Tủ lạnh là nơi bảo quản hoa quả, trái cây lý tưởng nhất, đặc biệt là mùa hè trái cây dễ bị hư hỏng. Tuy nhiên, mỗi loại để thời gian bảo quản riêng. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẻ chia sẻ cách bảo quản trái cây trong tủ lạnh được lâu.
Thông thường, 3-9 độ C là mức nhiệt độ phù hợp nhất cho tất cả các loại trái cây, rau củ. Nhiệt độ này làm chậm quá trình chín của trái cây, hạn chế tình trạng trái cây bị hư hỏng nhanh chóng sau khi chín.
Hiện nay, hầu hết các dòng tủ lạnh đều có ngăn riêng dành cho trái cây, rau củ quả, bạn chỉ việc cho tất cả vào đúng ngăn để bảo quản trái cây tốt hơn. Nếu không, bạn có thể để bất kỳ đâu trong tủ lạnh nhưng vẫn phải đảm bảo ở mức nhiệt độ như trên nhé.
Ngoài ra, khi bạn mua loại trái cây chưa chín, tốt nhất không nên cho vào tủ lạnh ngay, vì đây là hành động ngăn chặn quá trình trái cây chín. Bạn cần cho trái cây ở môi trường nhiệt độ phòng để chín hơn một chút trước khi đặt vào tủ lạnh quá sớm.
Xem thêm: Nhiệt độ thích hợp bảo quản trái cây
Việc rửa trái cây và các loại rau củ trước khi bảo quản trong tủ lạnh sẽ khiến cho chúng mất đi lớp bảo vệ tự nhiên bên ngoài. Từ đó, sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây hư hỏng cho thực phẩm.
Bạn chỉ nên rửa trước khi sử dụng và chế biến.
Ít ai biết rằng trái cây cần đến 80-95% độ ẩm để đảm bảo được độ tươi vốn có, trong khi độ ẩm trong tủ lạnh chỉ duy trì ở mức trung bình 65%. Chính điều này khiến trái cây nhanh héo, mất đi độ tươi ngon ngày nào.
Bên cạnh đó, dù muốn hay không thì việc sắp xếp quá nhiều loại trái cây chung một chỗ rất dễ xảy ra tình trạng va đập, khiến trái cây hỏng nhanh hơn dự kiến.
Tốt hơn, bạn hãy chuẩn bị ngay những hộp nhựa kín nắp hoặc màng bọc thực phẩm và cho tất cả vào bên trong thật cẩn thận để khi bảo quản trái cây trong tủ lạnh tránh khỏi vi khuẩn.
Hầu hết, việc sắp xếp rau củ và trái cây thường được dùng chung một khu vực khi tiến hành bảo quản trái cây trong tủ lạnh. Nhưng điều này vô tình khiến một trong hai dễ bị hư. Vì trong những loại thực phẩm này, được chia làm hai nhóm và được xem là ‘khắc tinh’ của nhau bởi khí Ethylene. Cụ thể:
Khi trái cây chín sẽ sản sinh ra chất khí gọi là etylen, đóng vai trò như một chất xúc tác mạnh mẽ thúc đẩy quá trình hư hỏng của rau củ.
Do đó việc bạn cần làm đầu tiên là sắp gọn rau củ vào 1 ngăn, thức uống vào riêng 1 ngăn và dành riêng biệt 1 ngăn cho trái cây, hạn chế sự tác động của chúng đến nhau.
Sẽ tùy vào từng loại, thời gian bảo quản trái cây trong tủ lạnh sẽ khác nhau. Nếu áp dụng đúng chuẩn, bạn sẽ có thể bảo quản trái cây tốt nhất
Trái cây | Thời gian bảo quản | Lưu ý bảo quản |
Táo | 1 tháng | Có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng bình thường. |
Mơ | 5 ngày | Để chín ở nhiệt độ phòng trước khi cho vào tủ lạnh. |
Bơ | 5 ngày (hoặc ít hơn) | Đặt trong túi giấy 2-4 ngày ở nhiệt độ phòng trước khi cho vào tủ lạnh. |
Chuối | 3-6 ngày (nhiệt độ phòng) hoặc lâu hơn (tủ lạnh) | Tủ lạnh làm vỏ chuyển đen nhưng vẫn ăn được. |
Cherry | 3 ngày | Bảo quản khô, tránh ẩm. |
Bưởi | 2 tuần | Bảo quản ở nhiệt độ phòng trong khoảng 1 tuần. |
Nho | 5 ngày | Bảo quản khô, trong túi có lỗ để lưu thông khí. |
Kiwi | 2 tuần | Bảo quản ở nhiệt độ phòng. |
Chanh | 2 tuần | Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nhưng dùng trong 3-4 ngày. Tránh ánh nắng. |
Xoài | 2-3 ngày | Để chín ở nhiệt độ phòng trước khi cho vào tủ lạnh. Bọc trong túi giấy để nhanh chín. |
Dưa | 5 ngày (nguyên trái) hoặc 3 ngày (cắt) | Bảo quản trong túi giấy xuyên thấu. |
Cam | 2 tuần | Bảo quản ở nhiệt độ phòng trong khoảng 1 tuần. |
Đào | 5 ngày | Chín ở nhiệt độ phòng trong 2-3 ngày. |
Lê | 5 ngày | Để chín ở nhiệt độ phòng, bọc trong túi giấy tránh ánh nắng. |
Dứa | 4 ngày | Dùng ngay, bảo quản trong túi lưới tủ lạnh. |
Mận | 5 ngày | Để chín ở nhiệt độ phòng, bọc trong túi giấy tránh ánh nắng. |
Cà chua | 1 tuần | Dùng trong 1 tuần, chỉ cho vào tủ lạnh khi gần hư. |