Quy trình xử lý và bảo quản củ khoai tây giống sau thu hoạch
Bảo quản củ khoai tây giống là bước quan trọng để đảm bảo chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao và cho ra năng suất tốt khi trồng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách bảo quản củ khoai tây giống hiệu quả: Mục lụcQuy trình xử lý khoai tây giốngXử lý trước […]
Bảo quản củ khoai tây giống là bước quan trọng để đảm bảo chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao và cho ra năng suất tốt khi trồng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách bảo quản củ khoai tây giống hiệu quả: Mục lụcQuy trình xử lý khoai tây giốngXử lý trước […]
Bảo quản củ khoai tây giống là bước quan trọng để đảm bảo chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao và cho ra năng suất tốt khi trồng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách bảo quản củ khoai tây giống hiệu quả:
Chọn khoai tây giống ở ruộng khoai tốt, cây xanh mập, không bị sâu hại.
Phun hỗn hợp dung dịch MH 0,5% (hyđrôzit axit malic) và vi ben C 0,5% vào ruộng khoai trước khi thu hoạch 15 – 20 ngày.
Thu hoạch
Yêu cầu khi thu hoạch là không được để thấm nước.
Không được để chầy xước vì nếu bị chầy thì khoai dễ dàng bị vi sinh vật xâm nhập và bị thối.
Không cho vào bao tải vì nó dễ dàng hấp hơi và thối.
Khoai giống nên thủ hoạch sớm hơn khoảng 5 – 7 ngày so với khoai thương phẩm. Khi thấy lá vàng, cây rạc dần là có thể thu hoạch được.
Xử lý trước khi bảo quản
Xử lý chống nấm (pha dung dịch CBZ 0,2%). Có thể xử lý bằng cách trộn hóa chất chống nấm vào đất sét rồi rắc đều vào đống khoai, hoặc phun dung dịch cho ướt đống khoai, nếu không thì ngâm dung dịch trong 5 phút.
Xử lý chống nảy mầm bằng MH (Hyđrôzit axit malic), hoặc M1 (este metilic của an pha – naptylaxetic). Sau giai đoạn xử lý chất chống nấm và khoai đã được hong khô, hoặc khoai đã bảo quản được 3 – 4 tháng, phun thuốc hoặc trộn với đất rồi rắc.
Sau đó phơi khô triệt đệ.
Cách bảo quản củ khoai tây giống
Dùng cát khô
Bảo quản bằng cát để làm giảm sự bay hơi của khoai, tránh lay nhiễm do thối hỏng, tạo môi trường có nồng độ CO2 cao xung quanh nhằm làm giảm cường độ hô hấp.
Cát để ủ khoai tây phải được sàng sảy loại bỏ tạp chất, phơi khô ráo dưới ánh nắng mặt trời. Phơi từ 2 đến 3 lần nắng để khử bớt vi sinh vật gây hại có trong cát.
Khoai tây sau đó được đem ủ vào cát đã phơi khô. Lót một tấm nilong ở dưới để tránh bị ướt gây thối hỏng. Ủ cát sao cho vưà đủ che hết các củ khoai. Có thể ủ trong góc nhà, kho, tránh ẩm ướt và ánh nắng trực tiếp.
Để trong kho lạnh
Kho lạnh bảo quản khoai tây giống là biện pháp bảo tiên tiến hiện nay. Bảo quản khoai giống bằng kho lạnh giảm tổn thất khoai, củ giống trẻ, cây phát triển khỏe, giảm sự thoái hóa giống, khi trồng cho nhiều củ to, năng suất cao, cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình kho lạnh bảo quản khoai giống cần được phổ biến, nhân rộng hơn nữa.
Bước 1: Sau khi thu hoạch tiến hành phân loại, đóng khoai vào bao tải loại mắt thưa, mỗi bao khoảng 20kg và xếp vào kho. Xếp thành từng khối, cách nhau khoảng 20 – 30 cm để không khí lưu thông trong kho. Thời gian từ khi thu hoạch đến khi xếp khoai vào kho khoảng 7 ngày, không nên để khoai quá lâu.
Bước 2: Vận hành máy
Giai đoạn 1: Hạ nhiệt độ xuống dần dần, mỗi ngày hạ 1,50C. Ban đầu nhiệt độ trong kho bằng nhiệt độ ngoài trời (ví dụ 270C) hạ nhiệt độ xuống 180C, thời gian khoảng 6 ngày. Giai đoạn này làm cho khoai quen dần với nhiệt độ thấp và làm ráo vỏ khoai.
Giai đoạn 2: Làm lành vết xước. Duy trì nhiệt độ trong kho nhiệt độ 180C trong thời gian 14 ngày. Giai đoạn này làm cho khoai lành các vết xước và chắc vỏ củ.
Giai đoạn 3: Làm lạnh. Hạ nhiệt độ xuống dần dần, mỗi ngày xuống 1độ C, từ 180C xuống 30C – 40C, thời gian làm là 14 ngày.
Giai đoạn 4: Bảo quản, duy trì và bảo quản nhiệt độ trong kho 30C – 40C suốt thời gian bảo quản (khoảng từ 150-200 ngày). Ở nhiệt độ này khoai ngủ, nghỉ không mọc mầm.
Giai đoạn 5: Phục hồi, trước thời vụ trồng khoảng 25 ngày thì tiến hành nâng cao dần nhiệt độ trong kho, mỗi ngày tăng 20C, từ 40C nâng lên 180C. Ở nhiệt độ 180C duy trì trong 2 ngày, sau đó tiếp tục nâng nhiệt độ, mỗi ngày 20C, từ 180C lên bằng nhiệt độ ngoài trời.
Giai đoạn phục hồi khoảng 12 ngày, thời gian này làm cho khoai quen dần với nhiệt độ cao và chuẩn bị mọc mầm. Ðộ ẩm trong kho đạt 90 – 95%.
Bảo quản trên giàn
Hiện nay trong thực tế, khoai tây giông thường được bảo quản trên giàn ở những kho thoáng mát với ánh sáng tán xạ.
Trước hết khoai tây dùng làm giống được chọn ở những ruộng có năng suất cao, không bị sâu bệnh và có độ chín sinh lý vừa đủ (không thu hoạch non quá hoặc già quá), loại bỏ những củ bị bệnh, xây sát cơ giới, chọn những củ đồng đều có đường kính củ từ 3 – 5 em, hoặc những củ có trọng lượng từ 30 – 50g.
Cú khoai được xếp lên giàn thành từng lớp 15 – 20 cm. Giàn bảo quản được làm bằng tre, nứa hoặc lưới mắt cáo, gồm nhiều tầng, cách nhau từ 40 – 50 cm, tầng cuối cung cách mặt đất 50 cm. Giàn được đặt ở nơi cao ráo và thoáng mat. Nếu để giàn trong nhà phải đảm bảo có ánh sáng tán xạ, có thể mở và đóng cửa khi cần thiết để diều hòa ôn, ẩm dộ trong nhà bảo quản.
Một số lưu ý
Trước khi đưa khoai giống và lưu kho, chúng ta cần kiểm tra điều kiện vệ sinh kho lạnh bảo quản đảm bảo đáp ứng yêu cầu.
Kho bảo quản cần được vệ sinh máy móc thiết bị, để loại bỏ bụi bẩn, rác còn lại.
Bảo dưỡng định kỳ, sữa chữa các ống dẫn, các dây chuyền lưu kho khi cần. Khử trùng thiết bị và dây chuyền lưu kho bằng các chất liệu được chỉ định.
Kiểm tra các điều kiện về giảm âm, giảm rung, tra dầu mỡ, kiểm tra điều kiện dây nối; kiểm tra các thiết bị điều khiển, hệ thống lạnh, máy hút ẩm.
Cần vận hành hệ thống lạnh để duy trì nhiệt độ kho lạnh ở nhiệt độ từ 13 – 16 độ C trước khi bảo quản khoai tây vài ngày.
Trong khi bảo quản, sau 2 tháng có thể kiểm tra và loại bỏ những củ thối cùng với những chỗ cát bị ướt.