Quy trình xử lý và cách bảo quản củ giống hoa ly sau Tết

Hoa ly là loài hoa được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp sang trọng và hương thơm quyến rũ. Sau khi hoa tàn, bạn có thể bảo quản củ ly để trồng lại vào mùa sau. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách bảo quản củ hoa ly sau Tết.

Quy trình bảo quản củ hoa ly

Thu hoạch

Sau khi thu hoa, để thêm 30-35 ngày nữa, khi lá đã khô héo thì đào dỡ lấy củ một cách nhẹ nhàng, tránh làm xây xước, tổn thương. Làm sạch đất cát, cắt bớt rễ rồi mới tách các củ con khỏi củ mẹ, rửa sạch và đem hong khô từ 1-2 ngày rồi cắt bỏ trụ thân khô nhưng không làm giập vẩy củ.

Phân loại

Củ giống hoa lily thường được phân loại theo kích thước, màu sắc, và khả năng chịu nắng.

Theo màu sắc

  • Hoa lily nhỏ có thể được phân loại thành một số loại nhỏ, bao gồm: mini lily, đỏ nhỏ, và đỏ trắng. 
  • Hoa lily lớn cũng được phân loại thành nhiều loại khác nhau, bao gồm: ly xanh, hoa ly đỏ, ly vàng, ly trắng, và ly hồng.

Theo kích thước

Củ giống được phân thành nhiều loại (tính theo số đo chu vi chỗ lớn nhất của củ) để trồng cho đồng đều, tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch: 10-12cm, 13-14cm, 15-16cm, 17-18cm, 19-20cm và >20cm. Loại bỏ những củ giống có kích thước quá nhỏ, đường kính dưới 3cm.

Mỗi củ mẹ thường có từ 3-5 củ con có chu vi trên 5cm và 4-8 củ nhỏ có chu vi từ 1-3cm đính xung quanh trục lõi. Những củ con có chu vi trên 5cm đem trồng sau một vụ có thể thu lấy củ nhỡ để sản xuất hoa. Củ có chu vi từ 1-3cm thì phải trồng 2 vụ mới có thể làm giống để sản xuất hoa được.

Lưu ý: Cần loại bỏ củ giống bị mụn hoặc bị thối.

Khử trùng

Trước khi đem trồng dùng thuốc Foocmalin 40% (pha tỷ lệ 1/80) hoặc các loại thuốc trừ nấm có tính nội hấp và lưu dẫn cao như Topsin-M, Aliette 80WP pha nồng độ 0,15-0,20% (15-20g/10 lít nước), đem ngâm củ giống trong thời gian 30 phút, vớt ra rửa sạch rồi hong khô.

Bảo quản

Có thể bảo quản xử lý củ hoa ly ở nhiệt độ thấp hoặc đông lạnh củ giống

Cách bảo quản củ giống hoa ly

Bảo quản lạnh

Cách làm là xếp các thùng củ giống trong kho thành từng lớp một, đáy thùng phía dưới cũng cần kê cách mặt đất 5cm, và đặt cách tường khoảng 10cm, mỗi lớp thùng cũng phải cách nhau một khoảng trống 8 – 10cm, lớp trên cùng phải cách mái nhà 50 – 80cm. Nhiệt độ bảo quản củ duy trì ở 2 – 5°c.

cách bảo quản củ hoa ly trong kho lạnh

Đông lạnh

Dùng các thùng carton hoặc khay nhựa đen bên trong có lót một lớp nilon sáng màu để đựng củ giống. Cứ xếp 1 lớp củ giống lại rải lên trên 1 lớp mùn cưa cho đến khi đầy thùng thì gói nilon lại.

Nên nhiệt độ trong kho lạnh bảo quản củ giống hoa ly phải duy trì trong khoảng từ -2 đến -1 độ C. Việc duy trì mức nhiệt này là vô cùng quan trọng. Nếu như nhiệt độ tăng cao, củ giống sẽ bị rã đông. Điều này sẽ làm hư hỏng củ giống.

Với phương pháp này, củ hoa ly có thể bảo quản được trong vòng một năm. Tuy nhiên, bảo quản càng lâu thì tỉ lệ này mầm sẽ càng giảm đi.

Lưu ý: Khi lấy củ giống ra khỏi kho lạnh, phải để nó làm quen dần với mức nhiệt từ 10 – 15 độ C. Nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ làm hư hại đến khả năng nảy mầm của củ giống ly.

cách bảo quản củ giống hoa ly

Cách thu hoạch và bảo quản củ giống hoa thược dược

Củ thược dược là loại củ hoa mềm cần được bảo quản kỹ nếu không sẽ bị khô hoặc thối. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thu hoạch và cách bảo quản củ giống đạt chất lượng tốt, tỷ lệ nảy mầm cao và cho ra những bông hoa thược dược đẹp, khỏe mạnh.

Cách thu hoạch, xử lý củ hoa thược dược

Thu hoạch

Sau khi đã thu hoạch hoa thược dược khoảng 90 đến 120 ngày, tiến hành đào củ hoa thược dược.

Vì bạn không muốn đâm hoặc làm hỏng củ nên hãy dùng cây chĩa thay vì xẻng. Đẩy cây chĩa vào đất cách cây thược dược khoảng 5cm và làm theo vòng tròn để nới lỏng đất. Sau đó, cắm cây chĩa vào và nhấc cụm củ hoa thược dược lên.

Sử dụng chuyển động lắc lư để phá vỡ đất. Điều này có thể giúp bạn dễ dàng xác định vị trí củ thược dược mà không vô tình cắt vào chúng.

Tránh dùng thân kéo cụm thược dược lên khỏi mặt đất, nếu không bạn có thể làm hỏng củ.

cách thu hoạch củ hoa thược dược

Làm sạch, phơi khô

Dùng tay chải củ để các cục đất rơi ra. Nếu củ có nhiều rễ mỏng và có lông mọc ra, hãy cắt bỏ chúng bằng kéo đã khử trùng.

Củ thược dược sẽ ít bị thối hơn nếu bạn loại bỏ đất và mầm bệnh ngay sau khi đào chúng lên. Giữ củ dưới vòi tưới vườn và rửa sạch đất bằng nước sạch. Cẩn thận không cạo hoặc làm thủng da thược dược trong khi làm sạch.

Nhúng chúng vào một thùng chứa bột lưu huỳnh và vermiculite, cung cấp một lớp phủ chống nấm hữu cơ để ngăn ngừa thối rữa khi bảo quản.

Mang đi phơi khô dưới ánh nắng nhẹ trong vài giờ để loại bỏ độ ẩm dư thừa.

Lưu ý:

  • Không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời gay gắt vì có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng củ.
  • Loại bỏ những củ bị côn trùng gây hại hoặc cảm thấy mềm hoặc nhão. 

Làm sạch củ hoa thược dược

Tách củ giống

Dùng dao sắc hoặc kéo cắt củ thành từng nhánh nhỏ, mỗi nhánh có ít nhất 1-2 mầm mắt. Cắt cẩn thận để tránh làm tổn thương củ.

Cách bảo quản củ giống hoa thược dược

Sử dụng hộp carton, thùng xốp

Củ thược dược cần được thông gió tốt để chúng không bị héo. Chọn một thùng đủ lớn để chứa tất cả các loại củ như hộp carton, Hộp gỗ có lỗ thông gió, Túi nhựa, Thùng xốp

Lưu ý: Bảo quản thược dược trong tủ lạnh không phải là một lựa chọn hợp lý. Điều này có thể loại bỏ quá nhiều độ ẩm và khiến củ bị teo lại.

