Sơ chế và bảo quản hoa atiso đỏ, xanh | Loại tươi, khô, ngâm…

Hoa Atiso có 2 loại là hoa Atiso đỏ và Atiso xanh, cả hai loại đều làm thực phẩm và bài thuốc có lợi cho sức khỏe nếu sử dụng đúng. Dưới đây là cách sơ chế và bảo quản hoa Atiso tươi, khô, ngâm đường để sử dụng lâu dài.

Cách sơ chế hoa Atiso

Hoa Atiso đỏ

Đầu tiên, hoa Atiso đỏ mua về bạn dùng dao cắt bỏ phần cuống hoa, sau đó dùng 1 chiếc đũa đẩy nhẹ phần đài hoa ra ngoài.

Tiếp đến, bạn rửa hoa với nước muối loãng khoảng 3 đến 4 lần rồi vớt ra và để ráo.Sơ chế hoa atiso đỏ

Hoa Atiso xanh

Làm sạch

Mở vòi nước có tốc độ vừa phải, bạn rửa bông Atiso dưới vòi nước và cố gắng rửa các lớp lá mà không tách chúng ra nhiều. Sau đó, bạn lật ngược bông Atiso, nghĩa là bạn cầm lấy phần cuống bông để trút ngược bông hướng xuống dưới đất, lắc đều, rồi dùng khăn sạch để thấm ráo nước.

Làm sạch atiso

Cắt đầu Atiso

Dùng cao dao lớn, bạn cắt phần đầu bông Atiso khoảng 1.25 – 2.5cm.

Cắt đầu atiso

Xén lá

Sử dụng kéo để cắt bớt phần nhọn của đầu lá Atiso.

Xén lá

Chần Atiso

Đặt nồi nước lên bếp để đun sôi với lửa lớn. Sau đó, bạn cho bông Atiso vào chần khoảng 40 – 50 phút. Trong quá trình chần Atiso, bạn có thể vớt vỏ phần lá hoặc các chất cặn từ Atiso rơi ra.

Lưu ý: Bông Atiso rất dễ bị mất màu, nên trong quá trình bạn nấu nước sôi trước khi cho Atiso vào chần thì bạn nên ngâm Atiso vào chậu nước có pha một ít nước cốt chanh.

Chần atiso

Loại bỏ lá

Trường hợp, bạn muốn sử dụng phần tim của bông Atiso, thì hãy loại bỏ những lớp lá phía ngoài bằng cách kéo lá xuống và bứt ra. Nếu muốn sử dụng luôn cả bông Atiso, thì bạn bỏ qua bước này nhé!

Loại bỏ lá

Gọt bỏ lá cứng quanh gốc

Nếu bạn loại bỏ lá khi thực hiện ở bước trên, thì ở bước này bạn dùng dao để gọt bỏ phần lá cứng còn sót lại xung quanh gốc Atiso.

Gọt bỏ lá cứng quanh gốc

Hoàn thành

Bạn dùng dao cắt đôi bông Atiso theo chiều dọc. Sau đó, loại bỏ phần lá màu tía và phần lông mọc ở chỗ mắc khén. Cuối cùng, bạn có thể thái lát Atiso tùy theo nhu cầu chế biến.

Hoàn thành

Sau khi sơ chế xong, bạn có thể bảo quản tươi, sấy khô hoặc ngâm đường để sử dụng dần.

Cách bảo quản hoa Atiso

Đối với hoa Atiso tươi

  • Gói giấy báo cho bông hoa Atiso rồi cất vào ngăn mát tủ lạnh, phương pháp này thì sẽ bảo quản được lâu hơn từ 7 – 10 ngày.
  • Gói giấy báo lại và để bông hoa Atiso tươi ở nơi thoáng mát, nhúng cành vào nước thì để được khoảng 5 ngày.

Đối với hoa Atiso khô

  • Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời
  • Sau khi lấy bông Atiso xong, hãy buộc chặt túi lại, hạn chế không khí tràn vào gây ra hiện tượng oxy hóa

cách bảo quản hoa atiso khô

Hoa Atiso ngâm đường

  • Sau khi ngâm, hoa Atiso có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 2-3 tuần.
  • Mỗi khi lấy hoa Atiso ra dùng, bạn nên dùng muỗng sạch để lấy và đậy kín nắp hũ sau khi sử dụng.
  • Nên ăn hết hoa Atiso ngâm đường trong vòng 2-3 tuần để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

cách bảo quản hoa atiso ngâm đường

Cách bảo quản hoa lay ơn lâu nở sau thu hoạch và tươi lâu

Hoa lay ơn (hoa dơn) là loại hoa được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp sang trọng, kiêu sa và ý nghĩa tượng trưng cho sự chiến thắng, may mắn và niềm tin. Tuy nhiên, hoa lay ơn cũng khá khó bảo quản vì thân cây dễ héo và cánh hoa mỏng manh.

Cách bảo quản hoa lay ơn lâu nở sau thu hoạch

Thu hái hoa

  • Thời gian thu hoạch: Khi có 1 – 2 hoa nhú màu, nên cắt vào trước 10h sáng để hoa được tươi lâu, giữ được chất lượng hoa.
  • Vị trí cắt: Chừa lại 1 lá hoàn chỉnh để cây tiếp tục quang hợp nuôi củ (trong trường hợp tiếp tục thu củ) hay nhổ cả củ hoặc cắt sát đất.
  • Sau khi cắt hoa xong phải bó kín phần đầu hoa và dựng thẳng để cho cành hoa không bị cong và gãy.

Cách bảo quản hoa lay ơn lâu nở

Phân loại, đóng gói

  • Sau khi cắt, phải phân loại theo độ tuổi, cấp hoa để thuận tiện cho vận chuyển, tiêu thụ và bảo quản.
  • Dùng dây buộc chặt phần gốc, dùng giấy hay bao buộc chặt phần ngọn để bảo vệ hoa.

cách bảo quản hoa lay ơn sau thu hoạch

Dùng hóa chất

Có thể sử dụng một số loại thuốc ức chế sự nở hoa như STS (Silver Thiosulfate) để giúp hoa lay ơn lâu nở hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn để tránh ảnh hưởng đến chất lượng hoa.

Bảo quản hoa

Có 2 hình thức bảo quản: bảo quản bằng ướp đá và bảo quản trong kho lạnh với điều kiện ẩm

  • Bảo quản bằng ướp đá: Dùng tấm xốp ghép thành thùng sau đó đập đá cây cho vào, cứ 1 lớp đá rồi để 1 lớp hoa nằm lại phủ 1 lớp đá… sau cùng đậy nắp hoặc phủ kín bằng chăn bong giữ lạnh (hoa được bọc kín đầu và buộc chặt gốc) mô hình này chỉ áp dụng quy mô nhỏ. Thời gian có thể bảo quản được tối đa 10 ngày, cứ 5 ngày đảo hoa 1 lần.
  • Bảo quản trong kho lạnh ẩm: Hoa được bọc kín đầu và dựng trong kho lạnh độ ẩm, nhiệt độ 6 – 10 độ C, ẩm độ 80 – 90%.

cách bảo quản hoa lay ơn tươi lâu

Cách bảo quản hoa dơn tươi lâu khi cắm bình

Thêm chất bảo quản hoa

Bạn có thể mua chất dưỡng hoa sẵn có tại cửa hàng hoa, siêu thị hoặc tạp hóa.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự làm chất bảo quản tại nhà bằng các nguyên liệu đơn giản như:

  • Dùng đường: Cho 2 thìa đường hoặc 1/4 lon nước ngọt có gas vào nước cắm hoa giúp hoa có thêm dinh dưỡng, gia tăng quá trình quan hợp, để hoa tươi lâu hơn.
  • Dùng nước tẩy Javel, thuốc tím: pha một lượng nhỏ vào nước cắm hoa để ức chế vi khuẩn sinh sôi, giúp hoa tươi lâu hơn.
  • Dùng nước chanh, giấm hoặc thuốc aspirin: Hòa 2 muỗng nước cốt chanh hoặc nước giấm táo vào 1 lít nước để làm tăng nồng độ axit trong nước, giúp hoa tươi lâu hơn. Bạn cũng có thể nghiền aspirin và hòa vào nước cắm hoa để có tác dụng tương tự.
  • Dùng vitamin B1: Dùng viên B1 giã nhỏ hòa vào nước cắm hoa cũng giúp hoa tươi lâu hơn.
  • Dùng rượu: Hòa một lượng nhỏ rượu trắng vào nước cắm hoa giúp loại bỏ vi khuẩn, không làm hoa bị thối và giúp hoa tươi lâu hơn.
  • Dùng nước súc miệng: Pha khoảng 15g nước súc miệng với 1 lít nước sạch để cắm hoa giúp diệt vi khuẩn trong nước, giữ hoa không bị thối và tươi lâu hơn.

