Thuốc bảo quản và cách nhận biết sầu riêng nhúng hóa chất
Hóa chất ép chín sầu riêng chứa các thành phần cấm vì gây hại sức khỏe nghiêm trọng, gây ra nhiều bệnh nan y như ung thư, vô sinh,… Cùng tìm hiểu rõ hơn về các loại thuốc này và cách nhận biết sầu riêng chín tự nhiên với sầu riêng nhúng thuốc nhé. Các […]
Hóa chất ép chín sầu riêng chứa các thành phần cấm vì gây hại sức khỏe nghiêm trọng, gây ra nhiều bệnh nan y như ung thư, vô sinh,… Cùng tìm hiểu rõ hơn về các loại thuốc này và cách nhận biết sầu riêng chín tự nhiên với sầu riêng nhúng thuốc nhé. Các […]
Hóa chất ép chín sầu riêng chứa các thành phần cấm vì gây hại sức khỏe nghiêm trọng, gây ra nhiều bệnh nan y như ung thư, vô sinh,…
Cùng tìm hiểu rõ hơn về các loại thuốc này và cách nhận biết sầu riêng chín tự nhiên với sầu riêng nhúng thuốc nhé.
Các loại thuốc bảo quản sầu riêng
Tebuconazole
Tebuconazole đã bị liệt vào danh sách các chất gây ung thư bởi cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Công dụng: Đây là một loại thuốc trừ sâu và chống nấm có khả năng ức chế sự phát triển của các loại nấm gây bệnh và tác động lên hệ thống miễn dịch của cây trồng
Tác hại: Phụ nữ có thai sử dụng hay tiếp xúc với các loại hóa chất này cũng tăng nguy cơ quái thai, sinh con dị dạng.
Ado Ethephon
Công dụng:
Đây là một loại khí đá dạng lỏng, Ethephon được xem như là hóc môn “lão hóa” ở thực vật. Sau khi thấm qua lớp vỏ của trái cây, ethephon sẽ bị phân giải thành ethylene, từ đó thúc đẩy quá trình chín nhanh ở trái cây.
Giúp cây mè, đậu nành, đậu xanh,… rụng lá, chín đồng loạt, giúp thu hoạch nhanh, giảm thời gian và chi phí thu hoạch.
Tác hại:
Ethephon có hại đối với da và mắt, rất dễ kích ứng làm đỏ mắt, xót mắt, ăn mòn da, gây sưng, đỏ da. Nếu phun hoặc nhúng chất vào hoa quả này sẽ tạo ra dư lượng, dễ gây ngộ độc cho người ăn.
HPC-97 HXN
Công dụng:
Ức chế đọt lá, làm bộ lá mau thành thục, cây phân hóa mầm hoa, thúc đẩy ra hoa sớm, ra hoa đồng loạt trên cây: xoài, nhãn, thơm, mận, cam, sầu riêng. Kích thích trái chín, đẩy nhanh sự ra hoa.
Để thúc chín các loại trái non này, buộc thương lái phải dùng HPC-97 HXN với lượng đậm đặc thì mới có kết quả.
Tác hại:
HPC-97 HXN có chứa chất ethephon, một chất độc hại có thể gây ngộ độc nếu con người tiêu thụ.
Có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan, ung thư phổi và ung thư vú.
Ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết tố của con người, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ em.
Gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, giảm khả năng sinh sản và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Có thể bị dị ứng với ethephon, dẫn đến các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng tấy và khó thở.
Carbendazim
Công dụng: Carbendazim là một loại thuốc trừ nấm được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp để bảo vệ cây trồng khỏi các bệnh do nấm gây ra.
Tác hại:
Carbendazim phá hủy quá trình tháo nếp gấp của nhiễm sắc thể, tức chúng tác động lên di truyền, có thể gây ung thư và vô sinh.
Có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính nếu con người tiếp xúc với liều lượng cao.
Có thể làm giảm số lượng tinh trùng, giảm khả năng sinh sản và gây ra các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Gây hại cho hệ thần kinh trung ương, dẫn đến các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, mất trí nhớ, rối loạn lo âu và trầm cảm.
Phân bón lá HTC
Công dụng: Để phun lên cây trồng nhằm giúp cây tốt lá, ra hoa, kết trái.
Một số tiểu thương lại sử dụng nó để nhúng sầu riêng. Thuốc nhúng còn có mùi đặc trưng, quyện với mùi của trái sầu riêng tạo nên sự thu hút và khiến người dùng khó nhận biết đâu là mùi tự nhiên, đâu là trái sầu riêng có thuốc.
Tác hại: Trong phân bón lá HTC có thành phần hóa học C2H4 dạng lỏng (Ethylen) để làm già hoá tinh bột. Khi ăn vào trong cơ thể sẽ gây ra tình trạng phỏng (nhẹ) thực quản, tổn thương đến đường tiêu hóa, thành bao tử.
Ngoài ra, C2H4 còn gây độc cho gan, thận nếu hấp thụ một lượng đủ nhiều.
Cách phân biệt sầu riêng chín cây và ngâm thuốc
Gai và cuống
Sầu riêng chín cây, chín tự nhiên: khi ấn nhẹ vài cái vào cuống sẽ thấy cuống ướt vì nhựa chảy ra. Gai sầu riêng còn tươi mới, cứng, chắc chắn, màu sắc sáng đẹp.
Sầu riêng bị ép chín bằng thuốc: do hái lúc trái còn xanh, chưa chín tới và để lâu nên các gai bị sậm màu, thâm và cũ. Thậm chí gai còn bị thối, rụng hay dập nát nhiều chỗ. Phần cuống thì cũ, ấn vào cảm giác khô, không có nhựa chảy ra.
Vỏ
Sầu riêng chín cây: Có vỏ bị nứt, chỉ cần dùng tay ấn vào để cảm nhận phần thịt bên trong
Sầu riêng nhúng thuốc: Vỏ không bị nứt. Nếu thấycó vương một chút bột vàng trên vỏ,hoặc phần cuống có bột màu cam thì rất có thể đó là phần hóa chất còn dư lại trên sầu riêng.
Hình dáng quả
Sầu riêng chín cây: Hình dáng quả có phần eo quả phải phình to đều, không bị vẹo vọ.
Sầu riêng nhúng thuốc: Hình dáng quả tròn như bóng bầu dục mà không hề phân chia thành múi.
Múi
Sầu riêng chín tự nhiên: tách múi dễ dàng, múi cũng tự động rời ra mà không dính vào vỏ. Đồng thời, múi có màu vàng óng, béo ngậy, thịt mềm dẻo. Nếm thử bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh tự nhiên, không gắt.
Sầu riêng tẩm hóa chất: rất khó để tách múi vì thực chất chúng chưa đạt mức độ chín cẩn thiết để có thể tách được. Múi sẽ có màu vàng trắng nhợt nhạt, thịt bị sượng cứng, có vị hơi đắng hoặc lạt nhách.
Mùi hương
Sầu riêng chín tự nhiên: mùi thơm ngào ngạt nức mũi, không cần lại gần mà bạn vẫn có thể ngửi thấy hương thơm ngây ngất của nó.
Sầu riêng ngâm qua hóa chất: thường không có mùi thơm phức và nồng nàn, thậm chí nó còn không có mùi do hóa chất đã làm mất đi hương thơm vốn có của sầu riêng.