Kết hợp mùn cưa, than bùn

Xếp các củ đã được xử lý vào giữa rêu than bùn , mùn cưa hoặc hỗn hợp bầu. Trải 5 đến 8 cm vật liệu bảo quản khô ở đáy thùng trước khi cho củ thược dược vào. Đảm bảo rằng các củ không chạm vào nhau. Sau đó, trải thêm 4cm vật liệu lên củ thược dược. Lặp lại các lớp này cho đến khi bạn đã gói hết.

Bạn cũng có thể sử dụng phân trộn khô , cát, vermiculite hoặc xơ dừa – sợi vỏ dừa vụn.

Dán nhãn

Ghi chú thông tin về nguồn gốc, thời điểm thu hoạch, loại giống và phương pháp xử lý củ giống để dễ dàng quản lý và sử dụng.

Lưu ý

  • Giữ hộp thược dược ở nơi mát, khô và tối. Chọn nơi bảo quản có nhiệt độ từ (10 đến 13 °C)—tránh nhiệt độ dưới (7 °C) hoặc trên (21 °C).
  • Kiểm tra củ mỗi tháng một lần và loại bỏ những củ thối. Nếu bạn để củ thối trong thùng, nó có thể lây lan sang các củ thược dược khác. Trong khi quan sát củ, hãy kiểm tra độ ẩm. Nếu có củ nào trông như sắp héo, hãy phun nhẹ nước lên chúng.

Cách thu hoạch và bảo quản củ hoa lay ơn để làm giống

Hoa lay ơn là loài hoa đẹp và được nhiều người ưa chuộng. Để có được những bông hoa lay ơn đẹp và khỏe mạnh, việc thu hoạch và bảo quản củ giống đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thu hoạch và bảo quản củ hoa lay ơn.

Cách thu hoạch và xử lý củ hoa lay ơn

Thu hoạch

Sau khi thu hoa được 40-45 ngày, khi thấy lá bắt đầu khô heo là lúc đào củ thích hợp nhất. Dùng cuốc đào xung quanh rồi nhổ củ từ từ, tránh làm đứt củ con. Sau khi nhổ lên dùng kéo cắt sát gốc cách cuống củ 0,5-1cm, không được dùng tay vặn củ làm xây sát củ, nhặt củ lớn, củ nhỏ riêng.

thu hoạch củ hoa lay ơn

Xử lý củ

Củ thu hoạch xong, rửa sạch và ngâm củ trong Iprodione, Mancozeb 0,2% trong 15-20 phút, phơi ở nơi thoáng mát. Sau đó đem hong khô ngoài trời bằng cách trải củ trên chiếu, cót,…thường xuyên đảo trộn cho đều. Hoặc hong khô trong nhà bằng cách trải trên lưới sắt, lưới nilông, mở hết cửa thông gió. Sau khi hong khô nên cắt bỏ rễ bám quanh củ nhằm tăng hiệu quả bảo quản.

Sau 7-10 ngày, củ mất nước dư thừa giúp lưu trữ tốt hơn. Tách hạt nhỏ ra khỏi củ lớn, phân loại để dễ theo dõi và trồng vụ sau.

Cách bảo quản củ giống hoa lay ơn

Bảo quản ở điều kiện thường

Có thể bảo quản bình thường trong thời gian khoảng 7 tháng, để nơi thoáng gió, khô ráo, nhiệt độ tốt nhất từ 1-50C; bảo quản trên giàn bằng cách dùng hợp kim nhôm làm giàn cách mặt đất 60 cm, cứ 30 cm thành một tầng và đặt củ lên; bảo quản trên khay bằng gỗ ván dài 70 cm, rộng 50cm, cao 10cm, mỗi khay đựng được 15-20 kg củ; bảo quản trong túi nilông mỗi bao khoảng 30 kg củ rồi đặt lên giá đỡ.

Bảo quản trong kho lạnh

Phương pháp bảo quản lạnh củ giống hoa lay ơn để đẩy nhanh quá trình phá vỡ chu kỳ ngủ nghỉ, sự biến đổi hàm lượng các chất trong củ

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ bảo quản lý tưởng cho củ giống hoa lay ơn trong kho lạnh là từ 4°C đến 7°C.
  • Độ ẩm: Độ ẩm bảo quản lý tưởng cho củ giống hoa lay ơn trong kho lạnh là từ 70% đến 80%.
  • Lưu thông khí: Đảm bảo lưu thông khí tốt trong kho lạnh để tránh nấm mốc phát triển.
  • Xếp củ giống: Xếp củ giống lên giá đỡ hoặc kệ đã lót giấy hoặc khăn giấy. Có thể cho củ giống vào thùng hoặc hộp đựng nếu cần thiết.

Đối với các vùng nóng thường trồng lay ơn vào mùa thu đến cuối tháng 3 thu hoạch. Củ lay ơn trong điều kiện tự nhiên ngủ nghỉ khoảng 6 tháng, vì vậy nếu bảo quản không tốt tỷ lệ hư hao sẽ rất lớn. Vì vậy, khi bảo quản cần phải chọn củ to chắc, không có vết sâu bệnh, bầm dập, khay chứa củ phải để trong kho lạnh, cách mặt đất 30 cm. Trong quá trình bảo quản thường xuyên kiểm tra, theo dõi chặt chẽ để phát hiện củ thối và nhặt riêng ra.

Cách bảo quản củ giống hoa lay ơn trong kho lạnh

Một số lưu ý

  • Trước khi thu hoạch, ngừng tưới nước 2 tuần để củ được khô ráo, thu vào những ngày nắng ráo.
  • Loại bỏ các củ bị bệnh ngay trên đồng ruộng để tránh lây lan mầm bệnh sang các củ khỏe mạnh.
  • Không thu hoạch củ hoa lay ơn khi trời mưa hoặc ẩm ướt vì có thể khiến củ dễ bị thối rữa.
  • Cẩn thận khi vận chuyển củ để tránh làm sây xát hoặc dập nát.
  • Không bảo quản củ hoa lay ơn chung với các loại trái cây hoặc rau củ khác vì có thể bị lây nhiễm nấm bệnh.
  • Nên sử dụng củ hoa lay ơn trong vòng 1-2 năm kể từ ngày thu hoạch.

Quy trình, phương pháp bảo quản hạt làm củ giống

Củ giống là nguồn nguyên liệu quan trọng để gieo trồng và nhân giống cây trồng. Việc bảo quản củ giống giúp giữ nguyên đặc tính quý của giống, đảm bảo chất lượng và năng suất cây trồng cho vụ sau.

Củ giống bảo quản cần đáp ứng đủ 6 điều kiện là:

  1. Chất lượng cao.
  2. Đồng đều, không già quá hay quá non.
  3. Không bị sâu, bệnh.
  4. Không bị lẫn với các củ giống khác.
  5. Còn nguyên vẹn.
  6. Khả năng nảy mầm cao.

Quy trình bảo quản củ giống

Quy trình bảo quản củ giống gồm các bước sau:

Thu hoạch, phân loại

  • Thu hoạch củ giống vào thời điểm thích hợp, khi củ đã trưởng thành và đạt chất lượng tốt nhất.
  • Chọn những củ khỏe mạnh, không bị sứt mẻ, dập nát, hoặc bị bệnh.
  • Cắt tỉa bớt rễ và lá của củ giống để giảm bớt sự thoát hơi nước.