Vệ sinh bình hoa trước khi cắm

Đây là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giữ cho hoa lay ơn tươi lâu. Trước khi cắm hoa hoặc thay nước, bạn cần rửa sạch bình hoa, đặc biệt là phải cọ rửa kỹ bên trong và không để lại xà phòng trong bình vì có thể làm thay đổi nồng độ PH trong nước, làm cho hoa héo.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một nắm gạo và một ít nước ấm trong bình, sau đó đậy kín và lắc mạnh, giúp bình sạch bóng. Đối với những bình hoa thủy tinh đắt tiền, bạn có thể dùng bàn chải và kem đánh răng để cọ rửa nhẹ nhàng, sau đó rửa lại với nước để bình sạch và loại bỏ mùi hôi.

Vệ sinh bình hoa trước khi cắm

Cắt tỉa đúng cách

Việc cắt bỏ lá héo úa, lá ngập nước trên thân cây và dập nát sẽ giúp hạn chế tình trạng lá bị phân hủy, gây thối rữa và làm hoa mau héo. Một mẹo hay để cắt tỉa nhành hoa đúng cách là đặt thân hoa trong nước ấm rồi dùng kéo cắt thật bén, tránh làm rộng các vết cắt trên cành.

Ngoài ra, khi cắt, bạn cần cắt xéo để tăng diện tích tiếp xúc của thân hoa với nước, giúp hoa hút được nhiều nước và giữ được độ tươi lâu hơn.

Thay nước thường xuyên

Để bảo quản hoa lay ơn được lâu, việc thay nước đều đặn là rất quan trọng. Bạn nên thay nước cho hoa hàng ngày vào buổi sáng hoặc tối, và tốt nhất là đặt hoa ra ngoài sân để hút sương tự nhiên.

Đồng thời, cắt bớt cành hoa mỗi khi thay nước để giúp hoa hút nước tốt hơn và tránh tình trạng khô héo. Nếu có bất kỳ bông hoa nào héo, hãy lấy ra ngay để không ảnh hưởng đến những bông hoa khác và gây mùi khó chịu trong nhà.

Chọn chỗ để hoa thích hợp

Bạn cũng cần chú ý đến việc đặt bình hoa có không gian thoáng đãng hay không, đồng thời tránh đặt quạt gần bình hoa vì có thể làm cho hoa mất nước.

Ngoài ra, những nơi có nhiệt độ cao như tivi, tủ lạnh, các thiết bị điện khác hoặc khu vực nhận trực tiếp ánh nắng mặt trời cũng không phù hợp để chưng hoa.

Chọn chỗ để hoa thích hợp

Cách bảo quản nụ hoa tam thất tươi và khô không bị mốc

Nụ hoa tam thất là một vị thuốc quý được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Nụ hoa tam thất có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ khí huyết, hỗ trợ điều trị ung thư,… Tuy nhiên, nụ hoa tam thất cũng khá khó bảo quản nếu không được đúng cách.

Dưới đây là một số cách bảo quản nụ hoa tam thất tươi và khô.

Cách bảo quản nụ hoa tam thất

Đối với hoa tam thất tươi

Để bảo quản tốt thì chúng ta cần phải làm sạch, cho vào túi, buộc kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Hoặc hút chân không và bảo quản trong ngăn đông, thì bạn có thể để được lâu hơn.

Cách bảo quản nụ hoa tam thất tươi

Đối với hoa tam thất khô

Đối với nụ hoa tam thất khô, bạn nên sàng lọc và loại bỏ những hoa khô bị héo úa hoặc màu đen. Sau đó, hút chân không hoặc để trong túi nilon chuyên dụng, lọ thủy tinh đậy kín nắp và bảo quản ở nhiệt độ thường, để ở nơi khô thoáng, tránh nơi ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Làm được như vậy thì thời gian bảo quản được rất lâu.

Cách bảo quản nụ hoa tam thất khô

Tìm hiểu thêm

Nụ hoa tam thất để được bao lâu?

Đối với nụ hoa tam thất tươi thì chỉ để được tối đa 1 tuần kể từ ngày thu hoạch, còn nụ hoa tam thất khô sử dụng trong vòng 6 tháng.

Cách xử lý tam thất bị nấm mốc

Khi phát hiện tam thất bị nấm mốc, bạn có thể xử lý bằng một số phương pháp sau:

  • Hấp cách thủy tầm khoảng từ 3 – 5 phút, sau đó cho vào chảo bật lửa và đảo đều. Hấp tam thất cho đến khi mốc trên tam thất biến mất và có mùi thơm thì dừng lại.
  • Đối với củ tam thất, bạn có thể rửa sạch bằng nước sau đó phơi khô để sử dụng. Tuy nhiên, việc rửa sạch chỉ giúp giải quyết phần bên ngoài của củ tam thất, còn phần độc tố bên trong vẫn có thể gây ngộ độc hoặc nguy hiểm.

Lưu ý khi sử dụng

  • Người có tiền sử huyết áp thấp không nên dùng.
  • Không dùng nụ hoa tam thất cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Phụ nữ bị rong kinh không nên sử dụng bởi nụ hoa tam thất có thể khiến kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn.
  • Người có tiền sử bị dị ứng với hoa tam thất, sau khi dùng nếu bị đau bụng, đi ngoài thì dừng lại ngay.

Bảo quản các loại hoa ngày Tết: Tuyết mai, vạn thọ, thanh liễu…

Việc mua hoa về cắm hoa ngày Tết là một nét đẹp truyền thống của người Việt Nam từ bao đời nay. Hoa mang đến cho không gian nhà cửa sự rực rỡ, tươi thắm và tràn đầy sức sống, góp phần tạo nên một cái Tết sung túc, an khang và thịnh vượng.

Tuy nhiên, mỗi loài hoa sẽ có những đặc trưng và cách bảo quản riêng. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bảo quản một số loài hoa thường được sử dụng cho ngày Tết như hoa tuyết mai, vạn thọ, thanh liễu, nụ tầm xuân,… được tươi lâu hơn.

Cách bảo quản hoa tươi lâu ngày Tết

Chọn hoa tươi

Để giữ hoa tươi lâu tàn, bạn nên chọn mua hoa còn tươi nguyên, mới cắt, nếu có thể, nên mua cành hoa còn nguyên gốc. Lựa mua hoa còn nguyên những cánh sương, cánh đài bên ngoài, chạm vào cánh hoa cảm thấy cứng và tươi.

Nếu chọn mua hoa cả bó thì nên bỏ ra những bông đã héo úa để tránh làm ảnh hưởng đến những bông khác.

Không nên mua những hoa mà bên ngoài đã bị bóc mất cánh sương, cánh hoa hơi mềm vì đó là hoa đã để lâu nên dễ bị dập nát, nhanh héo.

Rửa sạch lọ

Cách để hoa luôn tươi trong những ngày Tết đó là cọ rửa bình cắm hoa thật sạch; luôn thay nước mới cho hoa để loại bỏ những phần cánh lá, hoa rụng… tạo nên mùi khó chịu cho căn phòng.

Rửa sạch lọ

Cắt tỉa cành hoa

Để giữ hoa tươi lâu, khi cắm hoa bạn nên dùng dao cắt chéo gốc của cành hoa khoảng 45 độ. Điều này sẽ khiến hoa hút nước được tốt hơn.

Lưu ý: Phải dùng dao, kéo sắc chỉ nên cắt 1 nhát để làm thân cành không bị tổn thương

Nếu cành quá nhiều lá, bạn nên bỏ bớt, bởi nếu nhiều lá sẽ khiến cành hoa bị mau thoát hơi nước. Ngoài ra, lá ngâm trong nước rất nhanh thối, hình thành vi khuẩn khiến hoa mau tàn.

Cắt tỉa cành hoa

Thêm dưỡng hoa

Cho rượu vào bình hoa

Cho vài giọt rượu nhỏ vào bình cắm hoa để giết chết vi khuẩn khiến những bông hoa bị thối và giúp hoa tươi lâu hơn.

Hoặc có thể sử dụng hỗn hợp 2 thìa giấm táo kết hợp với 2 thìa đường rồi cho vào bình cắm hoa, đường giúp hoa phát triển, nuôi dưỡng hoa và làm hoa tươi lâu hơn.

Cho rượu vào bình hoa

Dùng chanh 

Dùng nước chanh là mẹo để cắm hoa tươi đón Tết không lo héo. Bởi nước chanh làm tăng nồng độ axit trong nước, giúp hoa lâu tàn.

Dùng Vitamin B1

Vitamin B1 giúp các cành hoa hút nước nhanh hơn, bạn có thể nghiền nát viên vitamin B1 và hòa vào nước cắm hoa. Cách này hiện chỉ có hiệu quả rõ rệt với các loài hoa thân cứng như hoa hồng, hoa cẩm tú cầu,…

Mẹo vặt giữ hoa tươi, lâu tàn suốt Tết

Thuốc Aspirin

Aspirin có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Để giữ hoa lâu héo, bạn hãy nghiền nát 1 viên aspirin và hòa cùng nước cắm hoa, nhớ thay nước mỗi ngày để hoa tươi lâu nhé.

Thay nước cắm hoa

Bạn nên thay nước cho bình hoa thường xuyên, ít nhất mỗi ngày 1 lần vào buổi chiều hoặc ngày 2 lần vào sáng và chiều. Khi thay nước nên chú ý, tránh làm dập nát cánh hoa, cắt bỏ một đoạn gốc cắm trong nước.

Khi phát hiện hoa có dấu hiệu héo, tàn thì bạn có thể pha vừa ấm và ngâm cành hoa vài phút sẽ giúp hoa ‘hồi sinh’ và tươi lâu hơn.

Lưu ý, mỗi khi thay nước, hãy cắt bớt cánh, cành hoa để hoa hút nước tốt hơn. Nếu bình hoa có hoa héo, hãy bỏ ra ngoài để không ảnh hưởng đến những bông hoa khác.

Đặt hoa ở vị trí thoáng mát

Đặt lọ hoa ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng. Nên tránh đặt hoa gần những đồ vật như tivi, thiết bị điện, những vật đang nóng hay lạnh.

Cách bảo quản cho từng loại hoa ngày Tết

Hoa tuyết mai

  • Là loại hoa thân gỗ, rất khó hút nước. Chính vì thế, trước khi cắm bạn nên cắt vát chéo gốc hoa khoảng 45 độ, đồng thời chẻ gốc làm đôi hoặc làm tư (tuỳ cành to nhỏ) để hoa hút nước dễ dàng hơn. Sau đó, đốt gốc hoa để hạn chế vi khuẩn sinh sôi làm thối cành.
  • Cho nước vào bình cắm hoa rồi cho thuốc dưỡng hoa hoặc vài viên vitamin B1 hoặc nghiền nát aspirin rồi thả vào bình.
  • Cắm lần lượt các cành tuyết mai vào bình. Nên cắm đan xen các cành thẳng và cành cong. Cầm cành hoa quay 360 độ xem mặt nào là mặt phải thì quay đằng phải ra ngoài. Cắm cành cong ở ngoài tạo dáng, cành bớt cong ở giữa sao cho bình hoa vừa tạo được độ hài hòa vừa thấy được độ mềm mại nhất.
  • Sau khi cắm xong, bạn đặt bình hoa ở vị trí thoáng mát, đủ ánh sáng, tránh xa nguồn nhiệt. Cứ 2 ngày bạn nên thay nước cho hoa 1 lần, đồng thời phun sương lên cành hoa để hoa được tươi lâu hơn.

cách bảo quản hoa tuyết mai

Hoa vạn thọ

Bước 1: Cắt xốp, ngâm nước 1 giờ cho xốp ngấm nước và đặt lên bình hoa.

Bước 2:

  • Cắm theo thứ tự từ sau ra trước, từ cao xuống thấp, để đảm bảo tính cân đối, đối xứng giúp bình hoa của bạn bắt mắt hơn
  • Cắm lên khối xốp ở góc phía sau một cành cúc thẳng đứng

Bước 3: Sau khi đã định hình được khuôn dáng cho bình hoa. Sao cho chiều cao của chúng thấp hơn 4 bông hoa gốc và chiều cao giảm dần từ sao ra phía trước.

Nụ tầm xuân

Khác với nhiều loại hoa khác, nụ tầm xuân có thể được bảo quản lâu, từ 1 đến 2 năm nếu bạn biết cách. Đây cũng là lý do tại sao nhiều người ưa chuộng và chọn hoa này để trang trí trong dịp Tết.

  • Để nụ tầm xuân sống lâu, khi mua về, hãy mở giữa cành để tránh tình trạng nụ hoa bị bí nước, rụng và phai màu. Hãy phân loại từng màu sắc để tránh trộn lẫn màu khi cắm chung.
  • Không nên đặt nụ tầm xuân trong nước, hãy sử dụng mút khô hoặc cát.
  • Khi trưng bày, hãy để nụ tầm xuân ở xa nguồn nước để tránh phai màu. Tốt nhất là đặt nó ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.

cách bảo quản hoa nụ tầm xuân

Hoa đào

Chọn mua cành đào đẹp đã khó và giữ nó tươi lâu lại càng khó hơn, nếu muốn giữ cây hoặc cành đào tươi lâu trong dịp Tết bạn nên làm những việc sau:

Đối với cây đào: Bạn nên tưới nước thường xuyên nhưng không tưới quá nhiều, quá ẩm gốc vì cây đào ưa khô, phải đặt cây ở nơi thoáng và giữ cây sạch sẽ.

Đối với cành đào

  • Rửa thật sạch lọ và dùng nước sạch để cắm hoa.
  • Thay nước sau 2 – 3 ngày và rửa sạch phần đào cắm vào nước.
  • Bạn có thể vài viên Vitamin B1 vào nước để hoa đào tươi lâu hơn.
  • Đặt cành đào nơi thoáng mát, ít gió, ít ánh nắng.

Hoa huệ

Để hoa huệ được nở đẹp và tươi lâu hơn thì bạn nên cho vào bình hoa một chút đường cát trắng hoặc chanh tươi. Việc làm này sẽ giúp bạn bảo vệ phần gốc và tránh cho gốc bị thối. Bên cạnh đó đừng nên sử dụng những cành hoa đã bị dập và đã bị chạm vào nước.

Hoa thanh liễu

  • Bước 1: Bạn rửa sạch bình và để thật khô trước khi cắm hoa.
  • Bước 2: Tỉa sạch lá ở phần dưới của cành hoa và cắt cành hoa một góc 45o để hoa có thể hút được nhiều nước nhất có thể, giúp hoa luôn tươi, tràn đầy sức sống.
  • Bước 3: Cắm hoa bằng nước ấm ở nhiệt độ khoảng 40 – 42oC.

cách bảo quản hoa thanh liễu tươi lâu

Một số lưu ý

  • Khi mới mua hoa về, bạn cần ngâm hoa vào trong nước ngay để giữ được độ tươi của hoa, nếu để ở ngoài càng lâu thì hoa càng nhanh héo
  • Hoa chỉ có thể hấp thụ nước từ thân cây, nên không đổ nước đầy bình đến vành, hoa
  • Không cắm quá nhiều hoa trong bình vì khi đó sẽ không có đủ oxy cho những cánh hoa thở.

Cách bảo quản hoa bi (hoa baby) bền và đẹp | Bi trắng, hồng,..

Hoa bi trắng (còn gọi là hoa baby) là loại hoa đẹp với màu trắng tinh khôi, thường được sử dụng để trang trí nhà cửa, làm quà tặng hoặc bó hoa cưới. Tuy nhiên, hoa bi trắng cũng có thời gian nở khá ngắn và dễ bị héo úa nếu không được bảo quản đúng cách. Dưới đây là một số cách giữ hoa bi trắng được lâu hơn.

Cách bảo quản hoa baby tươi

Dùng màng bọc thực phẩm

Muốn bó hoa tươi lâu thì trước hết bạn phải mua hoa cẩn thận ngay từ đầu. Chọn bó hoa vừa hé cánh từ 70% đến 80% khi nụ chưa nở hết. Khi đó sau khi mang hoa về, nụ sẽ nở dần trong khoảng 2 đến 3 ngày. Tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng, nhiệt độ môi trường và lượng nước, hoa sẽ tươi lâu hơn.

Tiếp theo, rửa sạch và lau khô nước trong lọ trước khi cắm hoa. Bạn nên cắt tỉa những cành có dấu hiệu héo úa. Việc này cũng giúp hoa hút nước hiệu quả hơn. Để hoa tươi lâu, thơm lâu và tránh ẩm mốc, bạn nên đặt bình hoa ở nơi thoáng mát, trong lành. Sau khi cắm xong vài ngày, nên cho hoa “tắm nắng” khoảng 10 phút. Dùng màng bọc thực phẩm phủ lên hoa từ 2-3 ngày để lưu lại hương thơm lâu nhất.

Sử dụng hóa chất

Chế phẩm TOG 3: Đặc biệt dành riêng để xử lý hoa Baby, giúp hoa hút chế phẩm nhanh và trữ nước để tươi lâu, ngăn đen gốc chỗ vết cắt hoa. Tỷ lệ pha 0.15%.

cách bảo quản hoa bi trắng

Dung dịch bảo quản hoa Chế phẩm TOG 75: Ức chế Ethylene cả bên trong và bên ngoài, tỷ lệ pha 0.15%.

Cách bảo quản hoa bi trắng khô

Với những điều kiện môi trường khác nhau thì sẽ có những cách bảo quản hoa baby khác nhau. Tốt nhất để hoa baby khô ở những nơi khô ráo, thoáng mát tránh những nơi ẩm ướt và tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.=.

Nếu kịp thời phát hiện hoa baby khô ra nước thì chớ đừng vội vất đi tránh lãng phí. Trường hợp hoa bị ra nước ta có thể đem ra phơi khoảng tầm 15-20 phút. Lưu ý không phơi quá lâu sẽ làm phai màu của hoa sẽ làm hoa mất đi màu đẹp tự nhiên vốn có. Trong trường hợp không có nắng bạn có thể sử dụng máy sấy sấy khô hoa lại là ta có thể tiếp tục sử dụng.

Còn nếu hoa bị mốc thì bạn cũng chớ đừng vội lo lắng. Trong trường hợp bị mốc ít ta có thể đem  ra phơi nắng 1 lúc rồi ta tiến hành cắt bỏ các cành bị mốc ra rồi ta tiếp tục sử dụng. Đối vớ trường hợp bị mốc nặng thì bạn có thể sử dụng nước cồn để lau khô phần bị mốc, sau đó đem ra nắng phơi khô khoảng 15-20 phút rồi cắt tỉa những phần không sử dụng lại được.

Cách bảo quản hoa sao khô được lâu, bền | Đủ màu tím, trắng,…

Hoa sao khô gồm 2 dòng chính yếu là sao tím và sao trắng, đây là 1 cái hoa thân nhỏ, dáng mỏng manh, thường mọc thành những bụi cây lớn. Hoa sao khô được phần nhiều người ưa thích bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh khôi, tạo cảm giác thanh thoát cho người ngắm.

Cách bảo quản hoa sao khô

Tránh ánh nắng mặt trời 

Do quá trình bảo quản tự nhiên, hoa sao khô có xu hướng tàn lụi và thay đổi theo thời gian. Nếu bạn muốn giữ hoa nguyên vẹn trong một thời gian dài, hãy đảm bảo giữ chúng trong nhà và tránh ánh nắng trực tiếp. Điều này sẽ giúp duy trì màu sắc của hoa lâu nhất có thể.

Bạn cũng phải tránh đặt chúng trực tiếp dưới các khu vực có ánh sáng chói vì điều này sẽ đẩy nhanh quá trình mờ dần. Nó thậm chí có thể làm cho hoa giòn và chúng sẽ bị nát.

Tránh nước

Không giống như hoa tươi, hoa sao khô không cần nước. Nếu hoa khô bị ẩm hoặc ướt, chúng sẽ có khả năng bị nấm mốc.

Vì vậy, hãy cẩn thận hơn để giữ cho đồ trang trí hoa khô của bạn tránh xa nước. Không đặt chúng trong môi trường có nhiều độ ẩm hoặc có thể bị ẩm. Ví dụ, nhà vệ sinh hoặc phòng tắm không phải là nơi lý tưởng để đặt hoa khô.

Cần đặt ở nơi khô ráo và tránh xa môi trường ẩm ướt. Những nơi tốt nhất sẽ là phòng ăn, khu vực tiếp khách, phòng ngủ hoặc phòng làm việc. Những khu vực này trong nhà bạn có thể tận dụng làm nơi trưng bày hoa khô.

Hạn chế chạm vào cánh hoa

Hoa sao khô là vật trang trí đẹp mắt và mang lại cảm giác mộc mạc, ấm cúng cho không gian. Tuy nhiên, do là vật liệu đã qua xử lý, hoa khô dễ bị hư hỏng nếu không được bảo quản đúng cách. Việc hạn chế chạm vào cánh hoa khô là một trong những bước quan trọng để giữ cho hoa được bền đẹp lâu dài.

  • Cánh hoa khô rất mỏng manh và dễ vỡ: Khi chạm vào, tay của chúng ta có thể vô tình làm gãy hoặc dập nát cánh hoa, khiến hoa mất đi vẻ đẹp nguyên vẹn.
  • Dầu tự nhiên trên da tay có thể làm hỏng cánh hoa: Dầu tự nhiên trên da tay có thể làm bẩn cánh hoa khô, khiến hoa trở nên xỉn màu và mất đi độ bóng tự nhiên.
  • Vi khuẩn và bụi bẩn trên tay có thể bám vào cánh hoa: Vi khuẩn và bụi bẩn trên tay có thể bám vào cánh hoa khô, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, làm hỏng hoa.

Hoa sao khô để được bao lâu?

Hoa sao khô, có thể để được từ 2 đến 3 năm nếu được bảo quản đúng cách. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố như:

  • Cách làm hoa sao khô: Hoa sao khô làm bằng phương pháp phơi nắng thường có độ bền cao hơn so với hoa sao khô làm bằng phương pháp sấy.
  • Cách bảo quản: Hoa sao khô cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm cao.
  • Chất lượng hoa: Hoa sao khô làm từ những bông hoa tươi đẹp, khỏe mạnh sẽ có độ bền cao hơn.

Một số lưu ý

  • Bảo quản hoa sao khô trong hộp kín, túi vải hoặc lọ thủy tinh.
  • Lót đáy hộp hoặc lọ bằng giấy hoặc vải mềm để hút ẩm dư thừa.
  • Tránh bảo quản hoa sao khô trong túi nilon.
  • Sử dụng găng tay khi cầm hoa sao khô để tránh làm bẩn hoa.
  • Vệ sinh hoa sao khô thường xuyên bằng khăn mềm để loại bỏ bụi bẩn bám trên hoa khô
  • Kiểm tra hoa sao khô thường xuyên để phát hiện những dấu hiệu hư hỏng như nấm mốc, đổi màu hoặc gãy nát.
  • Loại bỏ những bông hoa sao khô bị hư hỏng để tránh ảnh hưởng đến những bông hoa khác.

Cách bảo quản hoa Tulip đẹp, giữ tươi được lâu

Hoa Tulip là loại hoa đẹp với nhiều màu sắc rực rỡ, thường được sử dụng để trang trí nhà cửa hoặc làm quà tặng. Tuy nhiên, hoa Tulip có thời gian nở khá ngắn và dễ bị héo úa nếu không được chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số cách giữ hoa Tulip tươi lâu hơn.

Cách bảo quản hoa Tulip cắt cành

Trước khi cắm

Chọn hoa

Nên chọn những bông hoa Tulip còn búp, chưa nở hoàn toàn, thân cây cứng cáp và lá xanh tươi. Tránh chọn những bông hoa đã nở quá nhiều, cánh hoa mềm nhũn hoặc lá úa vàng.

Cắt cành

Trước khi cắm hoa Tulip vào bình, hãy đảm bảo cắt cành theo một góc. Điều này sẽ giúp hoa Tulip hút được nhiều nước hơn và tươi lâu hơn.

Việc cắt theo góc cạnh cũng sẽ khiến hoa Tulip không nằm phẳng trên đáy bình, điều này có thể khiến nước không thấm vào đáy thân và khiến hoa Tulip bị héo.

Dùng kéo hoặc dao sắc để cắt khoảng 2- 3cm và chéo khoảng 45 độ mỗi thân cây. Vết cắt mới sẽ tạo ra diện tích bề mặt lớn hơn để hoa Tulip uống nước, giữ cho chúng đủ nước và tươi.

cách bảo quản hoa tulip

Loại bỏ lá úa

Loại bỏ những lá úa nằm dưới mực nước trong bình để tránh lá úa làm bẩn nước và sinh ra vi khuẩn.

cách bảo quản hoa tulip

Ngâm nước

Ngâm cành hoa Tulip trong nước ấm khoảng 30 phút trước khi cắm. Việc ngâm nước giúp hoa hút nước và nở đẹp hơn.

Cắm hoa

Chọn bình cắm hoa

Chọn một chiếc bình cao hơn hoa Tulip, vì điều này sẽ giúp giữ chúng thẳng đứng và ngăn cánh hoa bị rũ xuống. Một chiếc bình cao sẽ cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho thân cây. Điều này cũng sẽ đảm bảo hoa Tulip không bị nước đè lên khiến hoa bị héo và mất đi vẻ đẹp.

Tốt nhất nên chọn bình có miệng hẹp. Điều này sẽ giúp thân cây không bị xòe ra và bị rối, có thể khiến hoa Tulip mất hình dạng.

Đổ nước vào bình

Đổ nước sạch vào bình, nước ngập khoảng 2/3 thân cây. Nên sử dụng nước lọc hoặc nước giếng, tránh sử dụng nước máy vì có thể chứa nhiều hóa chất.

Cắm hoa vào lọ

Sắp xếp sao cho những bông hoa tách rời nhau một chút, không để hoa này dựa trên hoa kia. Khoảng cách nhỏ giữa các bông hoa sẽ ngăn ngừa chúng đè lên nhau khiến cánh hoa bị rụng sớm và rút ngắn tuổi thọ của hoa.

cách bảo quản hoa tulip

Thêm dưỡng hoa

Có thể thêm một ít dưỡng hoa vào nước để giúp hoa tươi lâu hơn. Dưỡng hoa có thể mua sẵn tại các cửa hàng bán hoa hoặc tự làm bằng cách pha loãng aspirin, đường hoặc chanh vào nước.

Đặt bình hoa ở nơi thích hợp

Đặt bình hoa ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và gió lùa. Nên thay nước cho hoa mỗi ngày và cắt bớt cành hoa khoảng 1-2 cm mỗi ngày để hoa hút nước tốt hơn.

Lưu ý

  • Chọn bình hoa cao ít nhất bằng nửa chiều dài cành hoa Tulip. Những cành hoa phải dựa vào bình mà không bị ngả ra ngoài. Nếu bình hoa quá thấp, những bông hoa sẽ ngả ra. Một số người thích kiểu cắm hoa này, nhưng hoa có thể sẽ bị tàn nhanh hơn.
  • Hoa nên được đặt ở nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Nhiệt độ tốt nhất cho hoa Tulip là từ 15 – 20 độ C.
  • Tránh đặt gần các loại hoa khác: Hoa nên được đặt riêng rẽ, tránh gần các loài hoa khác như hoa hồng, hoa cúc,…vì chúng có thể tiết ra khí ethylene gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của chúng.
  • Nếu bạn mua hoa nhưng chưa sử dụng ngay, hãy gói hoa trong giấy báo và đặt nằm ngang trong ngăn mát tủ lạnh

Cách giữ hoa Tulip tươi lâu trong chậu

Đất

Hoa Tulip thích loại đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Bạn có thể sử dụng đất sạch hữu cơ Bio Pro của Dalat Hasfarm. Đây là loại đất hữu cơ giàu dinh dưỡng, chứa hàng trăm loại vi sinh có lợi và khoáng chất đa, trung, vi lượng giúp hoa có thể phát triển toàn diện.

Tưới nước

Tulip chỉ cần một độ ẩm vừa đủ, nghĩa là bạn nên tưới từ 2-3 lần/tuần. Bất cứ khi nào có cảm giác khô khi chạm vào phần đất trong chậu, bạn nên tưới cho cây. Tưới cho đến khi thấy nước rỉ ra đáy chậu. Sau 30 phút, bạn nên đổ nước thừa trong chiếc đĩa lót phía dưới chậu. Đất quá ẩm ướt có thể làm cho cây bị nhiễm nấm và các loại bệnh khác, gây thối rễ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện phương pháp tưới dĩa để duy trì độ ẩm cho cây hàng ngày và tránh tưới nước trực tiếp lên mặt bông.

Ánh sáng và vị trí đặt hoa

Tulip ưa ánh sáng nhẹ, vì vậy nên đặt chúng ở những vị trí có ánh sáng tự nhiên nhưng tránh ánh nắng mạnh và trực tiếp, nhất là vào buổi trưa. Tuy nhiên, ở những ở những khu vực có bóng râm quá nhiều cũng không thích hợp, vì sẽ khiến cây bị thiếu nắng, yếu hoặc bị gục.Vị trí thích hợp nhất để đặt chậu hoa Tulip là bên cạnh cửa sổ. Nơi cây có thể nhận được ánh sáng vừa đủ nhẹ, không quá gắt.

Cách giữ hoa Tulip tươi lâu trong chậu

Nhiệt độ

Nhiệt độ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chăm sóc hoa Tulip. Đối với Tulip, nhiệt độ thích hợp nằm trong khoảng từ 15 – 25 độ C. Bạn cũng cần lưu ý không nên đặt chậu hoa gần nguồn nhiệt như bếp, lò sưởi hoặc luồng gió của quạt máy và điều hòa. Nếu đặt trong phòng có máy điều hòa thì chế tránh tắt/bật thường xuyên vì như vậy hoa dễ bị shock nhiệt.

Tưới vào chậu 2-3 lần/tuần và giữ đất vừa đủ ẩm. Nếu nhiệt độ môi trường xung quanh quá cao và làm Tulip có dấu hiệu bị gục, bạn có thể đặt vài viên nước đá dưới gốc. Đá lạnh sẽ giúp làm mát cho Tulip, vừa có tác dụng tưới nước cho cây vừa giữ cho Tulip được tươi lâu hơn.

4 Cách bảo quản chuối tiêu chín được lâu | Chuối tiêu lùn/cao

Chuối tiêu là loại trái cây thơm ngon và bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, chuối có thời gian bảo quản ngắn và dễ bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách. Dưới đây là một số cách bảo quản chuối tiêu hiệu quả.

Bảo quản chuối tiêu bằng hóa chất

Nghiên cứu biện pháp xử lý hạn chế thối hỏng của chuối tiêu sử dụng một số chất diệt nấm và tinh dầu (Thiabendazol, imazalin…)

Quả chuối được thu hái ở độ chín thích hợp. Các mẫu chuối sau đó được pha nải, xử lý vết cắt cuống bằng dung dịch phèn chua 1%, sau đó xử lý thối hỏng, rồi đóng trong thùng carton có lót túi LDPE bảo quản ở nhiệt độ 130 C.

  • CT1: Không xử lý thối hỏng
  • CT2: Xử lý bằng dung dịch Thiabendazol 0,01% trong thời gian 2 phút
  • CT3: Xử lý bằng dung dịch imazalin 0,01% trong thời gian 2 phút
  • CT5: Xử lý bằng dung dịch azosystrobin 0,01% trong thời gian 2 phút.

Xông tinh dầu quế

Dùng bếp điện từ đun cách thủy tinh dầu quế trong thời gian 30 phút. Bếp được đặt ở vị trí chính giữa, xung quanh là các giàn xếp các rổ chuối. Dùng bạt quây kín, dựng thành khối có thể tích nhất định tạo thành buồng xông.

Chỉ tiêu theo dõi: Màu sắc vỏ quả, độ cứng, tỷ lệ thối hỏng, hao hụt khối lượng tự nhiên, cường độ hô hấp, hàm lượng chất khô hòa tan tổng số, hàm lượng tinh bột, vi sinh vật hiếu khí tổng số.

cách bảo quản chuối tiêu lùn chín

Bảo quản bằng kho lạnh

Bảo quản lạnh là cách tốt nhất để hạn chế các hư hỏng sinh lý và bệnh lý trên hoa cắt. Nhiệt độ thấp làm giảm hô hấp và các hoạt động trao đổi chất khác, giảm thoát hơi nước, giảm sự sản sinh cũng như tác động của Ethylen và giảm sinh trưởng của nấm, khuẩn. Nải chuối được rửa trong bể nước có phèn chua, hong khô rồi xếp vào thùng.

Sau thu hoạch chuối được bảo quản ở nhiệt độ 18oC. Bảo quản ở độ ẩm tương đối khoảng 70% – 85%. Dung tích kho 200 m3 (số lượng kho tùy vào quy mô sản xuất). Có thể tách chuối ra từng nải theo khối lượng quy định rồi đựng trong túi ni-lông có đục lỗ 3-5% diện tích và cho vào thùng carton. Mỗi thùng chỉ nên chứa khoảng 15 – 25 kg chuối. Hoặc để nguyên buồng

cách bảo quản chuối tiêu

Chiếu xạ

Người ta sử dụng tia bức xạ gamma của chất phóng xạ Cobalt 60 hoặc của chất Césium 137 để chiếu vào thực phẩm nhằm diệt vi trùng (thịt), vi sinh vật, sâu bọ, côn trùng và ký sinh trùng , làm chậm lại sự phát triển, làm chậm chín cũng như ngăn chặn sự nẩy mầm. Phóng xạ tác động thẳng vào phần DNA tức là phần quyết định tính chất di truyền, làm tế bào không thể phân cắt được.

Điều gì ảnh hưởng khả năng bảo quản của rau xanh?

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến một số vấn đề về những nguyên lý bảo quản rau, các quá trình xảy ra trong bảo quản, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bảo quản rau xanh

Nguyên lý bảo quản rau

Trong rau hàm lượng nước chiếm 85% đến 95%, chỉ có từ 5% đến 15% là chất khô, nên rau là đối tượng rất dễ bị hỏng, dập nát khi thu hái, vận chuyển và bảo quản. Trong chất khô lượng cacbon rất cao (trong dưa chuột cacbon chiếm 74% đến 75%). Gluxit chủ yếu có ở rau các loại đường đơn và đây là giá trị dinh dưỡng cao nhất trong rau.

Chính thành phần dinh dưỡng khá cao của các loại rau làm tăng giá trị của nó nhưng cũng là môi trường hấp dẫn cho các loại vi sinh vật và sâu bọ, côn trùng phát triển, nên phải có biện pháp tổng hợp kết hợp giữa các khâu trước thu hoạch và sau thu hoạch, thu hái, vận chuyển và phân phối lưu thông để giảm tổn thất, nâng cao chất lượng và tăng thêm thu nhập cho người sản xuất.

Để đảm bảo kỹ thuật bảo quản tốt phải có loại giống cây trồng thích hợp. Lựa chọn được loại giống tốt không những cho năng suất cao chống được sự khắc nghiệt của khí hậu, của sâu bệnh côn trùng mà còn cho đặc tính bảo quản tốt.

Ngoài ra chế độ canh tác, chăm bón, tưới nước, tỷ lệ phân bón hợp lý, vận chuyển cũng là những điều kiện để tạo ra những sản phẩm có tính chất bảo quản tốt.

Biến đổi về vật lý, sinh lý và sinh hóa

Trong quá trình bảo quản rau xanh, có xảy ra những biến đổi về vật lý, sinh lý và sinh hóa. Các biến đổi này liên quan chặt chẽ với nhau và phụ thuộc vào tính chất tự nhiên của rau tươi: giống, loại, điều kiện gieo trồng, chăm sóc, độ già chín khi thu hái, vận chuyển và những yếu tố kỹ thuật trong quá trình bảo quản. 

Những tổn thương cơ giới

Là những tổn thương trong quá trình thu hái, vận chuyển và độ già chín. Rau bị dập nát, gãy nát, không những gây méo mó xấu xí bẻ ngoài mà còn làm tàng sự mất nước, tạo điều kiện cho lây nhiễm bệnh, kích thích quá trình hô hấp và tổng hợp ethylene. Những loại rau này không thể bảo quản được vì chúng bị thối hỏng chỉ sau vài giờ.

Nên giảm đến mức tối thiểu những tổn thương cơ giới là một trong những con đường kéo dài tuổi thọ và chất lượng của rau, đồng thời nâng cao sản lượng chế biến và bảo quản.

Các quá trình vật lý

Sự bay hơi nước

Sự bay hơi nước tùy thuộc vào độ háo nước của hệ keo trong tế bào, trạng thái của mô bao che, đặc điểm và mức độ dập cơ học, độ ẩm, nhiệt độ của môi trường xung quanh, tốc độ chuyển động của không khí, cách bao gói, thời hạn và phương pháp bảo quản… Trong đó độ ẩm của môi trường bảo quản là quan trọng nhất.

Lượng nước mất đi trong quá trình bảo quản rau còn tùy thuộc vào từng loại rau, độ già chín thu hái: độ ẩm giảm, nhiệt độ tăng đều làm tăng cường sự mất nước. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng lượng nước mất nhiều hay ít phụ thuộc vào bao bì đóng gói chứ không phụ thuộc vào nhiệt độ bảo quản. 

Tốc độ bay hơi nước trong quá trình bảo quản khác nhau: giai đoạn đầu (ngay sau khi thu hái) mất nước mạnh, giai đoạn giữa giảm đi và cuối cùng khi rau bắt đầu hư hỏng lại tăng lên.

Sự mất nước không chỉ làm giâm khối lượng tự nhiên mà còn làm ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của sản phẩm, đến trạng thái và giá trị dinh dưỡng của rau.

Những loại rau thu hái chưa đến độ thu hoạch tốc độ bay hơi nước mạnh bởi vì các phần tử keo trong chất nguyên sinh và trong không bào có khả năng giữ nước yếu dễ bị mất nước, héo. 

Trong thực tế để ngăn chặn sự mất nước một cách triệt để, có thể áp dụng đồng thời các biện pháp xử lý như: hạ thấp nhiệt độ, tăng độ ẩm, giảm tốc độ chuyển động của không khí trong kho, điều chỉnh thành phần khí bảo quản v.v…

Sự giảm khối lượng tự nhiên

Sự giảm khối lượng của rau do bay hơi nước (75% đến 85%) và tiêu tốn các chất hữu cơ trong khi hô hấp (15 đến 25%) gọi là sự giảm khối lượng tự nhiên.

Trong bất kỳ điều kiện tồn trữ nào cũng không tránh khỏi việc làm giảm khối lượng tự nhiên. Tuy nhiên, khi tạo được điều kiện bảo quản tối ưu thì có thể giảm tới mức tối thiểu sự hao hụt trọng lượng.

Khối lượng rau giảm đi trong thời gian bảo quản phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, loại, vùng khí hậu, cách thức chăm sóc, phương pháp và điều kiện bảo quản, mức độ nguyên vẹn cũng như độ chín thu hái.

Sự sinh nhiệt

Tất cả lượng nhiệt sinh ra trong quá trình bảo quản rau là do hô hấp, 2/3 lượng nhiệt thải ra môi trường xung quanh, còn 1/3 được dùng vào các quá trình trao đổi chất  bên trong tế bào, quá trình bay hơi và một phần dự trữ ở dạng năng lượng hóa học “vạn năng”.

Sự sinh nhiệt là một yếu tố bất lợi trong quá trình bảo quản. Ngay nhiệt độ bảo quản tối ưu, gần o°c, nhiệt độ khối rau vần có thể tăng lên (1 đến 2°c trong 1 ngày đêm). Sự sinh nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng cao sự sinh nhiệt càng lớn.

Nhiệt độ tàng, kích thích rau hô hấp mạnh, hoạt động sinh lý tăng lên, độ ẩm tăng. Đó là điều kiện thích hợp cho vi sinh vật phát triển và làm rau hỏng một cách nhanh chóng.

Vì vậy, trong quá trình bảo quản rau quả phải không chế điều kiện bảo quản tối ưu để sự sinh nhiệt là ít nhất.

Các quá trình sinh lý, sinh hóa

Hô hấp

Hô hấp là một quá trình sinh lý được duy trì từ đầu đến cuối quá trình công nghệ sau thu hoạch. Trong quá trình đó, các chất hữu cơ dự trữ được phân giải đến co2, rượu, nước và giải phóng năng lượng.

Cường độ hô hấp phụ thuộc vào giống loại rau, độ già chín, mức độ nguyên vẹn, điều kiện bảo quản, ánh sáng, thông gió và thời gian bảo quản.

Có hai loại hô hấp: yếm khí và hiếu khí. Hô hấp yếm khí được coi là hiện tượng bệnh lý không đặc trưng cho rau tươi.

Hô hấp làm tăng cường hoạt động sinh lý của rau, giảm chất lượng và trọng lượng rau tươi, cần có các điều kiện tối ưu khi bảo quản như: bảo quản lạnh, bao gói thích hợp, điều chỉnh thành phần không khí .V.V.. để giảm cường độ hô hấp của rau.

Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến cường độ hô hấp. Nhiệt độ càng cao cường độ hô hấp càng lớn.

Sự tạo thành ethylene

Ethylene là một hormone của sự chín, làm cho rau bị già đi và làm cho lượng chất xơ trong rau tăng rõ rệt. Sự tạo thành ethylene làm tăng hoạt động sinh lý, hô hấp, sự xâm nhập của vi sinh vật, bệnh hại rau và làm tăng nhiệt độ bảo quản.

Trong không khí bình thường có chứa khoáng 0,01 microlit ethylene/lít không khí.

Ethylene làm giảm tuổi thọ của rau bảo quản ngay cả khi nhiệt độ an toàn nhất. Với rau, sự tạo thành ethylene làm úa vàng, mất hoàn toàn giá trị thương phẩm của rau. Với nồng độ 5ppm, ethylene đã đủ làm mất màu xanh của rau sau một sô ngày bảo quản.

Ví dụ: Cường đô sản sinh ethylene 20°C của dưa chuột 0,1 – 1 ml/kg/giờ; cà chua : 1 – 10 ml/kg/giờ. Quá trình sản sinh ethylene bị giảm đi khi chúng được cất giữ trong điều kiện nhiệt độ thấp bởi vì ở nhiệt độ thấp sự hoạt động sinh lý bị giảm đi, các enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp bị ức chế.

Thành phần khí oxi, cacbonic trong khí quyển bảo quản có tác dụng tới sự tạo thành ethylene. Ở thành phần không khí 5% co2 và 5% 02, kìm hãm sự vàng hóa của dưa chuột, ngăn cản tổng hợp ethylene sau 3 tuần bảo quản (Peller và Plug). Mức khí co2 10% trong bảo quản dưa chuột làm giảm sự tổng hợp ethylene. Ớ nồng độ ethylene >10 pl1 gây ra sự biến đổi cấu trúc, làm cho dưa bị xốp tráng, giảm hàm lượng chlorophyll trong quả (Police, 1992). Sự giảm oxy nhỏ hơn 8% và cacbonic lớn hơn 2% là điều kiện môi trường tốt nhất để sự tổng hợp ethylene ít nhất.

Dùng chất hấp phụ ethylene đặt trong túi rau bảo quản để hạn chế sự tạo thành ethylene (Nguyễn Công Hoan, 1999). Các chất hấp phụ ethylene là các hợp chất của ion Mangan, các ion Bạc, … có tính oxi hóa cao để oxy hóa các ethylene nội sinh và ethylene ngoại sinh tạo thành khí cacbonic và nước.

Ngoài ra để loại trừ ethylene cần làm thông thoáng và tiêu diệt các vi sinh vật gây ethylene (mốc xanh).

Sự thay đổi thành phần hóa học

Trong bảo quản rau tươi gluxit là thành phần thay đổi lớn nhất. Hàm lượng tinh bột giảm do quá trình đường hóa dưới tác dụng của enzyme. Tổng lượng đường khi độ tăng lên đến cực đại (quá trình chín) rồi lại giảm xuống. Chất pectin khi bảo quản có nhiều ở các thành phần tế bào rau bị phân hủy đến acid pectic và metanol làm cho rau bị nhũn do câu trúc bị phá hủy.

Hàm lượng vitamin C giảm nhanh trong quá trình bảo quản do các quá trình khử trong các mô bị phá hủy và không khí xâm nhập. Trong quá trình bảo quản, sự mất chlorophyl là điều kiện không mong muốn đối với rau vì nó làm mất màu xanh, gây ra hiện tượng vàng úa.

Điều kiện bảo quản

Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố môi trường ảnh hưởng lớn nhất đến sự hư hỏng của rau.

Trong khoảng từ 30 độ C đến 35 độ C là khoảng các vi sinh vật, nấm men, nấm mốc, các enzyme hoạt động mãnh liệt nhất, các hoạt động sinh lý, sinh hóa cũng rất mãnh liệt làm cho rau nhanh chóng thối. Cường độ hô hấp của rau tăng lên khi nhiệt độ môi trường tầng. Tăng nhiệt độ lên 1O độ C thì cường độ hô hấp tầng 2 đến 3,5 lần, nên giảm nhiệt độ là biện pháp tốt để bảo quản.

Rau thích hợp cho bảo quản lạnh nhiệt độ dương thấp, không dưới điểm đóng băng để không gây ra các tác động cơ học phá hủy tế bào do các tinh thể nước. Đối với rau điểm đóng băng thường dưới o°c (-2 đến -4°C) vì dịch bào thường chứa nhiều các chất hòa tan.

Nhiệt độ bảo quản tối ưu của mỗi loại rau khác nhau tùy thuộc vào giống và độ chín khi thu hái.

Ngoài việc duy trì nhiệt độ thích hợp cần phải đảm bảo sự ổn định của nhiệt độ trong quá trình bảo quản. Sự tăng, giảm nhiệt độ đột ngột sẽ làm thay đổi cường độ hô hấp đột ngột gây ra các hiện tượng bệnh lý cho rau.

Xem thêm: Nhiệt độ bảo quản rau củ quả

Độ ẩm

Độ ẩm là yếu tố môi trường quan trọng thứ hai đối với tuổi thọ, chất lượng của rau. Độ ẩm môi trường thấp làm giảm sự phát triển của phần lớn các vi sinh vật gây thối rữa nhưng làm tăng sự bay hơi nước của rau, làm ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc của rau sinh ra hiện tượng co nguyên sinh dẫn đến rối loạn sự trao đổi chất và mất khả năng đề kháng với những tác động bên ngoài.

Đối với mỗi loại rau, loại giống, độ chín thu hái khác nhau đòi hỏi độ ẩm đặc trưng bảo quản khác nhau. Để ở đó rau bị bốc hơi nước rất ít và hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật gây thối hỏng. 

Xem thêm: Các phương pháp bảo quản rau củ quả tươi

Quy trình xử lý và bảo quản củ khoai tây giống sau thu hoạch

Bảo quản củ khoai tây giống là bước quan trọng để đảm bảo chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao và cho ra năng suất tốt khi trồng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách bảo quản củ khoai tây giống hiệu quả:

Quy trình xử lý khoai tây giống

Xử lý trước khi thu hoạch

  • Chọn khoai tây giống ở ruộng khoai tốt, cây xanh mập, không bị sâu hại.
  • Phun hỗn hợp dung dịch MH 0,5% (hyđrôzit axit malic) và vi ben C 0,5% vào ruộng khoai trước khi thu hoạch 15 – 20 ngày.

Thu hoạch

  • Yêu cầu khi thu hoạch là không được để thấm nước.
  • Không được để chầy xước vì nếu bị chầy thì khoai dễ dàng bị vi sinh vật xâm nhập và bị thối.
  • Không cho vào bao tải vì nó dễ dàng hấp hơi và thối.
  • Khoai giống nên thủ hoạch sớm hơn khoảng 5 – 7 ngày so với khoai thương phẩm. Khi thấy lá vàng, cây rạc dần là có thể thu hoạch được.

Xử lý trước khi bảo quản

  • Xử lý chống nấm (pha dung dịch CBZ 0,2%). Có thể xử lý bằng cách trộn hóa chất chống nấm vào đất sét rồi rắc đều vào đống khoai, hoặc phun dung dịch cho ướt đống khoai, nếu không thì ngâm dung dịch trong 5 phút.
  • Xử lý chống nảy mầm bằng MH (Hyđrôzit axit malic), hoặc M1 (este metilic của an pha – naptylaxetic). Sau giai đoạn xử lý chất chống nấm và khoai đã được hong khô, hoặc khoai đã bảo quản được 3 – 4 tháng, phun thuốc hoặc trộn với đất rồi rắc.
  • Sau đó phơi khô triệt đệ.

Cách bảo quản củ khoai tây giống

Dùng cát khô

Bảo quản bằng cát để làm giảm sự bay hơi của khoai, tránh lay nhiễm do thối hỏng, tạo môi trường có nồng độ CO2 cao xung quanh nhằm làm giảm cường độ hô hấp.

Cát để ủ khoai tây phải được sàng sảy loại bỏ tạp chất, phơi khô ráo dưới ánh nắng mặt trời. Phơi từ 2 đến 3 lần nắng để khử bớt vi sinh vật gây hại có trong cát.

Khoai tây sau đó được đem ủ vào cát đã phơi khô. Lót một tấm nilong ở dưới để tránh bị ướt gây thối hỏng. Ủ cát sao cho vưà đủ che hết các củ khoai. Có thể ủ trong góc nhà, kho, tránh ẩm ướt và ánh nắng trực tiếp.

Cách bảo quản củ khoai tây giống

Để trong kho lạnh

Kho lạnh bảo quản khoai tây giống là biện pháp bảo tiên tiến hiện nay. Bảo quản khoai giống bằng kho lạnh giảm tổn thất khoai, củ giống trẻ, cây phát triển khỏe, giảm sự thoái hóa giống, khi trồng cho nhiều củ to, năng suất cao, cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình kho lạnh bảo quản khoai giống cần được phổ biến, nhân rộng hơn nữa.

Bước 1: Sau khi thu hoạch tiến hành phân loại, đóng khoai vào bao tải loại mắt thưa, mỗi bao khoảng 20kg và xếp vào kho. Xếp thành từng khối, cách nhau khoảng 20 – 30 cm để không khí lưu thông trong kho. Thời gian từ khi thu hoạch đến khi xếp khoai vào kho khoảng 7 ngày, không nên để khoai quá lâu.

Bước 2: Vận hành máy

  • Giai đoạn 1: Hạ nhiệt độ xuống dần dần, mỗi ngày hạ 1,50C. Ban đầu nhiệt độ trong kho bằng nhiệt độ ngoài trời (ví dụ 270C) hạ nhiệt độ xuống 180C, thời gian khoảng 6 ngày. Giai đoạn này làm cho khoai quen dần với nhiệt độ thấp và làm ráo vỏ khoai.
  • Giai đoạn 2: Làm lành vết xước. Duy trì nhiệt độ trong kho nhiệt độ 180C trong thời gian 14 ngày. Giai đoạn này làm cho khoai lành các vết xước và chắc vỏ củ.
  • Giai đoạn 3: Làm lạnh. Hạ nhiệt độ xuống dần dần, mỗi ngày xuống 1độ C, từ 180C xuống 30C – 40C, thời gian làm là 14 ngày.
  • Giai đoạn 4: Bảo quản, duy trì và bảo quản nhiệt độ trong kho 30C – 40C suốt thời gian bảo quản (khoảng từ 150-200 ngày). Ở nhiệt độ này khoai ngủ, nghỉ không mọc mầm.
  • Giai đoạn 5: Phục hồi, trước thời vụ trồng khoảng 25 ngày thì tiến hành nâng cao dần nhiệt độ trong kho, mỗi ngày tăng 20C, từ 40C nâng lên 180C. Ở nhiệt độ 180C duy trì trong 2 ngày, sau đó tiếp tục nâng nhiệt độ, mỗi ngày 20C, từ 180C lên bằng nhiệt độ ngoài trời.
  • Giai đoạn phục hồi khoảng 12 ngày, thời gian này làm cho khoai quen dần với nhiệt độ cao và chuẩn bị mọc mầm. Ðộ ẩm trong kho đạt 90 – 95%.

Bảo quản khoai tây giống bằng kho lạnh

Bảo quản trên giàn

Hiện nay trong thực tế, khoai tây giông thường được bảo quản trên giàn ở những kho thoáng mát với ánh sáng tán xạ.

Trước hết khoai tây dùng làm giống được chọn ở những ruộng có năng suất cao, không bị sâu bệnh và có độ chín sinh lý vừa đủ (không thu hoạch non quá hoặc già quá), loại bỏ những củ bị bệnh, xây sát cơ giới, chọn những củ đồng đều có đường kính củ từ 3 – 5 em, hoặc những củ có trọng lượng từ 30 – 50g.

Cú khoai được xếp lên giàn thành từng lớp 15 – 20 cm. Giàn bảo quản được làm bằng tre, nứa hoặc lưới mắt cáo, gồm nhiều tầng, cách nhau từ 40 – 50 cm, tầng cuối cung cách mặt đất 50 cm. Giàn được đặt ở nơi cao ráo và thoáng mat. Nếu để giàn trong nhà phải đảm bảo có ánh sáng tán xạ, có thể mở và đóng cửa khi cần thiết để diều hòa ôn, ẩm dộ trong nhà bảo quản. 

Một số lưu ý

  • Trước khi đưa khoai giống và lưu kho, chúng ta cần kiểm tra điều kiện vệ sinh kho lạnh bảo quản đảm bảo đáp ứng yêu cầu.
  • Kho bảo quản cần được vệ sinh máy móc thiết bị, để loại bỏ bụi bẩn, rác còn lại.
  • Bảo dưỡng định kỳ, sữa chữa các ống dẫn, các dây chuyền lưu kho khi cần. Khử trùng thiết bị và dây chuyền lưu kho bằng các chất liệu được chỉ định.
  • Kiểm tra các điều kiện về giảm âm, giảm rung, tra dầu mỡ, kiểm tra điều kiện dây nối; kiểm tra các thiết bị điều khiển, hệ thống lạnh, máy hút ẩm.
  • Cần vận hành hệ thống lạnh để duy trì nhiệt độ kho lạnh ở nhiệt độ từ 13 – 16 độ C trước khi bảo quản khoai tây vài ngày.
  • Trong khi bảo quản, sau 2 tháng có thể kiểm tra và loại bỏ những củ thối cùng với những chỗ cát bị ướt.

Gia Duc Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi