Định hướng phân bổ dung tích, diện tích, vị trí phòng kho lạnh

Để định hướng phân bổ dung tích, diện tích và vị trí cho phòng kho lạnh, bạn cần xem xét các yếu tố sau đây:

Phân bố dung tích

Dung tích hoặc diện tích kho lạnh được thiết kế theo yêu cầu của từng trường hợp cụ thể. Nếu không có yêu cầu cụ thể có thể thiết kế theo một số thông số định hướng sau đây.

Các kho lạnh phân phối thịt có thể lấy dung tích cho từng loại buồng định hướng theo các số liệu cho trong bảng dưới đây

 Bảng 1 – Dung tích định hướng của các buồng theo dung tích kho lạnh, tấn

Dung tích kho lạnh, t
Tỉ lệ dung tích, % dung tích chung
Công suất buồng kết đông t/ngày đêm hoặc % dung tích chung
Buồng bảo quản đôngBuồng bảo quản lạnhbuồng vạn năng
50 – 60050- 7025 – 50
Đến 5t/ngày đêm
1000 – 20007525Đến 1%
3000 – 50007525Đến 0,5%
>5000602020Đến 0,5%

Kho lạnh của xí nghiệp chế biến thịt là một bộ phận của xí nghiệp hoặc của liên hiệp chế biến thịt. Dung tích của kho và của từng buồng, thí dụ buồng chế biến lạnh, buồng gia lạnh, buồng kết đông, buồng bảo quản lạnh, buồng bảo quản đông được tính theo dây chuyền công nghệ và số ca sản xuất.

Năng suất gia lạnh và kết đông phải đạt ít nhất 80% năng suất chế biến mỗi ca. Các buồng bảo quản lạnh có thể giữ thịt dự trữ được hai ngày đêm, các buồng bảo quản đông phải dự trữ được lượng thịt cho 60 ca làm việc.

Ngoài ra, trong kho lạnh còn phải bố trí các buồng chất tải (tiếp nhận) và tháo tải cho các buồng gia lạnh và kết động, buồng vạn năng có chế độ nhiệt thay đổi tuỳ theo yêu cầu, buồng phân phối và nếu cần cả buồng kiểm nghiệm sản phẩm. 

Kho lạnh công nghiệp cá thường không phải là xí nghiệp độc lập mà nằm trong tổ hợp công nghiệp cá có nơi tiếp nhận, xử lý và phân phối cá. Thường 80% dung tích kho lạnh dùng để bảo quản đông. Dung tích còn lại là buồng bảo quản vạn năng. Kho lạnh công nghiệp cá có dung tích đến 20 ngàn tấn, bình thường dung tích từ 100 đến 1000t. 

Sự phân bố dung tích của kho đến 1000 t giới thiệu trên bảng 2.

Bảng 2- Phân bổ dung tích kho lạnh cá

Dung tích kho lạnh cá (Tấn)Công suất buồng kết đông. (Tấn/24h)Dung tích dự trữ. (Tấn)Công suất bể đá.
(Tấn/24h)
Dung tích buồng chứa đá. (Tấn)
1001020530
20020401580
300305020100
>75050 – 7575

Các kho lạnh bảo quản rau quả thường có các buồng sau:

  • Buồng bảo quản rau quả;
  • Buồng chế biến (lựa chọn, phân loại, đóng gói, đóng hộp); 
  • Buồng tiếp nhận và phân phối sản phẩm. 

Đối với các kho lạnh nhỏ dưới 1000t có thể sử dụng một buồng với nhiều chức năng thí dụ, buồng xử lý, phân phối và tiếp nhận của kho lạnh chế biến rau quả có thể là một buồng duy nhất. Kho lạnh phân phối rau quả thì không cần buồng này. Các buồng gia lạnh, thu gom của các kho lạnh thu mua, sau mùa vụ có thể dùng làm nơi bảo quản, phân loại trước khi bán. 

Phân bố diện tích

Để đạt được hiệu quả kinh tế giới hạn nhỏ nhất của một kho lạnh cho thuê có diện tích khoảng 2000m, giới hạn lớn nhất là không hạn chế. Trung bình các kho lạnh cho thuê có diện tích 5000 đến 10000m².

Các kho lạnh chuyên dùng có những quan điểm riêng về hiệu quả kinh tế nên cũng không có giới hạn về diện tích. Phòng lạnh và phòng đông chỉ chiếm một phần không gian xây dựng. Một phần lớn còn lại dành cho các phòng gia công, chuẩn bị, chất tháo tải, phòng phụ, thang máy, cầu thang, vách, vách cách nhiệt, các dàn lạnh và các kết cấu xây dựng khác.