Thu hoạch, phân loại

Làm sạch

  • Sau khi phân loại, ngâm củ giống trong nước sạch khoảng 10-15 phút để làm mềm đất bám trên củ.
  • Dùng tay nhẹ nhàng chà xát củ giống để loại bỏ đất bám.
  • Sau đó, để ráo.

Xử lí phòng chống vi sinh vật hại

Sử dụng chất bảo quản với liều lượng cho phép để phòng chống vi sinh vật gây hại.

  • Sử dụng các chế phẩm sinh học như Trichoderma spp., Bacillus subtilis để phòng trừ nấm bệnh trên củ giống.
  • Sử dụng các loại thuốc trừ nấm hóa học theo hướng dẫn của nhà sản xuất để phòng trừ nấm bệnh nặng.
  • Sử dụng các biện pháp canh tác hợp lý như luân canh cây trồng, bón phân cân đối, tưới nước hợp lý để hạn chế phát sinh vi sinh vật hại.

Xử lí ức chế nảy mầm

Sau thời kì ngủ nghỉ, củ nảy mầm. Muốn kéo dài thời hạn bảo quản, người ta bảo quản trong điều kiện lạnh, sử dụng chất ức chế quá trình nảy mầm phun lên củ.

Bảo quản

Củ giống được bảo quản trong điều kiện lạnh hoặc dùng các phương pháp bảo quản hiện đại.

Sử dụng

Sau thời gian bảo quản, củ giống sẵn sàng để sử dụng và tiến hành trồng.

Các phương pháp bảo quản củ giống

Bảo quản trong kho lạnh

Phương pháp bảo quản củ giống bằng kho lạnh đã được áp dụng rất phổ biến, bằng cách giảm nhiệt độ xuống thấp từ đó hạn chế sự trao đổi chất của hạt và hoạt động của enzim làm hạn chế sự nảy mầm của hạt cũng như hoạt động của các vi sinh vật, côn trùng, chuột, bọ… giúp đảm bảo cho hạt giống được bảo quản tốt.

  • Bảo quản củ giống trong điều kiện khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát với nhiệt độ bảo quản tốt nhất trong khoảng từ 20-22ºC.
  • Bảo quản củ giống trung hạn: Củ giống phải bảo quản trong điều kiện lạnh, nhiệt độ thích hợp là 0ºC, độ ẩm không khí từ 35% – 40%.
  • Bảo quản củ giống dài hạn: Củ giống được bảo quản ở điều kiện lạnh đông, nhiệt độ ( -10ºC) độ ẩm 35% – 40%.

phương pháp bảo quản củ giống

Bảo quản trong tủ lạnh

  • Phơi khô củ giống dưới ánh nắng nhẹ hoặc sấy ở nhiệt độ thấp trong vài giờ để loại bỏ độ ẩm dư thừa.
  • Xếp củ giống lên giấy báo hoặc khăn giấy trong hộp hoặc túi đựng.
  • Đảm bảo củ không bị chồng chéo lên nhau để tạo sự thông thoáng.
  • Đặt hộp hoặc túi đựng củ giống vào ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ lý tưởng là 10 đến 15oC.

Bảo quản trong đất

Bảo quản củ giống trong đất là một phương pháp truyền thống được sử dụng để bảo quản một số loại củ giống như khoai lang, khoai tây, sắn, … Phương pháp này có một số ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu :

  • Đơn giản: Đây là phương pháp bảo quản củ giống đơn giản và dễ thực hiện, không cần dụng cụ hay thiết bị đặc biệt.
  • Giữ được độ ẩm tự nhiên: Đất giúp giữ ẩm cho củ giống, tạo điều kiện cho củ giống nảy mầm tốt hơn.
  • Bảo quản được lâu: Một số loại củ giống như khoai lang, khoai tây có thể bảo quản trong đất từ vài tháng đến một năm.

Nhược:

  • Khó kiểm soát: Việc kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ trong đất khó khăn hơn so với các phương pháp bảo quản khác.
  • Nguy cơ nấm mốc: Củ giống bảo quản trong đất có nguy cơ bị nấm mốc cao hơn nếu độ ẩm quá cao.
  • Khó di chuyển: Củ giống bảo quản trong đất khó di chuyển hơn so với các phương pháp bảo quản khác.
  • Chỉ thích hợp cho một số loại củ giống: Không phải tất cả các loại củ giống đều có thể bảo quản trong đất.

Cách bảo quản:

  • Chọn đất: Nên chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt và không bị nhiễm nấm bệnh.
  • Chuẩn bị củ giống: Chọn củ giống khỏe mạnh, không bị sứt mẻ, dập nát.
  • Gieo củ giống: Đào hố sâu khoảng 20-30 cm, đặt củ giống vào hố, lấp đất và tưới nước giữ ẩm.
  • Bảo quản: Đặt chậu củ giống ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Kiểm tra: Kiểm tra củ giống thường xuyên và tưới nước giữ ẩm cho đất.

Lưu ý:

  • Nên chọn loại củ giống phù hợp với phương pháp bảo quản trong đất.
  • Không nên gieo củ giống quá dày để tránh nấm mốc phát triển.
  • Tưới nước giữ ẩm cho đất nhưng không nên tưới quá nhiều để tránh úng nước.
  • Theo dõi củ giống thường xuyên và loại bỏ những củ bị hư hỏng.

Bảo quản trong đất

Bảo quản trong cát

Phương pháp này đặc biệt phù hợp với các loại củ giống có vỏ mỏng như khoai tây, khoai lang, hành tây, tỏi,…

Ưu:

  • Giữ ẩm tốt: Cát có khả năng giữ ẩm tốt, giúp củ giống không bị khô héo trong quá trình bảo quản.
  • Thoát nước tốt: Cát thoát nước tốt, giúp tránh tình trạng úng nước, thối rữa củ giống.
  • Kiểm soát nhiệt độ: Cát có khả năng điều chỉnh nhiệt độ tốt hơn so với đất, giúp củ giống không bị quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Phòng ngừa nấm mốc: Cát ít bị nấm mốc phát triển hơn so với đất, giúp củ giống ít bị nhiễm bệnh.

Nhược:

  • Cần cát sạch: Cần sử dụng cát sạch, không bị nhiễm mặn hoặc hóa chất để bảo quản củ giống.
  • Thay cát thường xuyên: Cần thay cát định kỳ để đảm bảo độ ẩm và thông thoáng cho củ giống.
  • Chỉ thích hợp cho một số loại củ giống: Không phải tất cả các loại củ giống đều có thể bảo quản trong cát.

Cách bảo quản củ:

  • Rửa sạch cát và để ráo nước.
  • Cho cát vào thùng hoặc hộp đựng, đổ đầy khoảng 2/3 thùng.
  • Xếp củ giống lên trên lớp cát, đảm bảo củ không bị chồng chéo lên nhau.
  • Lấp thêm cát lên trên củ giống, sao cho củ bị chôn vùi hoàn toàn.
  • Đặt thùng hoặc hộp đựng ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Giữ cho cát luôn ẩm bằng cách tưới nước nhẹ nhàng khi thấy cát khô.
  • Kiểm tra củ giống thường xuyên và loại bỏ những củ bị hư hỏng.

