Hạt giống cây rừng rất dễ bị tổn thương trong giai đoạn sau thu hái. Đồng thời khó có thể kiểm soát được môi trường xung quanh quả. Việc xử lý và bảo quản đúng cách giúp nâng cao chất lượng hạt giống cây rừng, đảm bảo duy trì sức sống của quả (hạt) giống.

Quy trình xử lý quả để lấy hạt giống

Làm sạch quả sơ bộ

Quả phải được làm sạch sơ bộ khỏi các mẩu cành, vỏ, lá và tạp vật khác trước khi tách, làm sạch, bảo quản hoặc gieo. Các cơ sở chế biến lớn có các máy hoặc sàng lắc chuyên dùng hoặc cũng có thể làm sạch bằng cách đãi.

Nếu khối lượng quả không lớn thì có thể làm sạch bằng tay.

bảo quản hạt giống cây rừng

Bảo quản (ủ) quả

Quá trình này giúp cho quả chín đều và khô đi.

Quả không bao giờ chín cùng vào một thời điểm, ngay cả trong cùng một loài và trong cùng một lâm phần, bởi vậy, ngay cả khi thu hái vào lúc chín rộ nhất cũng có một tỷ lệ hạt đã rắn chắc song chưa chín hoàn toàn.

Điều kiện thông thoáng có thể tạo ra bằng cách xếp vơi quả vào bao hoặc thùng và để hở, tạo điều kiện cho sự hô hấp được dễ dàng.

Lưu ý:

  • Có hai dạng quả cần chú ý đặc biệt đó là quả thịt và quả nang. Quả thịt (quả hạch và quả mọng) chín khi thịt quả mềm. Sau đó thịt quả bắt đầu phân huỷ và lên men làm cho hạt giảm chất lượng. Như vậy, trong trường hợp quả thịt thì khi thịt quả bắt đầu mềm là phải tách hạt ngay. Quả nang được coi là chín khi nó tự mở. Hạt bị tách cưỡng ép thì chưa thành thục và không có sức sống.
  • Cần tránh phơi sấy khô quả quá nhanh và mạnh, vì mục đích ở đây là giữ cho quả sống và khoẻ mạnh càng lâu càng tốt để tạo thời gian cho hạt chín.
  • Phải kiểm tra quả hàng ngày, chọn những quả chín để tách hạt ra khỏi quả.

Phương pháp tách hạt

Phương pháp tách hạt phụ thuộc vào đặc tính của quả. Quả thịt được xử lý bằng cách khử thịt quả. Thông thường quá trình này bao gồm khâu ngâm nước, sau đó ép hoặc chà xát nhẹ. Các loại quả gỗ khác (quả Thông) được sấy hoặc phơi khô đến khi vẩy quả mở ra để hạt trong giá noãn tách ra. Sau đó quả tiếp tục được xử lý thủ công hay cơ giới như thùng quay hoặc đập để hạt khô rơi ra khỏi quả.

Phương pháp làm sạch thịt quả

Làm sạch thịt quả thường được làm ngay sau khi thu hái để tránh quả lên men và nóng lên. Với lượng quả nhỏ thì thông thường làm sạch bằng tay. Sau khi ngâm, tiến hành bóp bằng tay hoặc chà xát bằng một mảnh gỗ hoặc chày. Ngoài ra có thể làm tơi thịt quả bằng cách chà xát chúng vào mắt lưới. Lớp vỏ và thịt quả được tách bằng loại rổ thích hợp hoặc đãi bằng dòng nước.

Hạt cũng có thể rửa sạch bằng cách sau: Cho hạt vào trong túi lưới thép sau đó phun mạnh nước vào đến khi lớp vỏ và thịt trôi đi. Sau khi tách hạt loại hạt ưa khô phải được làm khô một cách cẩn thận bằng cách đảo thường xuyên. Sau đó có thể vận chuyển đến vườn ươm để gieo hoặc xử lý tiếp theo để điều chỉnh hàm lượng nước cho phù hợp trước khi đem đi bảo quản.

Làm khô quả

Hong khô dưới mái che

Đây là phương pháp làm khô quả từ từ và ít tác hại nhất để tách hạt. Quả được đưa vào phòng thông, thoáng, trải mỏng trên sàn và được đảo thường xuyên.

Phương pháp này thích hợp cho những loại hạt dễ tách và dễ bị tổn thương (một số loài Vân Sâm) nếu đem phơi hoặc sấy. Thích hợp để tách Vỏ quả một số loại như Dẻ, Sồi và một số loại hạt cần bảo quản ở một hàm lượng nước nhất định mới giữ được sức sống như các loại Dầu, Sao đen.

Phơi khô ngoài trời nắng

Phương pháp này thích hợp cho những loại hạt chịu được nhiệt độ cao. Nó thường được áp dụng vào mùa khô tại các vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới hoặc ôn đới ẩm, những nơi này có thể phơi cho quả mở 100% mà không cần phải sấy. Tại các vùng ôn đới lạnh thì phương pháp này ít thích hợp hơn, phải bổ sung hoặc thay thế bằng phương pháp sấy.

Lưu ý:

  • Khi phơi phải đảo quả thường xuyên để quá trình khô, mở, tách hạt được đồng đều.
  • Tránh nhiệt độ quá cao khi hạt còn ướt, bằng cách hong quả trước khi phơi, hoặc tránh phơi quả hãy còn ướt trên các tấm thép, hoặc đậy chúng bằng các tấm kính, màng ni lông.
  • Phải thu gom thường xuyên hạt đã tách ra khỏi quả, tránh để lâu dưới nắng gay gắt.
  • Chú ý chống chim, chuột, sâu bọ vì chúng có thể gây thiệt hại lớn khi phơi hạt.
  • Kiến có thể tha đi một lượng hạt bạch đàn lớn nếu không có biện pháp hữu hiệu giữ cho chúng không xâm nhập khu sân phơi.
  • Quả chín của một số loài có thể tách hạt sau một số giờ nếu được phơi dưới điều kiện tối ưu, còn ở điều kiện bình thường thì đối với phần lớn các loài thời gian cần thiết là 3-4 ngày.

 bảo quản hạt giống cây rừng

Làm khô quả bằng nhiệt độ nhân tạo

Phương pháp sấy quả trong lò được áp dụng ở những nơi không có điều kiện phơi, cho nhiều loài cây rừng. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu cho các loài cây lá kim, song cũng có thể áp dụng cho một số loài cây như: Bạch đàn tại vùng lạnh, ẩm.

Quá trình sấy phải được tiến hành sao cho trong thời gian ngắn nhất để không làm tổn thương đến sức sống của hạt. Để đạt được những mục đích này nên chú ý đến những vấn đề sau:

    • Quả cần được ủ cẩn thận trước khi sấy.
    • Cần kiểm soát nhiệt độ không khí và giữ ở mức tối thiểu đủ để làm khô quả.
    • Không nên sấy quả nóng và để hạt lâu trong lò sấy quá mức cần thiết.
    • Không khí trong lò cần giữ càng khô càng tốt.

Công đoạn tách hạt

Phương pháp quay đảo

Khâu quay đảo quả để tách hạt thường được tiến hành ngay sau khi sấy (phơi) vì nếu trong điều kiện ẩm, lạnh quả sẽ đóng lại sau một thời gian ngắn.

Máy quay đảo có thể là một thùng hình chữ nhật, thùng tròn, hoặc lồng đặt nằm trên một trục dài khi quay quả bị đảo lộn, những đường gờ nằm trong thùng hoặc lồng có tác dụng tăng cường sự đảo lộn.

Hạt đã mở rơi qua thành máy xuống bộ phận hứng hạt ở dưới như khay, băng chuyền.

Phương pháp đập

Được áp dụng để tách hạt từ quả khô cho nhiều loài cây lá rộng. Có thể tách hạt một cách dễ dàng nhiều loài cây lá rộng bằng cách trải quả trên sàn, trên chiếu hoặc một nền thích hợp khác và đập bằng đòn hoặc gậy thon dài.

Những loại quả khô được cho vào bao tải và đập sau đó dùng sàng để tách hạt ra khỏi các tạp chất khác, đầu tiên dùng sàng có mắt lưới to hơn hạt để giữ lại những tạp chất mảnh vỏ thô và hạt to, sau đó dùng sàng có mắt lưới nhỏ hơn hạt để sàng các phần tạp chất nhỏ và hạt nhỏ lọt qua.

 bảo quản hạt giống cây rừng

Phân loại hạt

Hạt giống của cùng một loài có thể biến động về kích thước do ảnh hưởng của môi trường tác động vào giai đoạn phát triển và do những biến dị di truyền bình thường.

Sức sống của cây mầm liên quan đến kích thước hạt và việc phân loại hạt giống theo kích thước là cần thiết nếu có yêu cầu về sự đồng đều của cây con trong vườn ươm.

Phân loại hạt theo kích thước còn tạo điều kiện thuận lợi để gieo hạt bằng máy.

Kiểm tra hàm lượng nước

Sau khi hạt đã được làm sạch và phân loại, chúng có thể được dùng để gieo ươm ngay. Nếu hạt phải lưu kho thì cần phải kiểm tra hàm lượng nước và có cách bảo quản thích hợp nhất cho từng loại hạt giống cây rừng.

Đối với hạt giống ưa khô, bao gồm phần lớn các loài cây lá kim và nhiều loài cây lá rộng, việc điều chỉnh hàm lượng nước đồng nghĩa với việc sấy và phơi khô, rất ít gặp trường hợp phải làm ẩm, để năng cao hàm lượng nước của hạt tạo điều kiện tối ưu để bảo quản, thường chỉ giới hạn ở các loại hạt ẩm.

HLN hạt giống thường được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm trọng lượng của chúng. HLN có thể thể hiện bằng hai cách:

  • Tỷ lệ phần trăm HLN (Trọng lượng khô) = Trọng lượng nước/ Trọng lượng chất khô x 100
  • Tỷ lệ phần trăm HLN (Trọng lượng tươi) = Trọng lượng nước/ (Trọng lượng chất khô Trọng lượng nước ) x 100

Cách bảo quản hạt giống cây rừng

Bảo quản khô

Hạt giống rừng được phơi khô, tinh sạch, có hàm lượng nước thường 4-8%, cho vào túi Polyethylene, đựng trong chum, vại, bình, lọ, bên trên trải một lớp Silicagel, tro bếp, vôi bột hút ẩm, có thể gắn kín hoặc để hở miệng túi đặt trong kho bảo quản.

Có hai loại:

  • Kho thông thường (bảo quản khô mát), xây dựng ở nơi cao ráo, mát, thông thoáng. Các dụng cụ chứa hạt được xếp trên giá hoặc kê cao thành từng dãy. Trong kho có nhiều quạt, có cửa sổ để thông gió khi cần thiết. Việc bảo quản trong kho thông thường thích hợp với những loại hạt có tuổi thọ cao, thời gian bảo quản ngắn. 
  • Kho lạnh (bảo quản khô lạnh), nhiệt độ trong kho được duy trì đều đặn, hạ thấp đến một giới hạn cần thiết thường từ 0- 50 C. Các dụng cụ chứa hạt được xếp trên giá thành từng dãy. Hạn chế mở cửa kho để tránh nhiệt độ thay đổi. Bảo quản khô áp dụng cho đa số các loại hạt: Bạch đàn, Phi lao, Thông, Lim xanh, Tếch… 

Bảo quản ẩm

Áp dụng cho các loại hạt giống rừng tuổi thọ ngắn, có lượng nước tiêu chuẩn cao, đòi hỏi phải có một độ ẩm nhất định mới duy trì được sức nảy mầm. Như: Mỡ, Hồi, Quế, Bồ đề, Long não, Trầu, Sao đen..

  • Bảo quản trong kho thông thường (bảo quản ẩm mát): Kho được xây dựng ở nơi mát, thoáng, nơi có nhiệt độ thấp. Hạt được trộn đều với cát ẩm theo tỷ lệ 1 hạt/2-3 cát ẩm (theo thể tích), đánh thành từng luống cao 15 -20cm, bên trên phủ một lớp cát ẩm, xáo trộn theo định kỳ. Thường xuyên kiểm tra độ ẩm cát, nếu thấy khô sàng riêng hạt, làm ẩm cát, trộn hạt với cát đánh thành luống và bảo quản tiếp 
  • Bảo quản trong kho lạnh (bảo quản ẩm lạnh): Hạt giống (có độ ẩm thích hợp) được đựng trong các thùng sắt, gỗ, đặt trong kho lạnh. Cần tạo điều kiện cho hạt thông thoáng nhưng tránh làm hàm lượng nước trong hạt giảm sút do hạt quá khô. 

Lưu ý:

  • Dụng cụ đem bảo quản cần được sát trùng trước khi bảo quản. 
  • Sát trùng hạt có thể dùng thuốc như: Benlate, Serezan: 2 – 4 gr/1kg hạt 
  • Dụng cụ: Cần sấy, luộc hoặc nhúng qua nước vôi trong. 
  • Khử trùng kho bảo quản bằng cách: Pha dung dịch (vôi dầu hoả) theo tỷ lệ hít 36 dầu 2 kg vôi sống 5 lít H2O và phun 0,5 lít/ m2 kho. 

Thời gian bảo quản của từng loại hạt giống rừng

Hạt giống cây rừngPhương pháp bảo quảnThời gian bảo quản lâu nhất
Xoan ta (Mlia azedarach)Khô mát1 -2 năm
Trai lý (Garcinia fagaeoides)Ẩm mát< 2 tháng
Sở (camellia ollipera)Khô mát< 6 tháng
Giáng Hương (pterocarpus macrocarpus hurz)Khô mát< 1 năm
Lát hoa (Chukrasia tabularis)Khô mát< 1 năm
Sa mộc (Cunninghamia lanceolata Hook)Khô lạnh, mát6 tháng
Lim xanh (Erythrophloeum Fordii oliver)Khô mát1 -2 năm
Sao đen (Hopera odorata Roxb)Ẩm lạnh< 4 tháng
Tếch (Tectona grandis)Khô mát1 -2 năm
Xà cừ (Khuya senegalensis)Khô mát6 tháng
T rầu lả xẻ (Aleurites montana (Loại) Wils)Ẩm mát< 1 năm
Long não (Cinamomun camphora Nee ẹt. E bcm)Ẩm mát< 6 tháng
Muồng đen (Cassia siamea Lam)Khô mát1-2 năm
Thông ba lá (Pinus keciefa)Khô lạnh, mát1 năm
Phi lao (Casuariana equisettfolia)Khô mát< 1 năm
Trám trắng (Canarium album raeusch)Lạnh< 5 tháng
Keo Tai tượng (Acacia mangium)Khô mát1 năm
Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis)Khô lạnh2-3 năm
Quế (Cinamomum cassia blume)Ẩm mát< kháng
Hồi (lllicium ve rum Hook)Ẩm mát< 3tháng
Bồ đề (Styrax tonkinensi8 Pierre)Ẩm mát<1 năm
Mỡ (Manglietia Glauc8)Ẩm mát< 1 năm
Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A. Chev)Khô mát1-2 năm
Tông dù (Toang sinensis (A iuss) RocmKhô lạnh1 năm
Keo lá tràm (Acacia aunculiformis)Khô lạnh2-3 năm

 

Gia Duc Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi