Để duy trì “tuổi thọ” của trái cây, nhất là trái cây trái mùa khi đưa ra thị trường, nhiều tiểu thương đã sử dụng biện pháp bảo quản hoa quả bằng hóa chất để có thể giữ trái cây tươi lâu hơn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số thuốc, dung dịch bảo quản hoa quả cũng như tác hại của nó ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Mục lục
Natacoat là một trong những sản phẩm đầu tiên ứng dụng natamycin được chiết suất từ tự nhiên là mủ cao su nên hoàn toàn an toàn cho người tiêu dùng sau khi sử dụng.
Công dụng: Chống nấm, ngăn chặn ức chế hiệu quả tăng trưởng của nấm men và nấm mốc cho hoa quả sau thu hoạch với liều lượng thấp.
1-methylcyclopropene viết tắt là 1-MCP một hoạt chất bảo quản hiệu quả, an toàn cho rau, hoa/quả sau thu hoạch. Được ứng dụng nhiều ở các nước nông nghiệp phát triển, trong việc duy trì sự tươi, tuổi thọ, thời gian bảo quản lưu trữ và vận chuyển dài ngày.
Công dụng: Ức chế ethylene, ngăn chặn thụ thể của ethylene trong các mô của thực vật, duy trì độ cứng, hương vị, độ tươi của hoa quả, trái cây. Ngoài ra, methylcyclopropene còn được sử dụng để bảo quản trái cây lâu chín.
Dung dịch HOCl đã được sử dụng rộng rãi trong ngành y tế, chăm sóc sức khỏe, và các ngành công nghiệp khác. Nó có thể được sử dụng để khử trùng bề mặt, vết thương, nước uống, và cả không khí. Nó được coi là một lựa chọn an toàn và hiệu quả cho việc diệt khuẩn và làm sạch.
Công dụng: Được sử dụng để rửa sạch trái cây trước khi tiêu thụ hoặc bảo quản chúng trong thời gian dài. Nó có thể loại bỏ vi khuẩn và tác nhân gây hại khác trên bề mặt trái cây, giúp kéo dài tuổi thọ của chúng.
Đất đèn, hay còn được gọi là canxi cacbua, là một hợp chất hóa học có công thức hóa học là CaC2. Loại này rất độc, dùng liều lượng cao có tác dụng diệt cỏ, dùng nồng độ thấp có tác dụng kích thích làm cho trái cây tăng kích thước. Ngoài ra, còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá, giúp cho trái cây tươi lâu.
Việc dùng đất đèn để ủ nhanh chín trái cây đã bị cấm ở một số quốc gia. Khi quá lạm dụng, Canxi cacbua được coi là một hóa chất nguy hiểm vì có tính ăn mòn. Bên cạnh đó, trái cây khi bị ép làm chín nhanh bằng canxi cacbua có thể khiến người dùng tăng nguy cơ mắc ung thư, rối loạn giấc ngủ, thậm chí là mất trí nhớ.
2,4-Dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D) là hợp chất hữu cơ với công thức hóa học C8H6Cl2O3
Công dụng: Làm chất kích thích cực mạnh làm cho củ quả tăng kích thước nhanh bất thường. Ngoài ra, còn có công dụng làm chậm quá trình lão hóa, tươi lâu và giữ được màu sắc củ quả khá tốt.
Sodium Benzoate (hay còn gọi là Natri Benzoate) là muối natri của acid benzoic và tồn tại ở dạng này khi hoà tan trong nước. Được xếp vào nhóm không gây ung thư nhưng có thể gây dị ứng cho đối tượng có cơ địa “nhạy cảm với hóa chất”.
Công dụng: Có khả năng tiêu diệt nấm mốc và vi khuẩn, thường dùng làm chất bảo quản trong các loại bánh kẹo, mứt, nước hoa quả, nước chấm,… và giúp trái cây tươi lâu hơn.
Hóa chất gốc clo khi tẩm lên trái cây vừa chống mốc, vừa bảo quản được hàng hóa lâu bị hỏng. Hóa chất gốc clo thẩm thấu rất mạnh vào bên trong quả.
Cơ chế hoạt động là chúng sẽ tiêu diệt côn trùng, các loại vi khuẩn (kể cả vi khuẩn có lợi). Từ đó ngăn chặn quá trình chuyển hóa các tế bào, chuyển hóa vitamin, chống quá trình oxy hóa làm củ quả tươi lâu.
Việc bảo quản hoa quả bằng hóa chất nhằm kéo dài thời gian bảo quản và tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc bảo quản có thể gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe con người, bao gồm:
Ngộ độc do thực phẩm chứa chất kích thích, chất bảo quản là biểu hiện nhẹ nhất trong những tác hại mà chúng mang lại. Người bệnh có các triệu chứng: kích ứng da, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tổn thương hệ thần kinh, …
Khi ăn các thực phẩm chứa hóa chất, các chất độc hại này sẽ chưa phát bệnh ngay mà tích tụ trong cơ thể, ngấm vào các cơ quan bộ phận, làm suy giảm hệ miễn dịch của con người, gây đột biến tế bào dẫn tới mắc bệnh ung thư. Một số bệnh ung thư thường gặp có liên quan đến tác hại của thực phẩm bẩn như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan, thận, phổi,…
Việc sử dụng chất bảo quản và phẩm màu hóa học trong trái cây cũng có thể gây hại cho hệ tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn và đau bụng.
Việc sử dụng hóa chất giữ trái cây tươi lâu có tác động xấu tới hệ thần kinh, đặc biệt trẻ nhỏ khi chức nưng của não bộ chưa hoàn thiện. Đặc biệt là đối với các loại hoa quả tươi, ăn ngay không qua chế biến thì nguy cơ nạp các chất độc vào cơ thể càng cao.
Khi ăn phải các loại thực phẩm chứa hóa chất độc hại sẽ làm rối loạn thậm chí phá vỡ nội tiết, hệ thống sinh sản dẫn đến vô sinh. Đối với phụ nữ đàng mang thai có thể khiến đẻ non, thai chết lưu, dị dạng thai nhi, dị tật bẩm sinh, phát triển giới tính không đầy đủ, …