Bảo quản trong cát

Lưu ý:

  • Nên thay cát định kỳ 2-3 tuần một lần để đảm bảo độ ẩm và thông thoáng cho củ giống.
  • Không tưới nước quá nhiều để tránh úng nước, thối rữa củ giống.
  • Theo dõi nhiệt độ môi trường và điều chỉnh lượng cát cho phù hợp. Nếu nhiệt độ quá cao, có thể cho thêm cát để giữ cho củ giống mát mẻ.

Cách xử lý và bảo quản hạt giống hoa để dùng cho năm sau

Để hạt giống nảy mầm, cây sinh trưởng, phát triển và đơm hoa tốt, việc bảo quản hạt giống hoa đúng cách là vô cùng cần thiết.

Cách xử lý trước khi bảo quản hạt giống hoa

Một số loại hạt giống hoa cần được xử lý trước khi bảo quản để tăng tỷ lệ nảy mầm.

Ví dụ:

  • Hạt giống có vỏ dày: Cần cào nhẹ hoặc chà xát vỏ hạt để làm mỏng vỏ, giúp hạt dễ dàng hút nước và nảy mầm.
  • Hạt giống có vỏ nhầy: Cần ngâm hạt trong nước ấm pha loãng chất kích thích sinh trưởng (ví dụ: Gibberellic acid) trong vài tiếng để kích thích nảy mầm.
  • Hạt giống có thời gian ngủ nghỉ: Cần bảo quản hạt ở nhiệt độ thấp trong một khoảng thời gian nhất định để phá vỡ thời gian ngủ nghỉ, giúp hạt nảy mầm dễ dàng hơn.

Sau khi hạt thu hoạch xong phải phơi khô và để ráo. Khi phơi chú ý không để hạt dưới ánh mặt trời trực tiếp, không phơi trên nền xi măng. Chúng ta nên kê lên cao, đặt dưới nắng nhẹ. Tiếp đó, để hạt nguội trước khi bỏ vào dụng cụ bảo quản

Nếu bạn thu hoạch hạt giống hoa vào mùa mưa, không thể phơi nắng thì có thể dùng máy sấy. Khi sấy để ở nhiệt độ 35 – 40 độ C, không để nhiệt độ quá cao dễ ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt.

Cách bảo quản hạt giống hoa

  • Sử dụng hộp đựng: Nên sử dụng hũ thủy tinh, lọ nhựa hoặc túi ziplock có nắp đậy kín để bảo quản hạt giống hoa. Tránh sử dụng túi giấy hoặc hộp bìa cứng vì dễ hút ẩm và làm hỏng hạt giống.
  • Bảo quản trong tủ lạnh: Bảo quản hạt giống hoa trong ngăn mát tủ lạnh, tuy nhiên, cần bọc kín hạt giống để tránh bị hỏng do độ ẩm.
  • Điều kiện bảo quản: Bảo quản hạt giống hoa ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản hạt giống hoa là từ 15°C đến 25°C. Độ ẩm lý tưởng để bảo quản hạt giống hoa là dưới 10%.

Một số lưu ý

  • Khi bảo quản hạt giống hoa trong tủ lạnh, cần lấy hạt giống hoa ra khỏi tủ lạnh ít nhất 24 tiếng trước khi gieo trồng để hạt giống hoa thích nghi với nhiệt độ môi trường.
  • Nên thu hoạch hạt giống hoa từ những cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.
  • Ghi chú thông tin về nguồn gốc, thời điểm thu hoạch và loại hoa khi bảo quản hạt giống.
  • Nên sử dụng hạt giống hoa trong vòng 1-2 năm kể từ ngày thu hoạch.
  • Kiểm tra tỷ lệ nảy mầm của hạt giống hoa trước khi gieo trồng.
  • Kiểm tra hạt giống hoa thường xuyên để loại bỏ những hạt bị hỏng hoặc mốc.

Quy trình xử lý và bảo quản hạt giống cây rừng sau thu hái

Hạt giống cây rừng rất dễ bị tổn thương trong giai đoạn sau thu hái. Đồng thời khó có thể kiểm soát được môi trường xung quanh quả. Việc xử lý và bảo quản đúng cách giúp nâng cao chất lượng hạt giống cây rừng, đảm bảo duy trì sức sống của quả (hạt) giống.

Quy trình xử lý quả để lấy hạt giống

Làm sạch quả sơ bộ

Quả phải được làm sạch sơ bộ khỏi các mẩu cành, vỏ, lá và tạp vật khác trước khi tách, làm sạch, bảo quản hoặc gieo. Các cơ sở chế biến lớn có các máy hoặc sàng lắc chuyên dùng hoặc cũng có thể làm sạch bằng cách đãi.

Nếu khối lượng quả không lớn thì có thể làm sạch bằng tay.

bảo quản hạt giống cây rừng

Bảo quản (ủ) quả

Quá trình này giúp cho quả chín đều và khô đi.

Quả không bao giờ chín cùng vào một thời điểm, ngay cả trong cùng một loài và trong cùng một lâm phần, bởi vậy, ngay cả khi thu hái vào lúc chín rộ nhất cũng có một tỷ lệ hạt đã rắn chắc song chưa chín hoàn toàn.

Điều kiện thông thoáng có thể tạo ra bằng cách xếp vơi quả vào bao hoặc thùng và để hở, tạo điều kiện cho sự hô hấp được dễ dàng.

Lưu ý:

  • Có hai dạng quả cần chú ý đặc biệt đó là quả thịt và quả nang. Quả thịt (quả hạch và quả mọng) chín khi thịt quả mềm. Sau đó thịt quả bắt đầu phân huỷ và lên men làm cho hạt giảm chất lượng. Như vậy, trong trường hợp quả thịt thì khi thịt quả bắt đầu mềm là phải tách hạt ngay. Quả nang được coi là chín khi nó tự mở. Hạt bị tách cưỡng ép thì chưa thành thục và không có sức sống.
  • Cần tránh phơi sấy khô quả quá nhanh và mạnh, vì mục đích ở đây là giữ cho quả sống và khoẻ mạnh càng lâu càng tốt để tạo thời gian cho hạt chín.
  • Phải kiểm tra quả hàng ngày, chọn những quả chín để tách hạt ra khỏi quả.

Phương pháp tách hạt

Phương pháp tách hạt phụ thuộc vào đặc tính của quả. Quả thịt được xử lý bằng cách khử thịt quả. Thông thường quá trình này bao gồm khâu ngâm nước, sau đó ép hoặc chà xát nhẹ. Các loại quả gỗ khác (quả Thông) được sấy hoặc phơi khô đến khi vẩy quả mở ra để hạt trong giá noãn tách ra. Sau đó quả tiếp tục được xử lý thủ công hay cơ giới như thùng quay hoặc đập để hạt khô rơi ra khỏi quả.

Phương pháp làm sạch thịt quả

Làm sạch thịt quả thường được làm ngay sau khi thu hái để tránh quả lên men và nóng lên. Với lượng quả nhỏ thì thông thường làm sạch bằng tay. Sau khi ngâm, tiến hành bóp bằng tay hoặc chà xát bằng một mảnh gỗ hoặc chày. Ngoài ra có thể làm tơi thịt quả bằng cách chà xát chúng vào mắt lưới. Lớp vỏ và thịt quả được tách bằng loại rổ thích hợp hoặc đãi bằng dòng nước.

Hạt cũng có thể rửa sạch bằng cách sau: Cho hạt vào trong túi lưới thép sau đó phun mạnh nước vào đến khi lớp vỏ và thịt trôi đi. Sau khi tách hạt loại hạt ưa khô phải được làm khô một cách cẩn thận bằng cách đảo thường xuyên. Sau đó có thể vận chuyển đến vườn ươm để gieo hoặc xử lý tiếp theo để điều chỉnh hàm lượng nước cho phù hợp trước khi đem đi bảo quản.

Làm khô quả

Hong khô dưới mái che

Đây là phương pháp làm khô quả từ từ và ít tác hại nhất để tách hạt. Quả được đưa vào phòng thông, thoáng, trải mỏng trên sàn và được đảo thường xuyên.

Phương pháp này thích hợp cho những loại hạt dễ tách và dễ bị tổn thương (một số loài Vân Sâm) nếu đem phơi hoặc sấy. Thích hợp để tách Vỏ quả một số loại như Dẻ, Sồi và một số loại hạt cần bảo quản ở một hàm lượng nước nhất định mới giữ được sức sống như các loại Dầu, Sao đen.

Phơi khô ngoài trời nắng

Phương pháp này thích hợp cho những loại hạt chịu được nhiệt độ cao. Nó thường được áp dụng vào mùa khô tại các vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới hoặc ôn đới ẩm, những nơi này có thể phơi cho quả mở 100% mà không cần phải sấy. Tại các vùng ôn đới lạnh thì phương pháp này ít thích hợp hơn, phải bổ sung hoặc thay thế bằng phương pháp sấy.

Lưu ý:

  • Khi phơi phải đảo quả thường xuyên để quá trình khô, mở, tách hạt được đồng đều.
  • Tránh nhiệt độ quá cao khi hạt còn ướt, bằng cách hong quả trước khi phơi, hoặc tránh phơi quả hãy còn ướt trên các tấm thép, hoặc đậy chúng bằng các tấm kính, màng ni lông.
  • Phải thu gom thường xuyên hạt đã tách ra khỏi quả, tránh để lâu dưới nắng gay gắt.
  • Chú ý chống chim, chuột, sâu bọ vì chúng có thể gây thiệt hại lớn khi phơi hạt.
  • Kiến có thể tha đi một lượng hạt bạch đàn lớn nếu không có biện pháp hữu hiệu giữ cho chúng không xâm nhập khu sân phơi.
  • Quả chín của một số loài có thể tách hạt sau một số giờ nếu được phơi dưới điều kiện tối ưu, còn ở điều kiện bình thường thì đối với phần lớn các loài thời gian cần thiết là 3-4 ngày.

 bảo quản hạt giống cây rừng

Làm khô quả bằng nhiệt độ nhân tạo

Phương pháp sấy quả trong lò được áp dụng ở những nơi không có điều kiện phơi, cho nhiều loài cây rừng. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu cho các loài cây lá kim, song cũng có thể áp dụng cho một số loài cây như: Bạch đàn tại vùng lạnh, ẩm.

Quá trình sấy phải được tiến hành sao cho trong thời gian ngắn nhất để không làm tổn thương đến sức sống của hạt. Để đạt được những mục đích này nên chú ý đến những vấn đề sau:

    • Quả cần được ủ cẩn thận trước khi sấy.
    • Cần kiểm soát nhiệt độ không khí và giữ ở mức tối thiểu đủ để làm khô quả.
    • Không nên sấy quả nóng và để hạt lâu trong lò sấy quá mức cần thiết.
    • Không khí trong lò cần giữ càng khô càng tốt.

Công đoạn tách hạt

Phương pháp quay đảo

Khâu quay đảo quả để tách hạt thường được tiến hành ngay sau khi sấy (phơi) vì nếu trong điều kiện ẩm, lạnh quả sẽ đóng lại sau một thời gian ngắn.

Máy quay đảo có thể là một thùng hình chữ nhật, thùng tròn, hoặc lồng đặt nằm trên một trục dài khi quay quả bị đảo lộn, những đường gờ nằm trong thùng hoặc lồng có tác dụng tăng cường sự đảo lộn.

Hạt đã mở rơi qua thành máy xuống bộ phận hứng hạt ở dưới như khay, băng chuyền.

Phương pháp đập

Được áp dụng để tách hạt từ quả khô cho nhiều loài cây lá rộng. Có thể tách hạt một cách dễ dàng nhiều loài cây lá rộng bằng cách trải quả trên sàn, trên chiếu hoặc một nền thích hợp khác và đập bằng đòn hoặc gậy thon dài.

Những loại quả khô được cho vào bao tải và đập sau đó dùng sàng để tách hạt ra khỏi các tạp chất khác, đầu tiên dùng sàng có mắt lưới to hơn hạt để giữ lại những tạp chất mảnh vỏ thô và hạt to, sau đó dùng sàng có mắt lưới nhỏ hơn hạt để sàng các phần tạp chất nhỏ và hạt nhỏ lọt qua.

 bảo quản hạt giống cây rừng

Phân loại hạt

Hạt giống của cùng một loài có thể biến động về kích thước do ảnh hưởng của môi trường tác động vào giai đoạn phát triển và do những biến dị di truyền bình thường.

Sức sống của cây mầm liên quan đến kích thước hạt và việc phân loại hạt giống theo kích thước là cần thiết nếu có yêu cầu về sự đồng đều của cây con trong vườn ươm.

Phân loại hạt theo kích thước còn tạo điều kiện thuận lợi để gieo hạt bằng máy.

Kiểm tra hàm lượng nước

Sau khi hạt đã được làm sạch và phân loại, chúng có thể được dùng để gieo ươm ngay. Nếu hạt phải lưu kho thì cần phải kiểm tra hàm lượng nước và có cách bảo quản thích hợp nhất cho từng loại hạt giống cây rừng.

Đối với hạt giống ưa khô, bao gồm phần lớn các loài cây lá kim và nhiều loài cây lá rộng, việc điều chỉnh hàm lượng nước đồng nghĩa với việc sấy và phơi khô, rất ít gặp trường hợp phải làm ẩm, để năng cao hàm lượng nước của hạt tạo điều kiện tối ưu để bảo quản, thường chỉ giới hạn ở các loại hạt ẩm.

HLN hạt giống thường được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm trọng lượng của chúng. HLN có thể thể hiện bằng hai cách:

  • Tỷ lệ phần trăm HLN (Trọng lượng khô) = Trọng lượng nước/ Trọng lượng chất khô x 100
  • Tỷ lệ phần trăm HLN (Trọng lượng tươi) = Trọng lượng nước/ (Trọng lượng chất khô Trọng lượng nước ) x 100

Cách bảo quản hạt giống cây rừng

Bảo quản khô

Hạt giống rừng được phơi khô, tinh sạch, có hàm lượng nước thường 4-8%, cho vào túi Polyethylene, đựng trong chum, vại, bình, lọ, bên trên trải một lớp Silicagel, tro bếp, vôi bột hút ẩm, có thể gắn kín hoặc để hở miệng túi đặt trong kho bảo quản.

Có hai loại:

  • Kho thông thường (bảo quản khô mát), xây dựng ở nơi cao ráo, mát, thông thoáng. Các dụng cụ chứa hạt được xếp trên giá hoặc kê cao thành từng dãy. Trong kho có nhiều quạt, có cửa sổ để thông gió khi cần thiết. Việc bảo quản trong kho thông thường thích hợp với những loại hạt có tuổi thọ cao, thời gian bảo quản ngắn. 
  • Kho lạnh (bảo quản khô lạnh), nhiệt độ trong kho được duy trì đều đặn, hạ thấp đến một giới hạn cần thiết thường từ 0- 50 C. Các dụng cụ chứa hạt được xếp trên giá thành từng dãy. Hạn chế mở cửa kho để tránh nhiệt độ thay đổi. Bảo quản khô áp dụng cho đa số các loại hạt: Bạch đàn, Phi lao, Thông, Lim xanh, Tếch… 

Bảo quản ẩm

Áp dụng cho các loại hạt giống rừng tuổi thọ ngắn, có lượng nước tiêu chuẩn cao, đòi hỏi phải có một độ ẩm nhất định mới duy trì được sức nảy mầm. Như: Mỡ, Hồi, Quế, Bồ đề, Long não, Trầu, Sao đen..

  • Bảo quản trong kho thông thường (bảo quản ẩm mát): Kho được xây dựng ở nơi mát, thoáng, nơi có nhiệt độ thấp. Hạt được trộn đều với cát ẩm theo tỷ lệ 1 hạt/2-3 cát ẩm (theo thể tích), đánh thành từng luống cao 15 -20cm, bên trên phủ một lớp cát ẩm, xáo trộn theo định kỳ. Thường xuyên kiểm tra độ ẩm cát, nếu thấy khô sàng riêng hạt, làm ẩm cát, trộn hạt với cát đánh thành luống và bảo quản tiếp 
  • Bảo quản trong kho lạnh (bảo quản ẩm lạnh): Hạt giống (có độ ẩm thích hợp) được đựng trong các thùng sắt, gỗ, đặt trong kho lạnh. Cần tạo điều kiện cho hạt thông thoáng nhưng tránh làm hàm lượng nước trong hạt giảm sút do hạt quá khô. 

Lưu ý:

  • Dụng cụ đem bảo quản cần được sát trùng trước khi bảo quản. 
  • Sát trùng hạt có thể dùng thuốc như: Benlate, Serezan: 2 – 4 gr/1kg hạt 
  • Dụng cụ: Cần sấy, luộc hoặc nhúng qua nước vôi trong. 
  • Khử trùng kho bảo quản bằng cách: Pha dung dịch (vôi dầu hoả) theo tỷ lệ hít 36 dầu 2 kg vôi sống 5 lít H2O và phun 0,5 lít/ m2 kho. 

Thời gian bảo quản của từng loại hạt giống rừng

Hạt giống cây rừngPhương pháp bảo quảnThời gian bảo quản lâu nhất
Xoan ta (Mlia azedarach)Khô mát1 -2 năm
Trai lý (Garcinia fagaeoides)Ẩm mát< 2 tháng
Sở (camellia ollipera)Khô mát< 6 tháng
Giáng Hương (pterocarpus macrocarpus hurz)Khô mát< 1 năm
Lát hoa (Chukrasia tabularis)Khô mát< 1 năm
Sa mộc (Cunninghamia lanceolata Hook)Khô lạnh, mát6 tháng
Lim xanh (Erythrophloeum Fordii oliver)Khô mát1 -2 năm
Sao đen (Hopera odorata Roxb)Ẩm lạnh< 4 tháng
Tếch (Tectona grandis)Khô mát1 -2 năm
Xà cừ (Khuya senegalensis)Khô mát6 tháng
T rầu lả xẻ (Aleurites montana (Loại) Wils)Ẩm mát< 1 năm
Long não (Cinamomun camphora Nee ẹt. E bcm)Ẩm mát< 6 tháng
Muồng đen (Cassia siamea Lam)Khô mát1-2 năm
Thông ba lá (Pinus keciefa)Khô lạnh, mát1 năm
Phi lao (Casuariana equisettfolia)Khô mát< 1 năm
Trám trắng (Canarium album raeusch)Lạnh< 5 tháng
Keo Tai tượng (Acacia mangium)Khô mát1 năm
Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis)Khô lạnh2-3 năm
Quế (Cinamomum cassia blume)Ẩm mát< kháng
Hồi (lllicium ve rum Hook)Ẩm mát< 3tháng
Bồ đề (Styrax tonkinensi8 Pierre)Ẩm mát<1 năm
Mỡ (Manglietia Glauc8)Ẩm mát< 1 năm
Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A. Chev)Khô mát1-2 năm
Tông dù (Toang sinensis (A iuss) RocmKhô lạnh1 năm
Keo lá tràm (Acacia aunculiformis)Khô lạnh2-3 năm

 

Quy trình chọn giống, làm sạch và bảo quản hạt giống cà chua

Việc bảo quản hạt giống cà chua đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc gieo trồng thành công, giúp cho cây cà chua phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao.

Bước 1: Chọn cà chua để làm giống

  • Muốn thu được hạt cà chua để làm giống, cần chọn những cây sinh trưởng khỏe, quả chín sớm, sai quả. Sau khi chọn được cây tốt, tiến hành theo dõi quá trình ra hoa, đậu quả của cây.
  • Những chùm quả ra lần đầu không nên chọn làm giống, những quả này hình thành khi cành lá được phát triển đầy đủ, sức sống chưa cao, hạt chưa mẩy. 
  • Trên cây chừa lại những chùm quả thứ 2 và thứ 3 để chọn làm giống. Vì đây là những chùm quả được hình thành vào thời điểm cây khỏe mạnh nhất. Quả phát triển đầy đủ, hạt to và mẩy. 

Bước 1: Chọn cà chua để làm giống

Bước 2: Tách hạt, lên men

  • Cắt đôi cà chua và múc hạt ra, cho vào một bình nước. Đặt bình sang một bên trong bốn trong năm ngày. Sau đó một khuôn sẽ phát triển. Điều này giúp loại bỏ lớp phủ gelatin trên hạt cà chua, có thể ngăn ngừa sự nảy mầm.
  • Sau bốn hoặc năm ngày, bỏ qua bột giấy lên men bọt và hạt sẽ ở dưới cùng của bình.
  • Khi thấy khối ngâm loãng ra hạt nổi đầy lên phía trên thì quá trình ngâm có thể kết thúc.
  • Đổ hạt vào một cái rây và rửa kỹ bằng nước để loại bỏ nấm mốc.

Lưu ý:

  • Hằng ngày dùng que khuấy đảo 2-3 lần để các phản ứng phân giải các chất hữu cơ quanh hạt được đều. Đây thực chất là quá trình lên men vi sinh vật yếm khí với mục đích phân huỷ các chất hữu cơ quanh hạt, kết quả thu lấy hạt sạch.
  • Đối với hộ kinh doanh lớn, việc tách hạt được tiến hành trên các máy chà kích thước nhỏ để nghiền, sàng lọc tách vỏ quả…một cách dễ dàng.
  • Trong quá trình nghiền quả, tách hạt, các dụng cụ như sàng, các thùng chứa, dụng cụ rửa hạt…cần được vệ sinh sạch sẽ sau khi hoàn thành đối với một giống, sau đó mới chuyển sang làm giống tiếp theo.

Bước 2: Tách hạt, lên men

Bước 3: Phơi khô

Sau khi rửa sạch rồi hong phơi, khi hạt khô có màu vàng nhạt, óng anh là được.

Lưu ý: Hạt cà chua dễ bị mất sức sống nếu phơi khô quá. Hàm lượng nước trong hạt 10-12% là vừa.

Bước 3: Phơi khô hạt cà chua

Bước 4: Bảo quản hạt giống cà chua

Sau khi phơi khô hạt, để nguội rồi đóng gói bằng túi nilon, nên đóng khối lượng vừa phải 5-10g/gói, không nhiều quá để thuận tiện cho người sử dụng. Nếu cung cấp hạt cho cơ sở sản xuất lớn thì có thể đóng gói 50-100g. Sau khi đóng gói, cất giữ hạt ở những nơi khô ráo, thoáng mát để bảo quản.

Quy trình lấy hạt giống ớt và cách bảo quản

Ớt là loại cây được ươm mầm từ hạt, vì thế các nhà sản xuất hạt ớt giống rất chú trọng đến việc làm khô hạt để làm giống. Vì vậy, giai đoạn xử lý hạt giống sau thu hoạch, cụ thể là khâu làm khô tốt, hạt giống sẽ đạt tỷ lệ nảy mầm cao, tốc độ nảy mầm nhanh và tăng thời gian bảo quản hạt giống.

Quy trình lấy hạt ớt giống

Chọn giống

Chọn quả để lấy được hạt giống khỏe mạnh, phải đảm bảo rằng quả ớt được chọn đã chín hẳn trước khi hái. Quả ớt có thể cần vài tháng để chín hẳn. 

Quả ớt sẽ có màu sắc cuối cùng khi nó chín hẳn, và khi đó là lúc tốt nhất để hái quả lấy giống. Màu sắc cuối cùng thường là đỏ hay vàng, nhưng nhiều giống ớt còn có t hể có màu nâu, trắng, hồng/cam, cam, hay màu ngà. Quả ớt còn có thể thay đổi sang những màu khác trong quá trình chín. 

Lưu ý: 

  • Một quả ớt còn xanh không thể cung cấp hạt giống khỏe mạnh.
  • Không nên chọn những quả ớt bị gãy, biến màu và bị sâu ăn.
  • Tránh lấy hạt giống ớt từ những cây ớt bệnh, quả ớt bệnh, hay quả ớt bị mềm vì thối rữa hay bị mốc. Một số mầm bệnh/virut có thể được truyền sang thế hệ hạt ớt tiếp theo

Lấy hạt

Trước tiên, bạn cần cắt bỏ phần cuống ớt đi rồi dùng dao cắt đôi quả ớt theo chiều dọc.

Sau đó dùng muỗng cạo nhẹ để loại bỏ phần hạt, như vậy là bạn đã dễ dàng loại bỏ hết hạt ớt rồi.

Quy trình lấy hạt ớt giống 

Sấy khô

Để chúng ở nơi khô ráo, nơi thông gió tốt, tránh ánh nắng trực tiếp trong khoảng  một đến hai tuần, để hạt khô hoàn toàn . Quá trình phơi khô này đảm bảo rằng hạt giống của bạn không có mầm bệnh.

Hãy đảo hạt ớt vài ngày một lần để đảm bảo lớp dưới cùng của hạt ớt được tiếp xúc với không khí. Không khí thoáng đãng rất quan trọng để đảm bảo hạt ớt khô đều và ngăn ẩm lại. 

Cách bảo quản hạt giống ớt

Để bảo quản lâu hơn, hãy bảo quản hạt giống ớt trong hộp kín. Hãy nhớ dán nhãn chúng với loại hạt tiêu và ngày tháng. Để bảo quản trong thời gian ngắn hơn, nhiều người sử dụng túi zip. Bảo quản chúng ở nơi mát, tối, khô ráo, chẳng hạn như tủ hoặc tủ lạnh.

Hạt giống ớt sẽ được bảo quản từ 2 đến 3 năm, sau đó tỷ lệ nảy mầm của chúng sẽ giảm dần.

Cách bảo quản hạt giống ớt

Lưu ý

  • Để duy trì khả năng phát triển của hạt ớt, chúng phải được bảo quản ở nơi tối, mát, khô, thích hợp nhất là từ 2-10 độ C. 
  • Tránh bảo quản hạt hộp đựng giống ớt ở những chỗ có ánh nắng mặt trời, gần các vật bức xạ nhiệt hoặc ở những nơi có độ ẩm cao.

Cách thu hái, xử lý và bảo quản hạt giống bồ đề

Hạt giống bồ đề là loại hạt tuổi thọ ngắn, có lượng nước tiêu chuẩn cao, đòi hỏi phải có một độ ẩm nhất định mới duy trì được sức nảy mầm.

Cách thu hoạch và chọn giống hạt bồ đề

Chọn cây bồ đề mẹ lấy giống

  • Chọn thu hái giống ở lâm phần giống từ 6 tuổi trở lên. Cây trồng sau 4 – 5 năm bắt đầu ra hoa, chu kỳ sai quả 2 – 3 năm, ở những năm này tỷ lệ ra hoa đạt 80 – 90%, số cây đậu quả 45 – 55%, những năm mất mùa tỷ lệ này chỉ đạt 5 – 10%. Sản lượng trung bình của lâm phần 8 tuổi là 500kg/ha/năm.
  • Chọn cây không bị sâu bệnh, lệch tán, cụt ngọn.
  • Thời gian thu hái thường từ 30/8 – 15/9, ở vùng trung tâm có thể sớm hơn 5 – 10ngày.

Nhận biết hạt bồ đề chín

  • Khi thấy 1/3 số quả bồ đề bắt đầu nứt vỏ hoặc thấy vỏ quả màu bạc, có đốm phớt trắng hay vàng lông bò.
  • Hạt màu đen hoặc vàng da bò. Màng hạt mỏng ép sát giữa nội nhũ và vỏ hạt.
  • Bổ hạt thấy nhân rắn, đặc, vành ngoài phớt xanh thì thu hái.

bảo quản hạt giống bồ đề

Phương pháp thu hái

Thu hái trên cây

  • Những cây nhỏ, cành thấp có thể đứng dưới đất dùng các dụng cụ như: móc kéo cắt cuống quả,
  • Thông dụng nhất là trèo lên cây hái quả, hoặc kết hợp khai thác gỗ để thu hái quả.

Chú ý:

  • Hạn chế bẻ cành làm hại đếncây.
  • An toàn cho người và cây.
  • Thu hái từ trên xuống, tránhleo trèo nhiều lần.

Thu nhặt trên mặt đất

Trước thời gian rụng 1- 2 tuần:

  • Phát sạch xung quanh gốc, quét sạch lá, rác.
  • Khi nhặt chú ý phân biệt quả tốt, loại bỏ ngay quả xấu,sâu bệnh.
  • Không được ken cây lấy quả làm cho cây mẹ chết.
  • Rải chiếu hoặc bạt, nilon dưới gốc rồi rung cho quả chín rơi xuống đất để nhặt.

Cách bảo quản hạt giống bồ đề

Xử lý ban đầu

  • Quả sau khi thu hái về đã chín đều, loại bỏ cành, lá, tạp vật hong nơi thoáng mát 2 3 ngày cho se vỏ quả sau đưa vào bảo quản.
  • Ủ quả với cát ẩm 20 – 22% theo tỷ lệ một quả, một cát theo thể tích (chú ý quả phải được xử lý bảo quản ngay sau khi thu hái không được để quá 3 ngày).
  • Trộn đều vun thanh luống 3 ngày tưới nước một lần, đảo xới 2 lần/ngày
  • Thời gian ủ quả kéo dài 30 – 45 ngày khi màu và trạng thái quả chuyển từ xanh sang xám và mềm xốp thì chuyển sang giai đoạn sau.

Ủ quả với cát ẩm 20 - 22% theo tỷ lệ một quả

Bảo quản ổn định

  • Chỉ những quả đã qua giai đoạn xử lý ban đầu mới chuyển sang giai đoạn bảo quản ổn định.
  • Sàng quả ra khỏi cát.
  • Dùng cát có ẩm độ 20 – 22% trộn đều với quả theo tỉ lệ 3 quả 1 cát tính theo thể tích.
  • Đánh thành luống dài tùy theo chiều dài kho rộng 1,5m, cao 0,6m, không nén chặt luống.
  • Phủ toàn bộ 3 mặt luống 1 lớp cát ẩm 20 – 22% dày khoảng 3cm. Luống cách nhau 0,3 – 0,4m.

Kỹ thuật chăm sóc

  • Mỗi tháng chăm sóc một lần vào ngày nhất định.
  • Đảo đều lớp cát quả từ trên xuống dưới không được để cát và quả kết vón thành tảng.
  • Dùng thùng tưới có hương sen tưới 40 – 60 lít nước cho một luống cát quả có kích thước 10 x 1,5 x 0,6m.
  • Làm phẳng mặt luống, không nén chặt.
  • Phủ lớp cát có ẩm độ 20 – 22% dày khoảng 3cm lên toàn bộ 3 mặt luống.
  • Giữa 2 đợt chăm sóc chính phải chăm sóc bổ sung một lần. Kỹ thuật chăm sóc như sau: Dùng thùng tưới có hương sen, tưới khoảng 3040 lít nước cho một luống có kích thước 10 x 1,5 x 0,6m.
  • Kiểm tra chất lượng quả trong quá trình bảo quản theo TCVN 312879. Thời gian kiểm tra vào tháng 10 hàng năm.
  • Nếu tỉ lệ nảy mầm của hạt giảm 10% so với TCVN 312779 thì phải đem sử dụng ngay.

Cách bảo quản hạt lúa giống đạt tỷ lệ nảy mầm cao

Lúa là loại hạt có vỏ trấu nên bảo quản có nhiều thuận lợi vì lớp vỏ trấu có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của các môi trường bên ngoài. Tuy vậy, quá trình bảo quản lúa giống cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh. Dưới đây là một số biện pháp bảo quản lúa giống tốt nhất, bạn có thể tham khảo. 

Cách bảo quản hạt lúa giống

Bảo quản trong chum vại

Dùng phương pháp bịt kín: lúa sau khi được phơi khô đến độ ẩm an toàn, loại sạch tạp chất, sâu mọt… đổ vào chum vại sạch sẽ và khô, sau đó đậy kín không cho tiếp xúc với không khí bên ngoài (nắp bằng tôn, đậy kín phủ lá chuôi khô, giẻ rách, khô dày, phủ lên trên…) tức là bảo quản trong điều kiện yếm khí.

Với hình thức này, nếu đảm bảo những yêu cầu phẩm chất ban đầu tốt có thể giữ được thời gian khá dài (4-5 năm).

Cách bảo quản hạt lúa giống

Bảo quản bằng kho thường

Dạng đổ rời

Yêu cầu độ ẩm thóc khi vào kho yêu cầu không quá 14%.

Phương pháp bảo quản này đòi hỏi kho phải có vách ngăn, mỗi gia kho chứa khoảng 200 tấn. Yêu cầu điều kiện chống thấm, dột tốt. Thóc đổ vào kho với độ cao đống thóc không quá 3, 5 mét, mặt đống phải được cào trang phẳng. Cứ 15 ngày tiến hành cào đảo một lần lớp thóc trên mặt kho tới độ sâu 40 đến 50cm.

Thường xuyên theo dõi tình trạng đống thóc, đặc biệt chú ý tới độ ẩm thóc khi độ ẩm lên quá 14% và nhiệt độ ngoài trời lên tới 39oC cần có biện pháp xử lý kịp thời.

bảo quản thóc giống

Dạng đóng bao

Độ ẩm thóc 16% thì thời gian bảo quản không quá 15 ngày, nếu độ ẩm thóc là 15% thì thời gian bảo quản có thể kéo dài không quá 6 tháng.

Kho phải có bục kê (palet) để chống ẩm. Các bao thóc được xếp thành lô, 15- 18 lớp với độ cao thích hợp không quá 4 mét, mỗi lô có khối lượng khoảng 200 tấn. Bao thóc được xếp cách tường ít nhất 0, 5 mét và lô nọ cách lô kia không dưới 1 mét. Bao thóc được xếp theo kiểu chồng 3 hoặc chồng 5.

Cách bảo quản thóc giống

Bảo quản bằng kho lạnh

Bảo quản lúa giống bằng kho lạnh là phương pháp tiên tiến và hiệu quả nhất hiện nay để giữ gìn chất lượng và tỷ lệ nảy mầm cao cho hạt giống. Nhờ vào khả năng kiểm soát chính xác nhiệt độ, độ ẩm và thông gió, kho lạnh giúp tạo môi trường lý tưởng cho hạt giống lúa phát triển và bảo quản trong thời gian dài.

Nhiệt độ:

    • Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản hạt giống lúa là từ 10°C đến 15°C.
    • Nên duy trì nhiệt độ ổn định trong suốt thời gian bảo quản để tránh ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống.
    • Tránh để nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp vì có thể làm giảm tỷ lệ nảy mầm hoặc làm hỏng hạt giống.

Độ ẩm:

    • Độ ẩm lý tưởng để bảo quản hạt giống lúa là dưới 10%.
    • Nên sử dụng máy hút ẩm hoặc các chất hút ẩm để kiểm soát độ ẩm trong kho.
    • Độ ẩm cao có thể làm cho hạt giống bị mốc, thối rữa và giảm tỷ lệ nảy mầm.

Thông gió:

    • Cần đảm bảo kho bảo quản hạt giống lúa có hệ thống thông gió tốt để tránh tích tụ khí CO2 và ethylene.
    • Thông gió tốt giúp giữ cho hạt giống khô ráo và ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc.

Một số lưu ý

  • Lúa giống phải được bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, không bị dột mưa, phải được thường xuyên kiểm tra ẩm độ, sâu mọt, chim chuột….
  • Giữ cho lúa không bị ẩm ướt, không bị men, mốc và xảy ra hiện tượng tự bốc nóng, không có sâu mọt…
  • Với số lượng ít có thể đựng trong các dụng cụ bảo quản như chum, vại, bồ, bịch, vựa lúa…
  • Nếu với số lượng nhiều thì chứa trong các kho lớn bằng gạch, ngói hoặc có thể bằng tre nứa lá.
  • Đối với những lúa dùng làm giống, yêu cầu phải giữ được độ nẩy mầm và năng lực nẩy mầm cao, đồng thời phải giữ được độ thuần giống, độ sạch giống nên kho phải vững chắc và tốt hơn kho thường.
  • Kho phải kiên cố, cách nhiệt và cách ẩm tốt. Phải bảo quản hạt giống riêng rẽ từng khối theo giống, theo mức độ sạch khác nhau, và theo mức độ tạp chất, độ ẩm khác nhau. 
  • Kho phải rộng thoáng, để tránh hiện tượng đọng khí co2. Tùy theo phương pháp bảo quản (đóng bao hay đổ rời) tùy theo thời gian bảo quản và trạng thái hạt (như độ ẩm hạt, mức độ chín…) mà chiều cao tầng bao hay đống hạt có thể thay đổi trong khoảng khá lớn. Thông thường chiều cao đông hạt chỉ vào khoảng 1,5 m và chiều cao tầng bao khoảng 4 tầng là vừa phải. 

Gia Duc Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi