6 Phương pháp tự giảm tải khi máy nén lạnh khởi động

1Máy nén lạnh thường được sử dụng động cơ điện xoay chiều không đồng bộ rotor lồng sóc, có thể một pha hoặc ba pha. Các máy nén có công suất từ 3HP trở lên được sử dụng động cơ 3 pha có 3 hoặc 6 đầu dây ra. Nếu các máy có công suất trung bình và lớn nếu ta chọn phương án khởi động không thích hợp, thì làm cho dòng điện khởi động tăng cao. Điều này làm cho sụt áp lưới điện, quá tải đường dây và quá nhiệt dây quấn động cơ làm cho tuổi thọ máy nén giảm. Vì thế, việc chọn phương pháp khởi động thích hợp là rất quan trọng.

Dưới đây là 6 phương pháp để giảm tải khi khởi động máy nén thường dùng. 

Giảm tải máy nén bằng cách đổi nối Y-Δ

Phương pháp này được áp dụng khi động cơ máy nén có 6 đầu dây ra. Khi máy nén được tiếp điện, lúc này động cơ máy nén được đấu sao (Y), sau một khoảng thời gian 5-10 giây động cơ máy nén tự động chuyển sang đấu tam giác (Δ). 

Phương pháp này làm cho dòng điện khởi động máy nén giảm đi 3 lần.

Mạch điện khởi động Y- Δ
Mạch điện khởi động Y- Δ

Giảm tải bằng hai cấp điện trở phụ

Phương pháp này được áp dụng cho các máy nén khi động cơ có 3 đầu dây ra. 

Nếu đóng điện trực tiếp vào động cơ thì dòng điện khởi động sẽ lớn làm ảnh hưởng đến lưới điện và tuổi thọ máy nén, vì thế nên người ta đóng điện qua từng cấp điện trở phụ để hạn chế bớt dòng khởi động. Khi tốc độ động cơ đạt khoảng 75% tốc độ định mức, lúc này động cơ máy nén được đóng điện trực tiếp, loại bỏ các điện trở phụ. 

Thời gian đóng điện từng cấp điện trở phụ và đóng điện trực tiếp vào động cơ được thực hiện bởi các thời gian T1 và T2.

Mạch điện giảm tải khởi động bằng điện trở phụ
Mạch điện giảm tải khởi động bằng điện trở phụ

Giảm tải bằng bypass đường hút và đẩy

Khi động cơ máy nén được tiếp điện, lúc này van bypass (SV) có điện làm cho khoan hút và nén của máy nén thông nhau, đưa máy nén vào chế độ không tải. Sau khoảng thời gian 5 – 10 giây tốc độ động cơ đạt khoảng 75% – 80% tốc độ định mức, lúc này van bypass bị cắt điện làm cho đường hút và đẩy tách độc lập nhau, đưa máy nén làm việc ở tải định mức.

Sơ đồ kết nối van bypass
Sơ đồ kết nối van bypass
Sơ đồ mạch điện giảm tải bằng phương pháp bypass
Sơ đồ mạch điện giảm tải bằng phương pháp bypass

Giảm tải bằng đổi nối sao – tam giác kết hợp bypass

Phương pháp này được sử dụng kết hợp giữa 2 cách giảm tải (đổi nối Y-Δ động cơ van bypass khoang hút và đẩy). 

Khi động cơ máy nén được tiếp điện, khi đó động cơ máy nén được đấu Y, đồng thời van bypass có điện làm đường nối khoang hút và đẩy thông với nhau, lúc này máy nén làm việc ở chế độ không tải. Sau thời gian khoảng 3-5 giây máy nén chuyển sang chế độ đấu Δ đồng thời cắt điện vào van bypass đưa máy nén vào làm việc ở tải định mức.

Sơ đồ mạch điện giảm tải bằng phương pháp bypass kết hợp đổi nối Y- Δ
Sơ đồ mạch điện giảm tải bằng phương pháp bypass kết hợp đổi nối Y- Δ

Giảm tải bằng cách vô hiệu hóa xilanh

Ở chế độ làm việc không tải: Khi không có áp lực dầu, piston thủy lực bị lò xo 1 đẩy về phía trái, lò xo 2 bị kéo căn kéo tay đòn 3 về phía phải nâng vòng đỡ 4 lên, ép lá van hút dạng vòng lên phía trên, vô hiệu hóa tác dụng của lá van, piston làm việc ở chế độ không tải.

Khi khởi động, áp suất dầu chua có nên các lá van có cơ cấu nâng van đều ở trạng thái không tải nên máy nén khởi động dễ dàng. Khi áp suất dầu ở trạng thái bình thường cũng là lúc tốc độ động cơ gần đạt đến tốc độ định mức, lúc này máy nén làm việc ở tải định mức.

Ở chế độ làm việc có tải: Khi có áp lực dầu, piston thủy lực bị đẩy về phía bên trái, vòng đỡ chốt nâng van hạ xuống, van hút làm việc ở trạng thái bình thường.

Cơ cấu nâng van hút
Cơ cấu nâng van hút

Tự động giảm tải bằng cách thay đổi tần số

Hiện nay có rất nhiều hãng cho ra đời các loại biến tần với các loại công suất khác nhau, nên biến tần được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, đặc biệt là điều chỉnh tốc độ và khởi động động cơ. Nhưng nhược điểm cơ bản của biến tần là giá thành cao, và đòi hỏi phải biết cài đặt các thông số trên bộ biến tần.

Do tốc độ của động cơ tỉ lệ thuận với tần số nên khi tần số giảm thì tốc độ động cơ cũng giảm theo, đồng thời tần số cũng tỉ lệ thuận với tần số.

Đồ thị quan hệ giữa tần số và điện áp
Đồ thị quan hệ giữa tần số và điện áp
 Sơ đồ kết nối động lực
Sơ đồ kết nối động lực
Chia sẻ

6 Phương pháp tự giảm tải khi máy nén lạnh khởi động

hoặc copy link

Mục lục

Gia Duc Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của công ty sẽ liên hệ đến Quý khách trong 24h tới

Thông tin liên hệ

Gửi