loại các trái đã chín và xanh ở hai khu vực khác nhau vì để gần nhau, các trái chưa chín sẽ bị mau chín hơn bình thường.
Bạn nên lót thêm một miếng đệm bên dưới đáy rổ để tránh trái cây bị dập và cấn vỏ nhé.
Vị trí bảo quản trái cây cần được sắp xếp tại vị trí dễ có thể nhìn thấy và kiểm tra trái cây hàng ngày.
Khi thấy những trái có dấu hiệu chín mùi, hư, dập,…cần loại bỏ ngay ra, tránh lây truyền qua các phần còn lại.
Tuyệt đối không bọc trái cây vào túi nhựa, hành động này chỉ khiến trái cây nhanh chín và nhanh hư hơn mà thôi.