Các kho lạnh cũ thường bố trí sân, hiên và các phòng chất tháo tải nhỏ, nhưng ngày nay các phòng phụ đó được bố trí rộng rãi để có thể tiếp nhận hoặc xuất một khối lượng hàng lớn một cách nhanh chóng theo thời vụ hoặc đột xuất.

Các kho lạnh rau quả làm việc theo thời vụ. Các kho lạnh bến cảng cần giải phóng tàu nhanh cần có các phòng chất tháo tải lớn, tuy nhiên nếu là một kho lạnh trong đất liền công việc xuất nhập hàng diễn ra đều đặn thì một phòng chất tháo tải lớn lại không kinh tế.

Thường các phòng phụ rất khó bố trí vào nhóm các phòng lạnh và đồng, vì chế độ nhiệt khác nhau. Một giải pháp hợp lý đối với kho lạnh nhiều tầng là xây dựng một diện tích khác ngay bên cạnh kho lạnh. 

Hình 1 giới thiệu một kho lạnh kiểu như vậy. 

Hình 1- Kho lạnh với phần 1 tầng dùng làm phòng tháo và chất tải.
Hình 1- Kho lạnh với phần 1 tầng dùng làm phòng tháo và chất tải.

Ở kho lạnh 5 tầng này người ta sử dụng một phần của tầng 1 làm buồng thí ảnh hưởng bởi các buồng phụ, chất tải và buồng phụ. Với giải pháp đó, kho lạnh nhiều tầng sẽ không bị ảnh hưởng bởi các buồng phụ định hướng theo các.

Bảng 3 giới thiệu tỉ lệ các loại phòng và các phần kiến trúc xây dựng khác theo tỷ lệ % đối với tổng diện tích mặt bằng của một số kho lạnh khác nhau 

Bảng 3- Diện tích định hướng của các buồng theo diện tích kho lạnh, tấn

Kho lạnh
Diện tích thô tất cả các tầngDiện tích lạnh hữu ích tất cả các lẩngXây dựng và cách nhiệtPhòng chất tải, cửaPhòng cầu thang, thang máy, không làm lạnhDàn lạnh quạt và hộp quạt gióVăn phòng và các phòng phụ
m² %m² %m² %m² %m² %m² %m² %
17140100453063,51075154506,36218,735851061,5
26470100477073,8780122664,138862463,8200,3
3584010035506179513,61101,9107018,21943,31202
43800100244764,562716,53326,72747,21203,1
59300100577262111012961180019,45225,6
63320100218065,638011,5902,734610,51045,1601,8

Về cỡ của các phòng có thể tham khảo các số liệu sau: Các buồng lạnh riêng lẻ của các kho lạnh cho thuê nên có diện tích từ 250 đến 400 m²  là cao nhất. Các buồng nhỏ bất tiện đối với việc cách nhiệt kho lạnh, yêu cầu diện tích lớn hơn cho việc đi lại, vận chuyển hàng hoá vì vậy các phòng nhỏ là không kinh tế bằng. Nhưng các phòng nhỏ dễ cho thuê hơn.

Nếu muốn cho thuê dễ dàng đối với các phòng lớn, nên dùng lưới sắt phân chia thành các phòng nhỏ hoặc từng nhóm các phòng nhỏ. Nếu bảo quản hàng đặc chủng có thể chia ra các phòng lớn, như vậy có thể giảm được lối đi cho các xe rùa và tăng diện tích lạnh hữu ích. 

Một số kho lạnh có kích thước phòng rất rộng ví dụ:

  • Kho lạnh ở Dallas bang Texas (Mỹ) khoảng 5000m²
  • Kho lạnh ở Los Angeles, California (Mỹ) khoảng 13.000m² 
  • Kho lạnh ở Chicago III, của Mĩ khoảng 15.000m²
  • Kho lạnh ở Kaiserlautern / Pfalz (CHLB Đức) khoảng 1600m²

Lưu ý: Đối với những kho lạnh có phòng lạnh rộng như vậy cần đặc biệt quan tâm giải quyết vấn để phòng cháy, chữa cháy.

Chiều cao của các kho lạnh thường từ 3,2 đến 3,5 m. Nếu cao hơn, chiều cao chất tải tăng, chi phí xây dựng tăng mà thu nhập do cho thuê không tăng nên nâng chiều cao chất tải là không kinh tế. Do vậy thường người ta làm nhiều tầng với chiều cao nhỏ hơn là làm ít tầng với chiều cao lớn. 

Chiều cao chất tải nhỏ còn có ưu điểm là bốc xếp dễ hơn, độ bền cơ học của các thùng chứa yêu cầu không cao. Để sử dụng tốt nhất chiều cao, trần phải phẳng không có dầm ngang để có thể bố trí dễ dàng đường ống gió, các đường ống công nghệ và để xe nâng hạ hoạt động dễ dàng cũng như sự thông thoáng và đối lưu không khí tốt. Đối với kho lạnh một tầng, chiều cao chất tải có thể tới 4,5 m và chiều cao trần yêu cầu từ 5 đến 6 m. 

Định hướng bố trí các phòng

Việc bố trí các phòng như phòng lạnh, phòng đông và các phòng phụ cần tuân theo các yêu cầu bố trí kỹ thuật lạnh, công nghệ lạnh và lưu thông đi lại. Ví dụ, thiết bị kết đông thực phẩm nên được bố trí ở tầng 1 để tránh vận chuyển thực phẩm chưa kết đông lên tầng cao và khi kết đông xong. Việc vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn, nguy cơ hỏng sản phẩm cũng giảm hơn.

Nếu kho lạnh sử dụng phòng kết đồng dạng tunel thì nên bố trí tầng hầm phía dưới bảo quản các sản phẩm ở nhiệt độ dương. Nếu không có tầng hầm phải có biện pháp chống đóng băng nền sàn.

Đối với các phòng có nhiệt độ dương nên chọn các phòng có tổn thất nhiệt qua vách lớn ví dụ các phòng ở gốc kho, các phòng ở trên cùng… Dòng nhiệt tổn thất tạo điều kiện cho việc giữ độ ẩm vừa phải trong phòng. Do nhiệt tổn thất, dàn lạnh hoạt động nhiều và hơi nước bốc từ sản phẩm ra sẽ bám và ngưng tụ vào dàn. 

Đối với các phòng lạnh ít có tổn thất nhiệt, dàn lạnh ít hoạt động nên có độ ẩm cao do ẩm từ sản phẩm thoát ra.

Ở các tầng giữa và các phòng giữa nên sử dụng để bảo quản đông các sản phẩm ở độ ẩm cao. Độ ẩm càng cao càng giảm được sự khổ hao sản phẩm bảo quản.

Các phòng tầng hầm để tránh đóng băng nền nên sử dụng để bảo quản các sản phẩm ở nhiệt độ dương trên 0°C và các hàng nặng yêu cầu tải trọng của nền cao ví dụ các mặt hàng đóng trong thùng.

Các buồng lạnh hoặc đông thương nghiệp hoặc xuất nhập thường xuyên nên bố trí ở tầng 1 để sự đi lại lưu thông nhộn nhịp không ảnh hưởng tới công việc ở các phòng bảo quản khác.

Việc quy hoạch hợp lí mặt bằng kho lạnh đòi hỏi phải có kiến thức và nhiều kinh nghiệm. Phải bố trí sao cho hợp lí nhất các phòng và các nhóm phòng lạnh, phòng đông và các nhóm phòng đông, các phòng phụ, hiên ô tô, hiên tàu hoả, các dàn lạnh quạt, các đường đi ống… Cũng cần nhấn mạnh rằng vì lí do kinh tế không được thu hẹp diện tích phòng lạnh khi phải nới rộng các phòng khác. 

Cần phải loại trừ việc đổ mồ hôi và bám tuyết ở các vị trí không khí nóng gặp các bề mặt lạnh ở các hành lang, cầu thang, thang máy, các đường ống gió, ống lạnh… 

Cần phải tuân thủ các kỹ thuật vận hành như: các đường vận chuyển tới cầu thang và tới buồng lạnh phải ngắn và không vướng cột; phải dễ tiếp cận với dàn lạnh quạt, các kênh bố trí đường ống mà không cần phải vào phòng lạnh, cần phải bố trí cầu thang phù hợp với quy tắc an toàn phòng cháy, chữa cháy và để phòng sự bốc mùi từ phòng nọ sang phòng kia, từ tầng nọ sang tầng kia.

Chia sẻ

Định hướng phân bổ dung tích, diện tích, vị trí phòng kho lạnh

hoặc copy link

Mục lục

Gia Duc Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi