Trái cây sau khi thu hoạch làm sao để bảo quản, lưu trữ được lâu? Dưới đây là các phương pháp, công nghệ bảo quản hoa quả sau thu hoạch giúp giảm tổn thất, nâng cao chất lượng, giá trị và tăng tính cạnh tranh cho nông sản khi ra thị trường.
Mục lục
Đây là phương pháp phổ biến nhất trong bảo quản hoa quả sau khi thu hoạch.
Phương pháp này giúp giảm hô hấp và hạn chế sự thoát nước của hoa quả. Thực phẩm bảo quản lạnh thường không bảo quản được lâu dài, trong khoảng vài ngày đến vài tháng.
Các bước tiến hành:
Phương pháp này có thể áp dụng cho bảo quản trái cây xuất khẩu
Để bảo quản một số loại trái cây người ta có thể dùng chất chống oxy hóa. Yêu cầu cơ bản đối với chất chống oxy hóa khi sử dụng sản xuất thực phẩm bao gồm:
Một số chất chống oxy hóa thường được sử dụng bao gồm:Tocopherol, Acid Ascorbic, BHA,…
Có thể sử dụng hơi nước nóng và nhiệt độ nóng để giúp phòng trừ các bệnh thường gặp trên trái cây sau thu hoạch. Q
Công nghệ chiếu xạ là một trong những phương pháp bảo quản hoa quả sau thu hoạch phổ biến hiện nay.
Đây được hiểu là quá trình chiếu bức xạ ion hóa lên các loại hoa quả để tiêu diệt các vi khuẩn còn tồn dư.
Phương pháp này có thể làm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh giữa các quả với nhau và ngăn chặn sự xâm hại của vi khuẩn gây bệnh.
Ethylene xuất hiện nhiều trên các loại trái cây sau thu hoạch và đây là một loại chất khí gây ảnh hưởng nhiều cho trái cây.
Khi sử dụng gói hút khí Ethylene sẽ giúp bảo quản được hoa quả vượt trội nhất. Một số ưu điểm như sau:
Các chế phẩm Nano được nghiên cứu chuyên dùng trong lĩnh vực bảo quản trái cây sau thu hoạch có ưu điểm vượt trội đó là không độc hại, không gây tồn dư hóa chất, giúp ngăn chặn và tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn xâm nhiễm, tạo mã quả bóng đẹp, kéo dài thời gian bảo quản và đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quy trình sử dụng chế phẩm Nano Bạc – Đồng:
Giai đoạn 1: Trước khi thu hoạch khoảng từ 3 đến 7 ngày. Dùng 50ml chế phẩm Nano bạc đồng hợp kim kết hợp 30ml PVP pha với 20 lít nước sau đó phun đều bao phủ lên quả (phun dạng sương mù, hạt sương nhỏ), phun trong điều kiện thời tiết không có mưa, ít sương.
Giai đoạn 2: Sau khi kết thúc quá trình thu hoạch, trái cây cần được sơ chế và phân loại sau đó ngâm hoa với 500-600ml chế phẩm Nano bạc hợp kim pha với 100-250 lít nước (tùy đối tượng cần được bảo quản) cho vào bể chứa hoặc phuy chứa dung dịch.
Ngâm xử lý trong thời gian 3-5 phút (tối thiểu 1 phút) sau đó vớt ra để ráo nước (khô) rồi đem đóng gói bảo quản lạnh (8-13oC – tùy đối tượng, tùy loại nông sản).
Các nhóm trái cây hầu hết có thể áp dụng cách bảo quản bằng công nghệ màng bọc Nano: sầu riêng, bơ, thanh long, chanh dây, nhãn, vải, mận, na, táo, ổi, mít, hồng xiêm, măng cụt, chôm chôm…. Mỗi nhóm hoa quả có liều lượng sử dụng và cách xử lý khác nhau.
Chitosan là một loại hợp chất sinh học cao phân tử được chiết xuất từ vỏ tôm, có đặc tính ưu việt hơn các loại hoá chất khác dùng trong bảo quản trái cây. Màng chitosan chống thoát hơi nước, kháng khuẩn, không gây độc cho môi trường và con người.
Trái cây sau khi thu hoạch về, phân loại, lựa chọn quả có kích thước đồng đều rồi rửa nhẹ dưới vòi nước máy đang chảy và để ráo tại nhiệt độ phòng.
Sau khi nhúng quả vào dung dịch chitosan 1 – 2,5%, để ráo, sau đó xếp vào thùng carton có đục lỗ (đã xử lý cồn 95o), bảo quản ở nhiệt độ 20oC và hai tuần tiến hành kiểm tra một lần.
Đặc điểm chính của công nghệ là sử dụng chế phẩm tạo màng phủ trực tiếp lên bề mặt của quả. Chế phẩm có tác dụng làm giảm tổn thất khối lượng và giảm biến dạng hình thức do mất nước, đồng thời làm giảm quá trình trao đổi khí dẫn tới làm chậm quá trình chín hay già hoá của quả.
Bảo quản trái cây sau thu hoạch bằng phương pháp kiểm soát khí quyển là tăng cường khí CO2, giảm khí O2 và tạo ra Ozone bên trong môi trường lạnh.
Trái cây được bảo quản trong môi trường này sẽ bị ngừng hô hấp và chuyển sang trạng thái ngủ đông, nhờ đó giảm thiểu sự thối rữa, kiểm soát quá trình chín và đảm bảo an toàn thực phẩm mà không cần phải sử dụng hóa chất.