Để hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất cà chua sau thu hoạch, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra các phương pháp thu hoạch và bảo quản cà chua giúp cà chua được tươi lâu, kéo dài thời gian bảo quản.

Quy trình thu hái cà chua

Độ chín thu hoạch

Cà chua có thể thu hoạch khi quả đã đạt độ chín-xanh (đã thuần thục về mặt sinh lý nhưng còn xanh vỏ), hoặc ngả màu, hoặc chín hoàn toàn, tùy vào mục đích sử dụng, thời gian vận chuyển, hoặc khoảng cách từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng hoặc thị trường.

  • Đối với những thị trường ở xa, hoặc đòi hỏi thời gian tồn trữ lâu, cà chua được thu hoạch khi còn xanh hoặc hơi đỏ (đang chuyển màu).
  • Đối với các thị trường gần, cà chua có thể thu hoạch khi đang ngả màu, có màu hồng hoặc chín hoàn toàn.

Thời gian thu hoạch

Nên thu hoạch khi trời mát, và tốt nhất là vào buổi sáng, vì khi đó nhiệt độ thấp có thể giảm thiểu sự tăng nhiệt độ của quả, đồng thời tăng hiệu quả thu hoạch. Bắt đầu thu hoạch khi sương sớm đã tan hết.

  • Không nên thu hoạch khi trời mưa hoặc ngay sau khi mưa, vì tỷ lệ mắc bệnh có thể cao hơn. Nước mưa có thể tích tụ trên cuống quả, là nơi xâm hại chính của vi sinh vật, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
  • Nếu thu hoạch vào ngày mưa, quả cần phải được rửa sạch và làm khô trước khi bao gói.

Phương pháp thu hoạch

Phương pháp thu hoạch thường dùng là hái quả bằng tay. Hái quả ra khỏi cây cần tránh gây tổn thương cây và không cần thiết phải rời đi phần cuống nhỏ, làm lộ ra phần cuối cuống, là nơi trao đổi khí chủ yếu của quả.

  • Khi thu hoạch là phải quan sát để tránh tổn thương cơ giới, như một vết thương nhỏ gây ra do móng tay của người thu hoạch.
  • Dụng cụ khi thu hoạch, tốt nhất là được làm bằng nhựa có bề mặt nhẵn (như thùng hoặc khay nhựa nhỏ).

Quy trình thu hái cà chua

Lưu trữ trên đồng ruộng

Cà chua sau thu hoạch được giữ tạm thời dưới bóng râm, tránh phơi ra dưới ánh nắng mặt trời, vì điều này gây rám nắng, mất nước nhanh dẫn đến khô nhăn, và tích lũy nhiệt độ thúc đẩy quá trình chín.

Quả được thu hoạch ở những độ chín khác nhau có thể phân loại trong quá trình thu hoạch và quá trình lưu giữ trên đồng, bằng cách để chúng trong các vật chứa khác nhau hoặc trong các thùng chứa có ngăn.

  • Không ném quả vào rổ thu hoạch, hoặc không nên quăng kéo mạnh các rổ thu hoạch, có thể dẫn đến những triệu chứng như vết thâm nâu hoặc đen ở phần hạt.
  • Nên sử dụng các rổ nhựa, nhưng cũng có thể sử dụng các vật chứa đơn giản như sọt tre. Đối với các sọt tre, hoặc thùng gỗ, có thể lót lá hoặc giấy báo cũ để bảo vệ quả tránh bề mặt của vật chứa.

Lưu trữ trên đồng ruộng

Cách xử lý

Làm sạch và kiểm soát thối hỏng

Sử dụng vải mềm lau sạch quả hoặc rửa bằng nước sạch, sau đó phải làm khô. Trong quá trình rửa, nước rửa có thể bị nhiễm bẩn và chứa vi sinh vật gây thối hỏng nếu không thường xuyên thay nước.

Để xử lý phòng bệnh, có thể sử dụng các chất thông thường được phép sử dụng (General-Regarded-Ss-Safe – GRAS) như Clo dưới dạng chất tẩy rửa (5.25% HypoChlorit NaOCl), và muối cacbonat như Natricacbonat.

Tuy vậy, đối với từng giống phải sử dụng nồng độ thuốc thích hợp. Khi xử lý bằng HypoClorit, cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Rửa trong nước Clo (NaOCl 50-70ppm) trong 2 phút, sau đó rửa bằng nước, có thể phòng ngừa sự thối hỏng gây ra do vi khuẩn, nấm mốc và nấm men.
  • Như một chất tẩy uế cho cà chua, 4 thìa cà phê (tương đương 20 ml) thuốc tẩy thương mại được thêm vào một Gallon nước sạch (1 Gallon = 4,53 lit), sẽ tương đương với NaOCl khoảng 250 ppm.
  •  Khi sử dụng muối cacbonat (ví dụ kiềm cacbonat hoặc phổ biến là Natricacbonat), nồng độ 3% (30g/l) thì nên dùng để phun lên quả hoặc nhúng quả, sau đó rửa với nước 

Phân loại

Phân loại theo kích thước:

  • Loại A, lớn: Cà chua của cùng một giống, có cùng trạng thái chín, cùng hình dạng, không khuyết tật (khuyết tật do côn trùng hại, tổn thương vật lý, thối hỏng, biến dạng,)
  • Loại A, trung bình: Chất lượng yêu cầu như loại trên, nhưng khác về kích cỡ. 
  • Loại A, nhỏ: Chất lượng yêu cầu như trên, nhưng khác về kích cỡ.
  • Loại B, lớn: Cà chua của cùng một giống, khuyết tật trên bề mặt hoặc khuyết tật nhẹ (khuyết tật nhẹ nghĩa là không ảnh hưởng đến chất lượng quả khi ăn và ảnh hưởng không lớn đến chất lượng cảm quan của cả lô hàng). 
  • Loại B, trung bình: Chất lượng yêu cầu như trên, nhưng khác về kích cỡ. 
  • Loại B, nhỏ: Chất lượng yêu cầu như trên, nhưng khác về kích cỡ. 
  • Loại C, đa kích cỡ: Cà chua của cùng một giống, không được phân loại theo trạng thái chín, nhưng không có quả chín hoàn toàn, có khuyết tật nhẹ như loại B, nhiều kích cỡ. 

Phân loại theo đặc tính:

Kích cỡ không phải là yếu tố để tuyển chọn chất lượng nhưng có lẽ ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng về mặt thương phẩm. Các chỉ số chất lượng này như sau:

  • Hình dạng: có cùng một kiểu hình dạng (hình tròn, hình cầu, hình cầu dẹt)
  • Màu sắc tương đồng (từ đỏ cam đến đỏ đậm, vàng nhạt). Không có màu xanh. 
  • Biểu hiện bên ngoài: Trơn mịn, sẹo cuống nhỏ. Không có các vết rạn nứt, rám nắng, vết thương do côn trùng, vết thương cơ giới, hoặc vết bầm tím.
  • Độ cứng: Chịu được áp lực. Không bị biến dạng do chín nẫu. 

Phân loại cà chua sau thu hoạch

Kiểm soát sự chín

Sử dụng dung dịch Etan (Ethrel): Dung dịch này có thể được pha với nồng độ từ 2500-5000 ppm. Cà chua sẽ được nhúng vào dung dịch trong 5 phút để kích thích quá trình chín.

Sử dụng đất đèn (CaC2): Cho một lượng nhỏ đất đèn vào đống quả trong phòng kín. Nền nhà và khối cà chua cần được phủ kín bằng bao tải trong 2 ngày. Acetylene giải phóng từ đất đèn khi phản ứng với nước sẽ giúp quả chín. Sau đó, tháo bao tải ra, cà chua sẽ chín.

Phương pháp thùng chứa và túi đất đèn: Đặt cà chua vào thùng lớn, sau đó cho đất đèn vào một túi nhỏ, phủ kín thùng trong 2 ngày. Khoảng 0.25-0.5 kg CaC2 được gói trong giấy báo và đặt trong sọt tre 80 kg. Cà chua sẽ chuyển sang màu đỏ chỉ sau 1 ngày, trong khi nếu để tự nhiên, việc chín quả có thể mất 6-7 ngày.

Làm lạnh sơ bộ

Một phương pháp đơn giản và nhanh chóng của làm lạnh sơ bộ là sử dụng nước lạnh.

Hệ thống này gồm một bộ khung được làm từ những ống nước và hai loại vật liệu lót- đầu tiên là những tấm tre đan, tấm cót và tiếp theo là tấm nilon để phủ lên trên- trước khi cho nước vào. Nước được làm lạnh đến 100 C bằng cách cho đá. Quả có thể được nhúng ngập trong nước lạnh đến khi nhiệt độ tâm quả đạt 10-13o C.

Với quy mô nhỏ, làm lạnh sơ bộ có thể thực hiện bằng những cái rổ nhựa hoặc thùng chứa cứng, cùng với nước và đá vụn.

Các phương pháp bảo quản cà chua sau thu hoạch

Bảo quản ở nhiệt độ thấp

Khi bảo quản cà chua trong kho lạnh, cần chú ý các điều kiện sau:

  • Nhiệt độ:
    • 12.5–15°C cho quả xanh.
    • 10–12.5°C cho quả ương (màu đỏ nhạt).
    • 7–10°C cho quả chín (màu đỏ đậm).
  • Độ ẩm tương đối: 90–95%.

Quả cà chua đạt độ chín kỹ thuật có thể bảo quản đến 14 ngày ở 12.5°C mà không làm giảm chất lượng cảm quan và sự biến đổi màu sắc.

Với quả đã chín tới (để sử dụng hoặc ăn ngay), có thể bảo quản 8–10 ngày ở nhiệt độ phù hợp. Tuy nhiên, nếu hạ nhiệt độ xuống dưới mức này, sẽ có nguy cơ gây tổn thương lạnh, đặc biệt nếu bảo quản lâu hơn 6-8 ngày ở 5°C hoặc hơn 2 tuần ở dưới 10°C.

Hậu quả của tổn thương lạnh:

  • Cà chua không tiếp tục chín bình thường.
  • Mất màu sắc và hương vị tự nhiên.
  • Quả mềm, bề mặt lõm, thâm hạt và dễ hư hỏng.
  • Độ ẩm cao kéo dài cũng tạo điều kiện cho mốc phát triển trên bề mặt quả và làm nhũn cuống.

Bao gói điều biến khí quyển (MAP)

MAP (Modified Atmosphere Packaging) là phương pháp bảo quản đơn giản và tiết kiệm, sử dụng môi trường khí có ít CO2 và nhiều O2 để làm ức chế quá trình chín của quả, đồng thời giảm mất hơi nước nhờ tạo ra môi trường ẩm.

Các loại màng MAP phổ biến bao gồm:

  • Túi LDPE, HDPE
  • Màng polypropylene (PP) với các độ dày khác nhau.

Cách áp dụng MAP:

  • Cà chua giống ‘Daniella hybrid’: Quả xanh, quả ương và quả đỏ được đóng trong túi PE dày 44.4 µm và bảo quản ở 20°C. Phương pháp này giúp trì hoãn sự chín, giữ màu sắc, hàm lượng lycopen, độ cứng, và giảm hao hụt khối lượng.
  • Cà chua giống ‘Liberto’: Quả hồng được bảo quản trong túi PE dày 50 µm hoặc túi PP dày 25 µm ở 13°C. Sau 60 ngày, quả vẫn giữ độ cứng, hao hụt khối lượng thấp, và chất khô hòa tan cao nhất. Các loại màng khác như PP 20 µm và PVC 10 µm ít hiệu quả hơn.
  • Cà chua giống ‘Improved Pope’: Sử dụng túi PE dày 0.04mm để chứa 90 kg cà chua trong rổ nhựa, giúp trì hoãn sự chín từ 11 ngày (ở điều kiện thường) lên đến 21 ngày ở 22°C.

Lưu ý khi sử dụng MAP:

  • Màng phải có độ dày phù hợp và thời gian bảo quản tối đa cần được xác định trước để tránh hiện tượng biến đổi không mong muốn.
  • Đục lỗ trên túi nilon là cần thiết để kiểm soát sự trao đổi khí. Ví dụ, với túi LDPE 50 µm, cần đục 4 lỗ cho mỗi 4 kg quả cà chua trong khi sử dụng sọt gỗ 36 x 48 x 24 cm cần 24 lỗ đinh ghim.

Bảo quản lạnh bằng phương pháp bay hơi

Sử dụng mùn cưa ẩm

Mùn cưa được làm ẩm với nước ở tỉ lệ 1:1 có thể trì hoãn sự chín của cà chua tới 2 tuần và quả cà chua vẫn tiếp tục chín đỏ.Mùn cưa phải được làm sạch, bằng cách dội nước sôi, phơi khô để diệt vi khuẩn. Một kỹ thuật khác để diệt khuẩn là sử dụng dung dịch Hypochlorite 200ppm để làm ẩm mùn cưa. Quả cà chua nên được xếp thành từng lớp mỏng, chẳng hạn: một lớp mùn cưa dày khoảng 2 cm, tiếp theo là một lớp quả sau đó lại phủ lên một lớp mùn cưa, và cứ tiếp tục như thế.

Cách này có thể ngăn không cho bệnh lây lan từ lớp này sang lớp khác. Phương pháp này có thể thực hiện ở nhiều không gian hoặc trong các vật chứa.

Sử dụng chum, vại làm ẩm

Chum được đặt trên một cái khay nước và phủ lên trên bằng một mảnh vải ẩm hoặc bao tải làm từ sợi đay. Phương pháp này có thể giữ quả cà chua chậm chín từ 1- 2 tuần. làm mát nhờ bay hơi

Thiết bị làm mát bay hơi với quạt thông gió 

Nước được cho nhỏ vào than hoặc rơm, và gió làm quay tuabin hút hơi ẩm, khí mát được đưa vào làm mát sản phẩm bên trong tủ mát. Nhiệt độ bên trong tủ giảm từ 3-5oC trong khi độ ẩm tăng lên khoảng 85%.

Thiết bị làm mát nhỏ giọt 

Thiết bị làm mát bay hơi dưới đây, được xem như một thiết bị làm mát nhỏ giọt, được làm từ những vật liệu địa phương, như tre. Nó gồm thân tủ được làm từ những thanh tre và che phủ bằng tấm cói được làm ướt bằng nước dẫn từ một cái vại thông qua những ống tre.

Tủ mát không cần năng lượng 

Đây là thiết bị làm mát bay hơi, được dựng lên với hai lớp gạch, không gian giữa hai bức tường trong và ngoài được đổ đầy cát ướt đẫm nước. Cà chua được đặt bên trong và toàn bộ tủ được phủ bằng một tấm thảm để giữ ẩm. Suốt thời gian nóng, tủ bảo quản có thể duy trì 15-18o C và 95%RH.

kho lạnh Bách Khoa Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi