Lúa là loại hạt có vỏ trấu nên bảo quản có nhiều thuận lợi vì lớp vỏ trấu có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của các môi trường bên ngoài. Tuy vậy, quá trình bảo quản lúa giống cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh. Dưới đây là một số biện pháp bảo quản lúa giống tốt nhất, bạn có thể tham khảo.
Mục lục
Dùng phương pháp bịt kín: lúa sau khi được phơi khô đến độ ẩm an toàn, loại sạch tạp chất, sâu mọt… đổ vào chum vại sạch sẽ và khô, sau đó đậy kín không cho tiếp xúc với không khí bên ngoài (nắp bằng tôn, đậy kín phủ lá chuôi khô, giẻ rách, khô dày, phủ lên trên…) tức là bảo quản trong điều kiện yếm khí.
Với hình thức này, nếu đảm bảo những yêu cầu phẩm chất ban đầu tốt có thể giữ được thời gian khá dài (4-5 năm).
Dạng đổ rời
Yêu cầu độ ẩm thóc khi vào kho yêu cầu không quá 14%.
Phương pháp bảo quản này đòi hỏi kho phải có vách ngăn, mỗi gia kho chứa khoảng 200 tấn. Yêu cầu điều kiện chống thấm, dột tốt. Thóc đổ vào kho với độ cao đống thóc không quá 3, 5 mét, mặt đống phải được cào trang phẳng. Cứ 15 ngày tiến hành cào đảo một lần lớp thóc trên mặt kho tới độ sâu 40 đến 50cm.
Thường xuyên theo dõi tình trạng đống thóc, đặc biệt chú ý tới độ ẩm thóc khi độ ẩm lên quá 14% và nhiệt độ ngoài trời lên tới 39oC cần có biện pháp xử lý kịp thời.
Dạng đóng bao
Độ ẩm thóc 16% thì thời gian bảo quản không quá 15 ngày, nếu độ ẩm thóc là 15% thì thời gian bảo quản có thể kéo dài không quá 6 tháng.
Kho phải có bục kê (palet) để chống ẩm. Các bao thóc được xếp thành lô, 15- 18 lớp với độ cao thích hợp không quá 4 mét, mỗi lô có khối lượng khoảng 200 tấn. Bao thóc được xếp cách tường ít nhất 0, 5 mét và lô nọ cách lô kia không dưới 1 mét. Bao thóc được xếp theo kiểu chồng 3 hoặc chồng 5.
Bảo quản lúa giống bằng kho lạnh là phương pháp tiên tiến và hiệu quả nhất hiện nay để giữ gìn chất lượng và tỷ lệ nảy mầm cao cho hạt giống. Nhờ vào khả năng kiểm soát chính xác nhiệt độ, độ ẩm và thông gió, kho lạnh giúp tạo môi trường lý tưởng cho hạt giống lúa phát triển và bảo quản trong thời gian dài.
Nhiệt độ:
Độ ẩm:
Thông gió: